Cá Lia Thia là loài cá cảnh rất được ưa thích bởi hình dáng, đặc điểm nhỏ gọn, đầy màu sắc mà chúng đem lại. Thế nhưng liệu bạn đã biết hết những thông tin về loài cá này chưa?
Hãy cùng chúng mình điểm qua những ưu điểm và nguồn gốc của loài cá cảnh này nhé!
1. Cá Lia Thia là loài cá gì?
2. Sơ lược về cá Lia Thia
2.1. 1. Đặc điểm hình dạng
2.2. 2. Đặc điểm tập tính
2.3. 3. Đặc điểm tính cách
3. Cá Lia Thia ăn những gì?
4. Một số bệnh thường gặp ở cá Lia Thia
4.1. 1. Bệnh thối vây
4.2. 2. Bệnh chướng bụng
4.3. 3. Bệnh đốm trắng
4.4. 4. Bệnh nấm
5. Kỹ thuật chăm sóc cá Lia Thia chuyên nghiệp
5.1. 1. Lắp đặt bể nuôi chuẩn
5.2. 2. Nhiệt độ môi trường
5.3. 3. Thay nước cho bể
5.4. 4. Trang trí bể cá
6. 6 sự thật thú vị về loài cá Lia Thia
6.1. 1. Ý nghĩa về tên gọi
6.2. 2. Cá Lia Thia là cá chọi bất kể giới tính
6.3. 3. Cá Lia Thia là loài ăn thịt
6.4. 4. Cá Lia Thia có thể hít thở bên ngoài môi trường nước
6.5. 5. Cá Lia Thia có thể làm tổ bằng bong bóng khí
6.6. 6. Cá Lia Thia rất thông minh
Cá Lia Thia là loài cá gì?
Cá Lia Thia là loài cá cảnh có tên gọi phổ biến hơn là cá Betta hoặc cá Xiêm. Đây là loài cá cảnh cực kỳ phổ biến và được nuôi nhiều nhất hiện nay. Nhiều người vẫn dùng chúng để trang trí trong bể cá nhằm làm đẹp cho không gian, thậm chí cá Lia Thia còn có thể được dùng để làm cá chọi do bản tính hung hăng, hiếu chiến của chúng.
Cá Lia Thia lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Đông Nam Á. Chúng thường sinh sống trên các cánh đồng lúa, rãnh thoát nước và vùng đồng bằng,…
Chúng đã quen với tình trạng lũ lụt thường xuyên và hạn hán tàn khốc. Nhờ đó khiến cho chúng có thể thay đổi mạnh mẽ và thích nghi một cách tốt nhất.
Mặc dù cá Lia Thia có thể chịu được không gian nhỏ và chất lượng nước kém, tuy nhiên để đảm bảo tuổi thọ cho chúng được hoạt động tốt nhất trong các bể cá nhỏ, thì bạn cần phải thay nước thường xuyên nhé.
Sơ lược về cá Lia Thia
1. Đặc điểm hình dạng
Nhận diện cá lia thia rất đơn giản, dưới đây là 3 đặc điểm hình dạng của cá Lia Thia, bao gồm:
2. Đặc điểm tập tính
Cá Lia Thia thường sinh sống được ở môi trường nước trung tính có độ pH từ 6 – 8 và nhiệt độ nước trung bình từ 25 đến 28 độ C.
Đây là loài cá ăn tạp, chúng có thể ăn rất nhiều thứ từ sinh vật phù du, xác động vật tôm cá bị chết, các loại trứng và ấu trùng thậm chí là cả trứng con non của chúng. Cá Lia Thia là loài cá chọi vô cùng phổ biến, thường được dùng để chiến đấu phục vụ mục đích giải trí của con người. Tuổi thọ trung bình của loài cá này chỉ khoảng từ 4-5 năm, nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể sống được khá lâu.
Cá Lia Thia cái sẽ chịu trách nhiệm đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ từ 20-40 trứng, còn con đực sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc trứng cho đến khi nở.
3. Đặc điểm tính cách
Cá Lia Thia có thể gặp phải tình trạng u uất, buồn chán nếu như trong bể cá của bạn không có bất kỳ một cái gì hoặc không có loài cá nào chơi đùa cùng chúng.
Ngoài ra, chúng rất hiếu chiến nếu gặp phải nhiều con đực cùng loại. Vậy nên điều quan trọng khi nuôi cá Lia Thia số lượng lớn, đó là nên nuôi càng nhiều con cái hơn so với con đực là tốt nhất.
Cá Lia Thia ăn những gì?
Do cá Lia Thia là loài ăn tạp, vậy nên bạn hoàn toàn có thể cho chúng ăn đủ các thứ. Tuy nhiên phù hợp nhất vẫn là thịt tôm cá nghiền nhỏ, các sinh vật phù du, trứng của côn trùng hoặc ấu trùng,…
Bạn tuyệt đối không được cho chúng ăn các loại bánh như bánh mì, bánh quy,… bởi bánh chứa nhiều tinh bột khiến cá Lia Thia không tiêu hóa được và chướng bụng mà chết.
Một số bệnh thường gặp ở cá Lia Thia
Cá Lia Thia mặc dù có kích thước nhỏ bé không như nhiều loài cá cảnh to lớn khác, thế nhưng chúng vẫn có thể bị mắc phải các chứng bệnh phổ biến mà loài cá thường hay gặp phải.
1. Bệnh thối vây
Đây là căn bệnh xảy ra khi vây của cá Lia Thia có dấu hiệu bị mờ nhạt về màu sắc. Chứng bệnh này sẽ phát triển nhanh chóng và lây lan ra toàn bộ vây, từ đó khiến vây của chúng bị thối và hoại tử, dần dần khiến chúng tử vong.
2. Bệnh chướng bụng
Cá Lia Thia bị chướng bụng thực chất là do chúng ăn quá nhiều thức ăn không tiêu hóa được, từ đó khiến bụng bị phình to, gây nặng nề và khiến chúng khó bơi. Dần dần chú cá của bạn sẽ không sống được lâu.
3. Bệnh đốm trắng
Đây là căn bệnh phổ biến thường gặp ở cá Lia Thia hiện nay. Bệnh này khiến chúng xuất hiện các đốm trắng ở trên thân, trên mang do vi sinh vật ký sinh vào. Chứng bệnh này xảy ra chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm vì không được thay thường xuyên.
4. Bệnh nấm
Bệnh nấm ở cá Lia Thia xuất hiện khi có các sợi nấm dài mọc thành búi màu trắng bám vào thân và mang cá. Bệnh này có thể làm những con cá của bạn chết rất nhanh nếu như không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Kỹ thuật chăm sóc cá Lia Thia chuyên nghiệp
1. Lắp đặt bể nuôi chuẩn
Bể nuôi cho cá Lia Thia cần có kích thước lớn nếu như bạn nuôi với số lượng lớn, như vậy mới đủ để những chú cá của bạn thỏa sức bơi tung tăng và vẫy vùng.
Kế đến là bạn nên thiết kế hệ thống sục khí để gia tăng oxy trong nước, nhờ đó mà những chú cá của bạn sẽ sống lâu hơn.
Điều quan trọng nhất khi thả cá vào bể để nuôi, đó là số lượng cá đực phải cực ít, còn lại số lượng cá cái nhiều hơn.
2. Nhiệt độ môi trường
Luôn đảm bảo nhiệt độ bể cá của bạn trong phạm vi từ 25 đến 28 độ C để giúp cá Lia Thia sinh trưởng tốt nhất. Nếu nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá có thể khiến chúng bị suy yếu mà chết.
3. Thay nước cho bể
Bạn nên tiến hành thay nước cho bể cá cứ 2 ngày/lần nếu bạn sử dụng nước máy và 5 ngày/lần nếu bạn dùng nước đã được lọc tinh khiết. Trong trường hợp bạn dùng nước máy, phải để cho nước bay hết mùi Flo rồi mới tiến hành thả cá vào nuôi kẻo chúng sẽ chết ngay lập tức.
Ngoài ra khi thay nước mới vào bể, phải đảm bảo nước mới có nhiệt độ cao hơn nước ở bể cũ từ 1-2 độ để tránh cá Lia Thia bị sốc khi thay đổi môi trường. Cuối cùng bạn vớt hết bọt khí sau khi thay nước, thêm vào một lượng muối với tỷ lệ khoảng 0,5% để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cá.
4. Trang trí bể cá
Do cá Lia Thia là loài ăn tạp, vậy nên bạn đừng cho quá nhiều cây thủy sinh trang trí bể cá kẻo sẽ bị chúng cắn hết gây bẩn cho bể cá. Ngoài ra bạn không nên đặt các loại đá cảnh trang trí, chúng sẽ khiến những chú cá của bạn bị xước vây, tổn thương da và không còn đẹp mắt nữa. Đặt bể cá tại những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến, không đặt bể cá ngay dưới ánh Mặt Trời.
6 sự thật thú vị về loài cá Lia Thia
1. Ý nghĩa về tên gọi
Cá Lia Thia hay còn được gọi là cá Betta, cá Xiêm. Chúng vốn có nguồn gốc từ Xiêm (Thái Lan ngày nay) cách đây khoảng 200 năm về trước. Nhờ có hình dạng đẹp mắt cùng với khả năng chiến đấu tốt mà nhiều người mang chúng về để chăm sóc làm cá cảnh hoặc cá chọi. Từ đó mà cá Lia Thia mới được phổ biến như ngày nay.
2. Cá Lia Thia là cá chọi bất kể giới tính
Thông thường, nhiều người thường mang cá Lia Thia đực để làm cá chọi. Thế nhưng trên thực tế ngay cả giống cá Lia Thia cái cũng có thể được dùng làm cá chọi.
3. Cá Lia Thia là loài ăn thịt
Không giống như nhiều giống cá cảnh khác chỉ ăn các loại rau, hạt, ngũ cốc,… thì loài cá Lia Thia lại là loài ăn thịt, ăn tạp vô cùng nhiều. Chúng có thể ăn được mọi thứ từ tôm, các loại ấu trùng, giun và xác các loại động vật dưới nước khác,…
4. Cá Lia Thia có thể hít thở bên ngoài môi trường nước
Do cấu tạo đặc biệt của cơ quan hô hấp mà cá Lia Thia có thể hô hấp được ở môi trường bên ngoài khoảng vài giờ mặc kệ cho môi trường đó không hề có nước đi chăng nữa. Tuy nhiên nếu không duy trì độ ẩm phù hợp thì chúng vẫn có thể chết sau khi bị đưa ra ngoài môi trường nước.
5. Cá Lia Thia có thể làm tổ bằng bong bóng khí
Nếu một ngày bạn thấy những con cá Lia Thia của mình tạo ra các bong bóng khí nổi lên trên bề mặt của bể nước thì cũng đừng quá ngạc nhiên nhé. Đó là dấu hiệu cho thấy những con cá của bạn đang hạnh phúc và chúng đang giao phối với nhau. Những con cá đực sẽ tạo bong bóng để bảo vệ trứng giúp cho con cái.
6. Cá Lia Thia rất thông minh
Chúng là một trong số ít những loài cá cảnh hiện nay có thể được con người huấn luyện để làm một số trò đơn giản như là bơi theo chỉ dẫn hoặc vượt chướng ngại vật,… Đó là bởi vì cá Lia Thia có trí thông minh đáng kinh ngạc, dù cho thân hình có nhỏ bé đi chăng nữa.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Nguyệt
Từ khoá: Cá Lia Thia: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cá Lia Thia: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.