Bạn đang xem bài viết Cách chữa chảy máu cam (chảy máu mũi) tại nhà an toàn ai cũng nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chảy máu cam là một hiện tượng khá phổ biến mà tất cả mọi người đã không còn xa lạ nữa. Hầu hết các trường hợp này đều có thể được xử lý tại nhà một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách chữa chảy máu cam tại nhà an toàn nhé!
Chảy máu cam là hiện tượng các mạch máu nằm sát niêm mạc mũi bị vỡ và chảy máu, thường gặp ở người lớn và trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi.
Có hai loại chảy máu cam:
- Chảy máu mũi trước: xảy ra khi các mạch máu ở phía trước mũi bị vỡ và chảy máu, thường ít gây nguy hiểm.
- Chảy máu mũi sau: xảy ra ở phía sau hoặc phần sâu nhất của mũi, dẫn đến máu chảy xuống phía sau cổ họng. Trường hợp này có thể gây nguy hiểm. [1]
Cách xử lý khi bị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, bạn cần thực hiện các bước sau để cầm máu một cách an toàn:
- Thả lỏng cơ thể.
- Ngồi thẳng lưng và hơi nghiêng người về phía trước. Điều này sẽ giúp máu không chảy xuống cổ họng. (Không nằm thẳng hoặc để đầu vào giữa hai chân).
- Thở bằng miệng.
- Dùng khăn giấy để thấm máu.
- Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp phần mềm của mũi ít nhất trong 5 phút và cần đảm bảo mũi được đóng kín hoàn toàn.
- Sau 5 phút, nếu máu vẫn chảy, hãy tiếp tục lặp lại các bước trên thêm 10 phút.
- Bạn có thể dùng túi đá chườm lên sóng mũi để làm co mạch máu, giúp làm chậm quá trình chảy máu và mang lại cảm giác dễ chịu hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xịt thông mũi không kê đơn, chẳng hạn như một số loại có chứa hoạt chất oxymetazoline. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thuốc xịt thông mũi này trong thời gian dài, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.
- Sau khi máu ngừng chảy, không cúi xuống, ráng sức hoặc nâng vật nặng. Khuyến cáo không nên xì mũi hoặc dụi mũi vài ngày sau đó.
Hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất, nếu bạn gặp phải các trường hợp sau:
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau 20 phút.
- Máu chảy nhiều và bạn bị mất nhiều máu.
- Khó thở.
- Nuốt một lượng lớn máu khiến bạn buồn nôn và nôn.
- Chảy máu mũi sau một vụ chấn thương nặng như té ngã hay va chạm.
Khi nào gặp bác sĩ
Cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, khi gặp một trong những trường hợp sau:
- Bạn thường xuyên bị chảy máu cam.
- Bạn xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu (ngất xỉu, mệt mỏi, lạnh, khó thở, da xanh xao).
- Trẻ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam.
- Bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu (aspirin, warfarin) hoặc bị rối loạn đông máu và máu không ngừng chảy.
- Bạn bị chảy máu cam sau khi sử dụng một loại thuốc mới.
- Bạn bị chảy máu cam, đồng thời phát hiện các vết bầm tím bất thường trên cơ thể.
Phòng ngừa chảy máu cam
Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa chảy máu cam một cách hiệu quả.
- Tránh ngoáy mũi và đưa tay sâu vào trong mũi.
- Hạn chế xì mũi, chỉ nên xì mũi một cách nhẹ nhàng.
- Tạo độ ẩm cho không khí trong nhà, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ vào mũi để giữ ẩm cho đường mũi.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ đầu nếu tham gia vào các hoạt động mà mũi hoặc đầu có thể bị thương.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của các thuốc xịt thông mũi, không nên quá lạm dụng các thuốc này.
- Chảy máu mũi
- Biện pháp khắc phục bệnh chảy máu kéo dài
Hy vọng qua bài viết trên, Nhà thuốc An Khang đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin cần thiết để xử lý kịp thời khi bị chảy máu cam. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: NHS, Cleveland Clinic
Nguồn tham khảo
-
What Causes Nosebleeds and How to Treat Them
https://www.healthline.com/health/nosebleed#_noHeaderPrefixedContent
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách chữa chảy máu cam (chảy máu mũi) tại nhà an toàn ai cũng nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.