C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O được Neu-edutop.edu.vn biên soạn gửi tới bạn đọc là phương trình phản ứng giữa glucozo và Cu(OH)2, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh lam. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
1. Phương trình Glucozo tác dụng với Cu(OH)2
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
2. Điều kiện Glucozo tác dụng với Cu(OH)2
Nhiệt độ thường
Chú ý: Trong mồi trường kiềm, Cu(OH)2 oxi hóa glucozo tạo thành muối natri gluconat, đồng (I) oxit và H2O.
HOCH2[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Phản ứng tráng bạc được sử dụng trong công nghiệp sản xuất gương, ruột phích. Hóa chất được dùng để thực hiện phản ứng này là:
A. Saccarozơ
B. Anđehit axetic
C. Glucozơ
D. Anđehit fomic
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) cho este 5 chức.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 3. Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) cần cung cấp cho cây xanh quang hợp để tạo 162 gam tinh bột là
A. 448000 lít
B. 6720 lít
C. 672000 lít
D. 4480 lít
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n+ 6nO2↑
ntinh bột= 162: 162 = 1(mol)
=> nCO2 = 6 (mol) => VCO2 (đktc) = 134,4 (lít)
=> Vkk = VCO2: 0,03% = 448000 (lít)
Câu 4. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Kim loại Na
B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng
D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng
Câu 5. Phản ứng nào sau đây không tạo ra glucozơ:
A. Lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2
B. Tam hợp CH3CHO
C. Thủy phân mantozơ
D. Thủy phân saccarozơ
Câu 6. Đun nóng 54 gam glucozơ với AgNO3/NH3 dư. Lọc lấy Ag rồi cho vào dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thì sau phản ứng thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và khối lượng dung dịch axit tăng a gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 18,6.
B. 32,4.
C. 16,2.
D. 37,2 .
nAg = 2.nGlucozo =0,6 mol
Bảo toàn electron có:
nNO2 = nAg = 0,6 mol
mdd tăng = a = mAg – mNO2 = 0,6.108 – 0,6.46 = 37,2 gam