Bạn đang xem bài viết Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tiểu đường là một trong các căn bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một loại bệnh mạn tính (kéo dài) ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể.
Hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn hàng đều sẽ phân huỷ thành đường (hay còn gọi là glucose) và đi vào máu hay các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, glucose không thể tự hấp thụ vào trong có thể mà cần có một loại hormone hỗ trợ, được gọi là insulin (được sản xuất bởi tuyến tuỵ)
Với người bị bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không tốt dẫn đến lượng đường trong cơ thể cao hơn mức bình thường. Theo thời gian, điều đó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như giảm thị lực, bệnh thận, bệnh tim,…
Có ba loại tiểu đường chính: tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ
Xem thêm: Đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường
Triệu chứng của tiểu đường loại 1:
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Thường xuyên khát nước.
- Sụt ký dù chế độ ăn vẫn bình thường.
- Thường xuyên đói bụng.
- Mắt nhìn mờ.
- Bàn tay hoặc bàn chân có cảm giác ngứa ran.
- Thường xuyên thấy mệt mỏi.
- Da khô.
- Vết thương hở lâu lành.
- Bị nhiễm trùng vết thương nhiều hơn bình thường
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đau dạ dày.
Các triệu chứng của tiểu đường loại 1 có thể phát triển trong vài tuần hoặc vài tháng và thường xuất hiện ở trẻ em, thanh thiếu niên nhưng vẫn có trường hợp xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác.
Triệu chứng của tiểu đường loại 2:
Các triệu chứng của tiểu đường loại 2 thường phát triển trong nhiều năm và có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cả. Tiểu đường loại 2 phổ biến ở những người trưởng thành, tuy nhiên đã có trường hợp ghi nhận bệnh tiểu đường loại 2 xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Vì các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên để phát hiện bệnh tiểu đường kịp thời, bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường khi mang thai (từ tuần thứ 24 đến 28) thường không có triệu chứng nào. Vì thế, bạn cần thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiểu đường và bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như thai nhi.[1]
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân tiểu đường loại 1
Tiểu đường loại 1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá huỷ các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy. Các nhà khoa học cho rằng bệnh tiểu đường được gây ra bởi hai yếu tố là gen di truyền và độ tuổi.
Điều này có nghĩa khi trong gia đình bạn có cha mẹ, anh chị em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc loại bệnh này.
Nguyên nhân tiểu đường loại 2
Ngoài các yếu tố về gen di truyền giống với tiểu đường loại 1, nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 2 thường là:
Kháng insulin: khi các tế bào cơ, gan, mỡ không sử dụng tốt insulin để chuyển hoá đường thành năng lượng. Ban đầu, tuyến tuỵ sẽ tạo ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, về lâu dài, tuyến tuỵ không thể kịp thời tạo ra đủ lượng insulin cần thiết và bạn buộc phải bổ sung insulin bằng cách sử dụng thuốc.
Béo phì và lười vận động: Mỡ trong cơ thể tăng lên cũng là nguyên nhân sinh ra hiện tượng kháng insulin và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ, do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cùng các yếu tố di truyền và lối sống.[2]
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Với tiểu đường loại 1 do gen di truyền gây nên thì khó có thể phòng ngừa, tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh mắc bệnh tiểu đường loại 2 như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Hạn chế lượng carb nạp vào cơ thể
- Uống nhiều nước
- Giảm cân
- Không hút thuốc lá
- Ăn nhiều chất xơ
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể
Uống cafe hoặc trà[3]
Khi nào nên thăm khám bác sĩ
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh tiểu đường, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn có chuyên khoa Nội Tiết như:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Thành phố Hà Nội: Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương,
Ngay khi bạn phát hiện cơ thể có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như đã chia sẻ ở phần 2, bạn nên có kế hoạch đến thăm khám bác sĩ để thực hiện một hoặc nhiều trong các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm cho tiểu đường loại 1, loại 2 và tiền tiền tiểu đường.
- Xét nghiệm A1C: đo lượng đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng qua.
- Xét nghiệm lượng đường huyết bất kỳ: đo lượng đường huyết của bạn vào thời điểm bất kỳ, bạn không cần nhịn ăn trước đó.
- Xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói: đo lượng đường huyết của bạn sau một đêm nhịn ăn.
- Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống: sau khi xác định được lượng đường huyết trong máu của bạn lúc đói, bạn sẽ được uống chất lỏng glucose và sau 1 giờ, 2 giờ, hoặc 3 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu của bạn vào từng thời điểm.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:
– Phương pháp 1 bước: tiến hành đo lượng đường huyết lúc đói, và sau khi uống chất lỏng glucose từ 1 giờ đến 2 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành đo lại lượng đường tại hai thời điểm trên.
– Phương pháp 2 bước:
- Bước 1: nghiệm pháp uống glucose 50g (thực hiện khi không nhịn đói)
Bệnh nhân uống glucose 50g và sau 1 giờ, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường huyết trong máu. Nếu chỉ số lớn 130 – 140 mg/dL (7,2 -7,8 mmol/L) thì tiếp tục với phương pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
- Bước 2:nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (thực hiện khi đói)
Bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện phương pháp này. Sau đó sẽ được cho uống 100g glucose pha với 250-300ml nước và tiến hành đo lượng đường trong máu tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống.[4]
Xem thêm: Các xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn cần tham khảo lời khuyên từ phía bác sĩ để có kế hoạch điều trị hợp lý. Mặt khác, bạn nên tìm hiểu các thông tin về bệnh tiểu đường để chuẩn bị những kiến thức hữu ích về căn bệnh của bản thân nhé!
Tổng kết
Nguyên nhân | Triệu chứng | Cách phòng ngừa | Khi nào nên đi gặp bác sĩ | |
Tiểu đường loại 1 |
|
|
|
|
Tiểu đường loại 2 |
|
|
|
|
Tiểu đường thai kỳ |
|
|
|
|
- Các phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến
- Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường
- Thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn
Hi vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về triệu chứng bệnh tiểu đường mà bạn quan tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới comment nhé!
Nguồn tham khảo
-
Diabetes Symptoms
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/symptoms.html
-
Symptoms & Causes of Diabetes
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes
-
11 Ways to Prevent Type 2 Diabetes
https://www.healthline.com/nutrition/prevent-diabetes
-
Diabetes Tests
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/getting-tested.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.