C2H4 + O2 → CH3CHO được Neu-edutop.edu.vn biên soạn là phương trình phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của etilen dưới xúc tác paladdin clorua tạo thành anđehit. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu học tập chính xác. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình điều chế axetandehit
2C2H4 + O2 2CH3CHO
2. Điều kiện xảy ra phản ứng
Xúc tác Palađi PdCl2; CuCl2
3. Hiện tượng nhận biết phản ứng
Chất sau phản ứng có phản ứng tráng bạc
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Các đồng phân anđehit của C5H10O là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Cho các nhận định sau:
Cho các phát biểu về anđehit:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hidro tạo thành ancol bậc một.
(c) Tất cả các anđehit tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đều sinh ra Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2nO.
(e) Anđehit no không tham gia phản ứng cộng.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
(b) đúng
(c) đúng
(d) sai, vì Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO
(e) sai, anđehit no vẫn có phản ứng cộng vào nhóm -CHO
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 3: Anđehit axetic không tác dụng được với
A. Na.
B. H2.
C. O2.
D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic?
A. Cho axetilen phản ứng với nước.
B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen.
C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic.
D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic.
Câu 5. Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
B. 2CH3CHO + 5O2→ 4CO2+ 4H2O.
C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
D. CH3CHO + H2→ CH3CH2OH.
A, B, C sai do số oxi hóa của C tăng
D đúng
Câu 6: Ứng dụng nào dưới đây không phải của anđehit fomic
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.
B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.
C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.
D. Dùng để sản xuất axit axetic.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế anđehit axetic trong công nghiệp
A. CH3-C≡N CH3CHO
B. CH3CH2OH CH3CHO
C. C2H5OH + CuO CH3CHO + Cu + H2O
D. CH2=CH2 + O2 –CH3CHO
Câu 8. Cho 1,84 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 11,28 gam chất rắn. Phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X có giá trị lần lượt là:
A. 60% và 40%
B. 28,26 % và 71,74%
C. 25% và 75%
D. 30,67% và 69,33%
Theo đầu bài ta có: 26a + 44b = 1,84 (1)
Phương trình phản ứng:
C2H2 + Ag2O C2Ag2 + H2O
a a
CH3CHO + Ag2O CH3COOH+ 2Ag
b 2b
Ta có:
m chất rắn = mC2Ag2 + mAg = 11,28 => 240a + 108.2b = 11,28 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình ta có:
a = 0,02, b = 0,03
=> mC2H2 = 0,02.26 = 0,52 gam, mCH3CHO = 0,03.44 = 1,32 gam
%C2H2 = 0,52/1,84.100% = 28,26%
%CH3CHO = 100% – 28,26% = 71,74%
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng: Butan → X → Y → Z → T → axeton
Vậy X, Y, Z, T trong sơ đồ phản ứng trên theo thứ tự là:
A. C2H4, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH
B. C2H6, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH
C. C2H6, C2H4, CH3CH2OH, CH3COOH
D. Cả A và C đều đúng
C4H10 C2H4 + C2H6
C2H4 + H2O → CH3CH2OH
CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O
CH3CHO + 1/2O2 → CH3COOH
2CH3COOH → (CH3)2CO + CO2 + H2O
C.
C4H10 C2H4 + C2H6
C2H6 C2H4 + H2
C2H4 + H2O CH3CH2OH
CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
2CH3COOH → (CH3)2CO + CO2 + H2O