Bạn đang xem bài viết Bỏng retinol là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Retinol mang lại nhiều công dụng làm đẹp cho chúng ta tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng có thể dẫn đến hiện tượng da bị kích ứng. Hãy cùng tìm hiểu da bị kích ứng retinol có những dấu hiệu gì để biết cách xử trí và phòng ngừa qua bài viết này nhé!
Bỏng retinol là gì?
Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào trên da, cải thiện được nếp nhăn và làm đều màu da. Bỏng retinol là tình trạng da bị kích ứng quá mức khi dùng retinol dẫn đến đỏ rát hoặc xuất hiện mụn mới trên da.
Bỏng retinol là tình trạng da bị kích ứng quá mức khi dùng retinol
Dấu hiệu của bỏng retinol
Những tác dụng phụ của retinol có thể giống với bất cứ triệu chứng của các bệnh về da khác như:
- Da ngày càng thô ráp, dễ bị kích ứng.
- Dễ nổi mụn, xuất hiện mụn viêm.
- Ửng đỏ, ngứa.
- Bong da.
- Nặng hơn là bỏng da.
Da có thể đỏ, bong tróc
Nguyên nhân gây ra bỏng retinol
Lần đầu sử dụng retinol
Khi bắt đầu sử dụng retinol sẽ gây ra những phản ứng trên da. Retinol thẩm thấu vào trong da giúp rút ngắn thời gian hình thành da mới. Lớp da mới được xuất hiện có thể đi kèm khô da, bong tróc, ửng đỏ, nặng hơn là bỏng da.
Sử dụng retinol quá liều
Quá lạm dụng retinol làm thời gian tái tạo lớp da mới thu hẹp quá ngắn, khiến lớp da không kịp thích nghi làm da bị kích ứng, xuất hiện các phản ứng phụ của retinol như khô da, ứng đỏ, có thể dẫn tới bỏng da.
Retinol có nồng độ quá cao
Da không kịp thích ứng được với nồng độ retinol cao và phản ứng lại bằng các vết bỏng xuất hiện trong 24 giờ. Vết bỏng sẽ phải mất 1 tuần để hồi phục.
Biến chứng nguy hiểm
- Da bong tróc quá mức: retinol rút ngắn quá trình thay da và hình thành tế bào mới khiến cho các yếu tố giữ ẩm không được cung cấp đủ. Vì vậy lớp sừng không được cung cấp đủ nước, gây ra da khô và bong tróc.
- Da bị ửng đỏ, đau rát: do sự thiếu cân bằng giữa tác dụng luân chuyển của retinol và khả năng tự tái tạo của da khiến da yếu hơn, dễ ửng đỏ, đau rát.
- Nổi mụn viêm, mụn nước li ti: Khi dị ứng với retinol, da sẽ tạo thành phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể tạo nên các mụn viêm và mụn nước. Lưu ý, retinol cũng có tác dụng đẩy các mụn trắng li ti nhưng khác với việc nổi mụn viêm bất thường.
Da ửng đỏ, đau rát khi sử dụng retinol
Cách chẩn đoán
Bỏng retinol sẽ được chẩn đoán bằng cách quan sát bên ngoài và dựa vào lịch sử sử dụng retinol bao gồm thời gian dùng, liều dùng cùng các triệu chứng như:
- Khô da, da bong tróc.
- Da ngứa, ửng đỏ, đau rát.
- Xuất hiện các mụn viêm, mụn nước li ti.
- Da đỏ hoặc đổi màu.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu có các dấu hiệu nhẹ của bỏng retinol có thể ngừng dùng retinol để theo dõi. Ngược lại, nếu có các triệu chứng nặng hơn thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Da bong tróc quá mức: xuất hiện các vùng da bị bong tróc trên mặt, xuất hiện li ti hoặc thành từng mảng.
- Da bị ửng đỏ, đau rát: nổi đỏ khắp mặt, vùng da nổi đỏ cảm thấy đau rát như kim châm chích.
- Nổi mụn viêm, mụn nước li ti: thông thường dùng retinol sẽ xuất hiện các mụn đầu trắng trong (do có tác dụng đẩy mụn). Tuy nhiên nếu xuất hiện mụn nước, mụn viêm đỏ thì không phải tác dụng của retinol.
- Vết bỏng nặng hoặc không có khả năng điều trị tại nhà.
Nơi khám chữa
Nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị thích hợp.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Da liễu TP. HCM, Bệnh viện Gia An 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Đến các cơ sở khám chữa uy tín
Các phương pháp chữa bỏng retinol
Ngừng sử dụng ngay các sản phẩm retinol khi có bất cứ dấu hiệu kích ứng retinol.
- Chườm đá lạnh ở khu vực da viêm, đỏ, đổi màu để giảm đau trong thời gian ngắn.
- Giữ sạch và tối giản các bước chăm sóc da. Không được trang điểm trong lúc điều trị.
- Sử dụng một lượng nhỏ kem hydrocortisone không kê đơn (OTC), không sử dụng bất kỳ loại kem steroid nào lâu hơn 2 tuần, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì kem chứa steroid có thể làm mỏng da.
- Các loại thực vật làm dịu da như lô hội hoặc cây phỉ.
Chườm đá khu vực viêm
Biện pháp phòng ngừa
Tìm loại retinoid phù hợp với da bạn
Retinol chỉ là một sản phẩm trong nhóm retinoid, vì vậy cần xác định đúng loại retinoid phù hợp với da của bạn. Có hai loại retinoid là retinoid không kê đơn(độ mạnh thấp hơn, ít gây kích ứng) và retinoid phải kê đơn (liều cao và dễ gây kích ứng hơn).
Tìm retinol phù hợp
Bắt đầu với liều thấp
Nồng độ retinol lý tưởng cho người mới bắt đầu là 0.01-0.03% để theo dõi da có bị kích ứng hay không. Dùng một thời gian có thể dùng tretinoin (một dẫn xuất của vitamin A nhưng nồng độ cao vầ khả năng kích ứng cao hơn) theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bắt đầu loại retinol nồng độ thấp
Giãn tần suất sử dụng
Bạn không nên dùng retinol quá nhiều lần trong tuần, chỉ nên sử dụng 1-2 lần/ tuần để da có thời gian thích ứng với những tác dụng mà retinol mang lại hoặc kịp thời phát hiện và xử trí khi có các tác dụng phụ do da kích ứng với retinol.
Giãn tần suất sử dụng
Hiểu được loại da của bạn
Nếu bạn có tiền sử da nhạy cảm như chàm da, vẩy nến hoặc da quá nhạy cảm (dễ bị kích ứng). Nên sử dụng một lượng nhỏ retinol bôi ở trên cổ tay theo dõi trong vòng 24 giờ trước khi thực sự sử dụng để xem da có nhạy cảm hay dị ứng hay không.
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm thích hợp, khiến cho da không bị khô khi sử dụng. Dùng kem dưỡng ẩm không làm giảm hoặc làm mất tác dụng của retinol.
Thoa kem chống nắng điều độ
Retinol làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn nhiều với các tia nắng mặt trời. Tác hại của ánh nắng mặt trời kết hợp với bỏng retinol sẽ gây ra thêm mẩn đỏ hoặc đổi màu, viêm nhiễm,… Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn để vừa bảo vệ da vừa tránh những tác dụng phụ của retinol.
XEM THÊM
- Độ tuổi nào da bắt đầu lão hoá và cách nhận biết
- Sử dụng retinol trong điều trị mụn
- Sự khác nhau giữa Retinol và Tretinoin
Retinol mang lại nhiều công dụng làm đẹp tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hợp lý sẽ gây ra những tác hại không mong muốn. Mong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bỏng retinol. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Brides, Ro, Healthline.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bỏng retinol là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.