Bạn đang xem bài viết Các thiết bị y tế cần có trong nhà mùa dịch COVID-19 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gần đây số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại. Vì vậy, trang bị sẵn các thiết bị y tế trong nhà khi mùa dịch COVID-19 sắp quay trở lại là hết sức cần thiết. Hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Một số thuốc và trang bị vật tư cần dự phòng tại nhà
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như Efferalgan, Panadol, Paracetamol.
- Thuốc trị ho khan và thuốc trị ho có đờm.
- Thuốc trị tiêu chảy
- Thuốc sát khuẩn như nước oxy già, thuốc đỏ.
- Các thuốc điều trị bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… nếu F0 có bệnh nền (đủ 4 tuần).
- Các loại thuốc xịt mũi, họng.
- Vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho.
- Nước uống thông thường, nước bù điện giải.
- Nước súc miệng.
- Cồn sát trùng.
Thuốc giảm đau, hạ sốt là một loại thuốc thiết yếu trong điều trị Covid-19
Các thiết bị cần thiết cho việc tự cách ly, tự theo dõi sức khỏe cho bản thân và gia đình
Khi tiến hành cách ly tại nhà cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và vật dụng y tế như sau:
- Nhiệt kế.
- Máy đo SPO2.
- Que test nhanh.
- Khẩu trang.
- Găng tay y tế.
- Các máy theo dõi bệnh nền như máy thử đường huyết, máy đo huyết áp,…
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho việc tự cách ly
Khuyến cáo các thuốc không nên dự phòng, không nên tự điều trị
Bộ Y tế khuyến cáo mọi người không tự ý mua, dự phòng, điều trị Covid-19 bằng các loại thuốc dưới đây. Việc chỉ định các loại thuốc này được cá thể hóa cho từng đối tượng điều trị, tránh dùng thuốc tràn lan vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gia tăng hiện tượng đề kháng kháng sinh.
- Các loại kháng sinh (Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kháng sinh không có giá trị trong điều trị bệnh Covid-19).
- Kháng viêm.
- Kháng virus.
Không tự ý mua, dự phòng, điều trị Covid-19 bằng kháng sinh, kháng viêm, kháng virus
Ngoài ra cần chuẩn bị thêm thực phẩm dự trữ cho mùa dịch
Một chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị phù hợp giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Do đó cần chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm trong thời gian cách ly.
Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế các biến chứng.
Thực phẩm nên bổ sung khi bị nhiễm Covid-19:
- Thực phẩm giàu protein như trứng, gà, cá, đậu nành, sữa, các loại hạt.
- Trái cây và rau xanh: nên ăn các loại rau màu xanh sẫm, hoa quả màu vàng hoặc đỏ như bông cải xanh, dâu tây, cà rốt,… sẽ chứa lượng lớn vitamin A, vitamin C, vitamin E.
- Thực phẩm giàu kẽm như thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, sữa, đậu và các loại hạt.
- Thực phẩm giàu Selen – chất chống oxy hóa mạnh như hải sản, hạt bí ngô, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa.
- Một số thảo dược quen thuộc như quế, gừng khô, tiêu, bạc hà, húng quế,… để tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm không nên bổ sung khi bị nhiễm Covid-19:
- Thực phẩm hoặc thức uống chứa nhiều gas.
- Thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều muối như đồ hộp, giò, chả, thực phẩm muối chua,…
- Thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, phô mai,…
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe tinh thần
- Nếu bệnh nhân ở một mình cần chuẩn bị đủ thức ăn trong thời gian cách ly.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và sát khuẩn bề mặt.
- Chú trọng chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần bằng cách thực hiện các tập hít thở sâu, ngồi thiền, ăn uống lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, không thức khuya. Đồng thời tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
Tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích
- Hướng dẫn điều trị Covid tại nhà đúng cách cho bệnh nhân F0.
- 5 lý do nên dùng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà trong thời kỳ bình thường mới.
- Chuẩn bị nơi làm việc sẵn sàng phòng chống Covid-19.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị y tế để dự phòng cho trường hợp xấu nhất. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: Bộ Y Tế, Unicef
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các thiết bị y tế cần có trong nhà mùa dịch COVID-19 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.