Bạn đang xem bài viết Các bước xử lý khi bị kim tiêm nghi nhiễm HIV đâm trúng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi bạn vô tình dẫm phải kim tiêm nghi bị nhiễm HIV đâm trúng, đừng hoảng loạn và cố gắng nặn máu ra, hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm virus HIV thâm nhập vào cơ thể nhanh hơn, bạn cần phải thật bình tĩnh thực hiện theo các bước sau đây.
Rút kim tiêm và xử lý vết thương
Theo Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ (Công tác trong lĩnh vực tham vấn cộng đồng về HIV) cho biết, thông thường khi bị dẫm phải kim tiêm nghi nhiễm HIV, mọi người thường hoảng loạn và cố gắng nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Cách xử lý này hoàn toàn sai và phản tác dụng, dễ tạo ra thêm những tổn thương và khiến virus HIV xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Vì vậy trong trường hợp này bạn cần phải bình tĩnh xử lý, cách xử lý ban đầu rất quan trọng
Đầu tiên, bạn rút kim tiêm ra khỏi cơ thể, sau đó rửa vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút để rửa bớt phần máu và dịch tiết nhiễm lên vết thương. Tuyệt đối không được nặn máu.
Dùng dung dịch sát trùng vết thương để sát khuẩn và băng lại bằng gạc, băng cuộn hay băng keo cá nhân.
Nếu bạn không dẫm phải kim tiêm mà vô tình bị dính máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, bạn cần rửa mắt bằng cách chớp mắt, ngâm khịt mũi trong ca nước sạch hoặc nước muối sinh lý (Nacl 0.9%) liên tục trong 5 phút. Trong trường hợp bị bắn vào môi, miệng, nên súc miệng bằng nước sạch trong 5 phút.
Trực tiếp đến cơ sở y tế (không quá 72 giờ)
Sau khi xử lý vết thương xong, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất có điều trị PEP để tiến hành xử lý, nhớ nêu rõ tình huống xảy ra và cách bạn xử trí để bác sĩ nắm tình hình. Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian, do vậy bạn cần tham gia điều trị càng sớm càng tốt, không đợi quá thời gian cho phép là 72 giờ.
Hiện nay, các cơ sở điều trị PEP bao gồm:
– Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
– Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.
– Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.
Khi đến cơ sở y tế, bạn sẽ được đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV và chỉ định điều trị thông qua:
– Tình huống phơi nhiễm: Kim đâm, máu dây vào vết thương hay quan hệ tình dục.
– Thời điểm xảy ra phơi nhiễm là khi nào.
– Thông tin về nguồn gây phơi nhiễm: nếu bị kim đâm, bạn hãy mang mẫu kim đến để làm xét nghiệm.
Thông qua những thông tin mà bạn cung cấp, bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết phải điều trị dự phòng sau phơi nhiễm hay không và lên phác đồ điều trị.
Trong trường hợp bác sĩ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bạn sẽ được yêu cầu:
– Làm xét nghiệm nhanh HIV.
– Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.
– Ngoài ra, cần làm lại xét nghiệm HIV sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV.
– Đồng thời, bệnh nhân cũng nên làm các xét nghiệm tầm soát và tiêm phòng viêm gan B, C, bệnh lây qua đường tình dục: giang mai, lậu, mồng gà, trường hợp bị kim tiêm hoặc vật nhọn đâm, cần tiêm phòng uốn ván.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ thời điểm phơi nhiễm. Hiệu quả của điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian, do đó khi bị kim tiêm có nghi nhiễm HIV đâm trúng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế và tham gia điều trị càng sớm càng tốt.
Nhà thuốc An Khang
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các bước xử lý khi bị kim tiêm nghi nhiễm HIV đâm trúng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.