C2H4 + H2O → C2H5OH được Neu-edutop.edu.vn biên soạn là phương trình điều chế C2H5OH từ C2H4 (etilen). Ngoài ra để điều chế C2H5OH (rượu etylic) người ta còn đi từ rất nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau như từ tinh bột, các hợp chất khác. Thông qua nội dung phương trình phản ứng. Neu-edutop.edu.vn cũng đưa ra các nội dung câu hỏi liên quan đến điều chế rượu etylic, tính chất hóa học của etilen.
Hy vọng thông qua phương trình phản ứng cũng như các tài liệu câu hỏi bài tập liên quan, giúp ích cho bạn trong quá trình học tập, củng cố kĩ năng, thao tác giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan.
1. Phương trình hóa học C2H4 tác dụng với H2O
C2H4 + H2O C2H5OH
2. Điều kiện phản ứng xảy ra C2H4 ra C2H5OH
Xúc tác: H2SO4
Điều kiện khác: nhiệt độ cao
3. Cách tiến hành thí nghiệm khi điều chế C2H4 ra C2H5OH
Sục khí C2H4 qua nước
4. Mở rộng điều chế etanol
Trong điều kiện không có oxy thì một số loại men rượu sẽ chuyển hóa đường tạo ra Ethanol và Cacbon dioxit CO2.
Phương trình điều chế như sau
C6H12O6→ 2CH3CH2OH + 2CO2
Quá trình nuôi cấy men rượu theo các điều kiện để sản xuất rượu được gọi là ủ rượu. Men rượu có thể phát triển trong sự hiện diện của khoảng 20% rượu, nhưng nồng độ của rượu trong các sản phẩm cuối cùng có thể tăng lên nhờ chưng cất.
5. Tính chất hóa học của Etilen
Etilen tác dụng được với rất nhiều chất ở nhiều dạng khác nhau như: khí oxy, dung dịch brom, phản ứng trùng hợp của etilen C2H4, vân vân… C2H4 là một chất khí hoàn toàn không thể trơ về mặt hóa học.
Etilen có công thức cấu tạo: Viết gọn là: CH2=CH2
Trong phân tử etilen C2H4, có một liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon, bao gồm 1 liên kết kém bền, dễ dàng đứt khi tiến hành phản ứng hóa học.
5.1. Etilen tác dụng với oxi
Khi đốt trong oxi, etilen cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.
- Etilen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:
Phương trình hóa học
C2H4 + 3O2 → 2CO2+ 2H2O + Q
- Etilen làm mất màu dung dịch KMnO4:
CH2=CH2+ 4H2O + 2KMnO4 → 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH
5.2. Etilen tác dụng brom dạng dung dịch
Phương trình hóa học:
CH2= CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br
5.3. Etilen tác dụn với H2O
Ở nhiệt độ thích hợp và có xúc tác axit, etilen có thể cộng nước
C2H4 + H2O C2H5OH
Với đặc điểm các chất liên kết đôi (tương tự etilen) dễ tham gia phản ứng cộng. Phân tử etilen kết hợp với nhau (còn gọi là phản ứng trùng hợp)
5.4. Phản ứng trùng ngưng
Các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo ra chất có phân tử lượng rất lớn gọi là PolyEtiten hay còn gọi là PE
Phương trình phản ứng.
….+ CH2= CH2 + CH2= CH2 +….→ ….- CH2– CH2 – CH2– CH2-….
6. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. hai liên kết đôi.
B. một liên kết đôi.
C. một liên kết đơn.
D. một liên kết ba.
Câu 2. Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?
A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Câu 3. Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 1 : 1.
Câu 4. Cho rượu etylic nguyên chất tác dụng với kali dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Cho rượu etylic 80o tác dụng với natri dư. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Rượu etylic là chất lỏng, không màu.
B. Rượu etylic tan vô hạn trong nước.
C. Rượu etylic có thể hòa tan được iot.
D. Rượu etylic nặng hơn nước.
Câu 7. Độ rượu là
A. số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước.
Câu 8. Rượu etylic tác dụng được với dãy hóa chất là
A. NaOH; Na; CH3COOH; O2.
B. Na; K; CH3COOH; O2.
C. C2H4; K; CH3COOH; Fe.
D. Ca(OH)2; K; CH3COOH; O2.
C2H5OH + K → C2H5OK + 1/2H2
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Câu 9. Trong 100 ml rượu 40° có chứa
A. 40 ml nước và 60 ml rượu nguyên chất.
B. 40 ml rượu nguyên chất và 60 ml nước.
C. 40 gam rượu nguyên chất và 60 gam nước.
D. 40 gam nước và 60 gam rượu nguyên chất.
Câu 10. Công thức cấu tạo của rượu etylic là
A. CH2 – CH3 – OH.
B. CH3 – O – CH3.
C. CH2 – CH2 – OH2.
D. CH3 – CH2 – OH.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 7,612 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,42.
B. 7,42.
C. 9,44.
D. 4,72.
Ta thấy: nH2O > nCO2 => 3 ancol là no, đơn chức, mạch hở
=> nancol= nH2O– nCO2= 0,6 – 0,34 = 0,26 mol
Đặt công thức chung của 3 ancol là CnH2n+2O
Ta có: nO(ancol)= nancol= 0,26 mol; nC(ancol) = nCO2= 0,34 mol;
nH(ancol)= 2.nH2O = 2.0,6 = 1,2 mol
Ta có: m= mO(ancol)+ mC(ancol) + mH(ancol )
= 0,26.16 + 0,34.12 + 1,2.1 = 9,44 gam
Câu 12. Cho 9,2 gam C2H5OH tác dụng với lượng dư Na sau phàn ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2(đktc). Giá trị của m là
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 6,72.
nC2H5OH = 9,2 : 46 = 0,2 mol
Phương trình hóa học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
Theo phản ứng: 0,2 → 0,1 (mol)
=> n = 0,1 mol
Thể tích khí H2sinh ra là: VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 13. Hòa tan m gam ancol etylic (D= 0,8 gam/ml) vào 216 ml nước (D= 1 gam/ml) tạo thành dung dịch A. Cho A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lit (đktc) khí H2. Dung dịch A có độ rượu bằng bao nhiêu?
A. 40o
B. 46o
C. 36o
D. 30o
Na + C2H5OH → C2H5ONa + 1/2H2
x————-x———–x/2
Na + H2O → NaOH + 1/2H2
y———y———y/2
Theo bài ta có DH2O = 1 gam/ml
⇒ mH2O = 216 gam ⇒ nH2O = 216/18 = 12 mol = y
Mà nH2 = x/2 + y/2 = 170,24/22,4 = 7,6 mol
⇒ nC2H5OH = x = 3,2 mol
⇒ mC2H5OH = 3,2.46 = 147,2 gam
⇒ VC2H5OH = m/D = 147,2/0,8 = 184 ml
⇒ Vdd = 184 + 216 = 400 ml
⇒ D = 184.100/400 = 46o
Câu 14. Nhận xét nào sau đây là sai
A. Rượu etylic là chất lỏng, không màu
B. Rượu etylic tan vô hạn trong nước
C. Rượu etylic có thể hòa tan được iot
D. Rượu etylic nặng hơn nước
Câu 15. Nhận định nào sau đây sai?
A. Có thể dùng glucoszơ để sản xuất rượu etylic.
B. Có thể dùng xenlulozơ đê sản xuất thuốc súng.
C. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng phản ứng tráng gương.
D. Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
Câu 16. Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Câu 17. Nhận xét đúng về khí etilen
A. Là chất khí không màu, có mùi hắc
B. Là chất khí không mùi, ít tan trong nước
C. Là chất khí nặng hơn không khí
D. Là chất khí không màu, ít tan trong nước
Etilen là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nhẹ hơn không khí.
Câu 18. Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.
B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit, muối cacbonat, xianua, cacbua.
C.Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon, trừ cacbon (II) oxit, cacbon (IV) oxit.
D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon trừ muối cacbonat.
Câu 19. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?
A. Kết tinh.
B. Chưng cất
C. Thăng hoa.
D. Chiết.
Câu 20. Ancol etylic có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào dưới đây:
A. K, HBr, Fe.
B. Na, CuO, NaOH.
C. Na, CuO, HCl.
D. Na, MgCO3, HCl.
Phương trình hóa học xảy ra là:
CH3-CH2-OH + Na → CH3-CH2-ONa + ½ H2
CH3-CH2-OH + CuO → CH3-CHO + Cu + H2O
CH3-CH2-OH + HCl → CH3-CH2-Cl + H2O