C2H2 + Br2 → C2H2Br4 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn viết phương trình phản ứng giữa axetilen với dung dịch brom. Dưới đây là phương trình phản ứng chi tiết kèm bài tập vận dụng liên quan. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập, cũng như làm bài tập.
1. Phương trình phản ứng C2H2 với Br2
CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br
Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:
Br-CH = CH – Br + Br – Br → Br2CH-CH-Br2
Viết gọn:
2C2H2 + Br2 → C2H2Br2
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của Axetilen
3.1. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
- Cộng brom
CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br
Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:
Br-CH = CH – Br + Br – Br → Br2CH-CH-Br2
- Cộng clo
C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2
- Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
C2H2 + H2→ C2H6
Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken
Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau
C2H2 + H2 → C2H4
- Phản ứng cộng axit
C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)
- Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa
C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)
3.2. Phản ứng đime hóa và trime hóa
Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen
Đime hóa:
2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH (Nhiệt độ xúc tác)
(Vinyl axetilen)
Trime hóa:
3CH≡CH → C6H6
3.3. Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa
Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.
Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.
C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Tính chất vật lý của axetilen là
A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí .
D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Câu 2: Cấu tạo phân tử axetilen gồm
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
Câu 3: Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn.
B. một liên kết đôi
C. một liên kết ba.
D. hai liên kết đôi.
Câu 4: Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có
A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.
B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.
C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Câu 5: Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là
A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.
B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.
C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.
D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
=> axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ là: 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.
Câu 6.Trong điều kiên thích hợp, axetilen có thể tác dụng được với các chất dãy nào sau đây
A. H2, Br2, dung dịch H2SO4
B. H2, H2O, Br2, HCl
C. H2, H2O, Br2, HBr, dung dịch NaOH
D. H2, H2O, Br2, dung dịch H2SO4
C2H2 + Cl2→ C2H2Cl2
C2H2 + H2 → C2H6
C2H2+ HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)
Câu 7. Dẫn 5,6 lít (đktc) khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch nước brom, đã làm mất màu hoàn toàn dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích metan trong hỗn hợp là:
A. 0,56 lít.
B. 5,04 lít.
C. 0,28 lít.
D. 3,36 lít
Phương trình phản ứng
C2H4+ Br2 → C2H4Br2
0,025 ← 0,025 mol
nCH4 = nhh −nC2H4 = 0,25 − 0,025 = 0,225 mol
VCH4= 0,225.22,4 = 5,04 lít
Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng của etilen?
A. Điều chế nhựa PE.
B. Điều chế rượu etylic
C. Điều chế khí ga.
D. Dùng để ủ trái cây mau chín