Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào? là Câu hỏi 1 trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2.
Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Con hổ có nghĩa thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.
Đề bài: Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?
Mẫu tham khảo số 1
Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:
- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.
- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.
=> Bà đỡ Trần và bác tiều phu đều giúp đỡ hết lòng, tận tình.
Mẫu tham khảo số 2
Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ:
– Bà đỡ Trần: Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng. Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.
– Bác tiều phu: Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem. Thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng. Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”. Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.
Mẫu tham khảo số 3
Các con hổ đã được giúp đỡ:
– Bà đỡ Trần: Hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Lúc đầu, bà đỡ Trần sợ hãi, nhưng sau khi nhận ra, bà đã giúp đỡ để cho hổ cái.
– Bác tiều phu: Khi thấy một con hổ trán trắng đang cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng. Bác tiều phu liền thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.
=> Cả bà đỡ Trần và bác tiều phu đều giúp đỡ rất tận tình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào? Soạn bài Con hổ có nghĩa KNTT của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.