CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn là phương trình điều chế C2H2 từ CaC2. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm rõ phương pháp điều chế từ đó viết và cân bằng được phương trình phản ứng CaC2 tác dụng với nước.
1. Điều chế C2H2 từ CaC2
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
2. Điều kiện phản ứng điều chế C2H2
Không có
3. Hiện tượng phản ứng điều chế C2H2
Hiện tượng: Chất rắn màu đen canxi cacbua (CaC2) bị hòa tan và sinh ra khí axetilen (C2H2) làm sủi bọt dung dịch.
4. Điều chế axetilen
4.1 Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm
Cách tiến hành
Cho vài mẩu nhỏ canxi cacbua vào ống nghiệm đã đựng 1ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn.
Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn.
Phương trình phản ứng
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Tuy nhiên, phương pháp điều chế này sinh ra nhiều nhiệt, hàm lượng Canxi Cacbua cũng chứa nhiều tạp chất nên phương pháp này mang lại Axetilen không tinh khiết lắm.
4.2 Điều chế axetilen trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta điều chế axetilen bằng cách cho canxi cacbua tác dụng với nước
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
Điều chế axetilen từ (Ag2C2)
2HCl + Ag2C2 → 2AgCl + C2H2
Điều chế axetilen từ etilen
Sử dụng dẫn xuất halogen của C2H4để điều chế C2H2:
CH2=CH2 + Cl2→ Cl-CH2-CH2-Cl
Cl-CH2-CH2-Cl + 2NaOH → CH = CH + 2NaCl + H2O
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Phản ứng nào trong các phản ứng sau không tạo ra axetilen?
A. Ag2C2 + HCl →
B. CH4
C. Al4C3 + H2O→
D. CaC2 + H2O→
Câu 2: Axetilen tham gia phản ứng cộng H2O (xúc tác HgSO4, thu được sản phẩm hữu cơ là:
A. C2H4(OH)2
B. CH3CHO
C. CH3COOH
D. C2H5OH
Câu 3. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n
B. (-CH2-CH2-)n
C. (-CH=CH-)n.
D. (-CH3-CH3-)n
Câu 4. Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.
B. C2H5OH, MnO2, KOH.
C. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
D. K2CO3, H2O, MnO2.
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2OH-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.
Câu 5: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. Phản ứng cháy với oxi.
C. Phản ứng cộng với hiđro.
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 6: Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là
A. nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao.
B. nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao.
C. nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao.
D. nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao.
Câu 7: Cho một loại đất đèn chứa 80%CaC2 nguyên chất vào một lượng nước dư, thu được 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng đất đèn đem dùng là:
A. 12,8 gam
B. 10,24 gam
C. 16 gam
D. 17,6 gam
Số mol của etilen là: nC2H2 = 4,48 / 22,4 = 0,2 (mol)
Phương trình phản ứng
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
0,2 0,2
mCaC2 = 0,2 . 64 = 12,8 (gam)
mđất đèn = 12,8 / 80 .100 = 16 (gam)
Câu 8. Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1.
B. 0,12 và 0,03.
C. 0,1 và 0,05.
D. 0,03 và 0,12.
=> metilen = 2,8 gam => netilen = 2.8/28 = 0,1 mol
=> netan = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
Câu 9. Etilen có các tính chất hóa học sau:
A. Tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng với thuốc tí và phản ứng cháy.
B. Chỉ tham gia phản ứng thế và phản ứng với dung dịch thuốc tím.
C. Chỉ tham gia phản ứng cháy.
D. Chỉ tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, không tham gia phản ứng cháy.
Câu 10. Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6 g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:
A. 336 lít
B. 3,36 lít.
C. 33,6 lít
D. 0,336 lít.
Số mol nước là: nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng hóa học
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
0,3 mol ← 0,2 mol
=> VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Vì O2 chiếm 20% thể tích không khí => Vkhông khí = VO2/20% = 33,6 lít
Câu 11. Dẫn m gam hỗn hợp gồm metan và etilen đi qua dung dịch nước brom thì thấy lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Khí bay ra được đốt cháy hoàn toàn và dẫn sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 4 gam
B. 5 gam
C. 3,8 gam
D. 2,2 gam
Phương trình hóa học
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
0,05 → 0,05
nBr2 = 8/160 = 0,05 (mol)
⇒ nCH4+ 2nC2H4 = nCO2
⇔ nCH4 + 0,05.2 = 0,15 (mol) => nCH4 = 0,05 (mol)
mkhi = mCH4 + mC2H4⇔ mkhi= 0,05.16 + 0,05.28 = 2,2 (g)
Câu 12. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất
Công thức đơn giản nhất của benzen: CH
=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Câu 13. Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
Câu 14. Dãy các chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản nhất?
A. CH4, C2H6, C3H8.
B. C2H4O2, C6H12O6, C3H6O3.
C. C6H12O6, C4H8O2, C3H6O.
D. CH4, C2H4, C3H4.
⟹ Dãy B gồm các chất có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O.
Câu 15. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Các hiđrocacbon thơm đều là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường
B. Nguồn cung cấp benzen chủ yếu từ nhựa than đá.
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc I được anđehit.
D. Phenol tan tốt trong nước lạnh.
Câu 16. Tính chất vật lý của axetilen là
A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.