Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 bao gồm 2 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận.
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 11. Thông qua đề thi Ngữ văn 11 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài Ngữ văn để làm bài kiểm tra học kì 2 lớp 11 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .…….. TRƯỜNG THPT …….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì?
Câu 2 (1 điểm):Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3 (2 điểm):Từ nội dung đoạn thơ trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Lời tiễn dặn.
Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 11
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Câu 1 (1 điểm):
Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ nhung đơn phương của người nam dành cho người con gái mà mình yêu thương mà không được đáp lại.
Câu 2 (1 điểm):
Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật qua hình ảnh giàn giầu và hàng cau, thôn Đoài và thôn Đông. Hình ảnh giàn giầu và hàng cau tượng trưng cho tình yêu nam nữ quấn quít, yêu thương, dạt dào.
Biện pháp nhân hóa qua từ ngữ “nhớ”. Tác dụng: diễn tả sinh động, chân thực, giàu sức biểu cảm tình yêu đơn phương của người nam dành cho người nữ.
Câu 3 (2 điểm):
Chúng ta thường nghe nhiều đến tình yêu lứa đôi, tình yêu thanh xuân, tình yêu dang dở, tình yêu trung niên và tình yêu trưởng thành. Nhưng ít ai biết rằng, có một tình yêu nồng nhiệt không kém, đó là tình yêu học trò. Bạn cảm nhận về tình yêu này như thế nào? Riêng tôi, tình yêu học trò là những rung cảm đầu đời đẹp nhất, hồn nhiên nhất và mơ mộng nhất. Bởi đó là lời ước hẹn cho tương lai, là cái nắm tay thẹn thùng đến đỏ mặt. Và cả những lá thư chưa kịp gửi vì giây phút chia xa đã đến. Hay mỗi khi tan lớp chờ nhau dưới bóng phượng hồng. Để khi trưởng thành, chúng ta trân quý phút giây mặn nồng của một thời tuổi trẻ. Ở đó có kỷ niệm, có ký ức vui, buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để chèo lái con thuyền ấy đến khi trưởng thành. Bởi thanh xuân, chúng ta suy nghĩ bồng bột, tình yêu non nớt ấy không đủ mạnh mẽ để vượt qua sóng lớn. Vì vậy, bao mối tình của một thời cắp sách đã kết thúc trong ngậm ngùi, hối tiếc.
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận Thân bài triển khai được chi tiết về vấn đề nghị luận có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Kết bài nêu khái quát lại vấn đề |
0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Lời tiễn dặn. |
0,5 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Dẫn dắt và giới thiệu về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”. 2. Thân bài. a. Tóm tắt truyện thơ và khái quát về đoạn trích – Tiễn dặn người yêu” truyện thơ dân tộc Thái, kể về chàng trai và cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Chàng trai quyết ra đi làm giàu, hy vọng có thể lấy được người yêu nhưng cuối cùng, cô gái vẫn bị ép gả cho nhà giàu. Trải qua rất nhiều biến cố, họ mới có thể ở bên nhau. – Đoạn trích “Lời tiễn dặn” phần cảm động nhất của truyện thơ, nói về cuộc chia tay giữa hai người và lời của chàng trai khi phải chứng kiến cô gái bị nhà chồng ngược đãi. b. Phân tích đoạn trích + Phần 1: Tâm trạng, tình cảm của chàng trai và cô gái khi chia tay – Tâm trạng rối bời, vừa lưu luyến, thủy chung, không nỡ rời xa lại vừa cay đắng, buồn bã của chàng trai: + Lời nói đầy cảm động. + Suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt. + Lời thề tình yêu son sắt. + Đi cùng người yêu nhưng lại nghĩ “đành lòng quay lại”, “chịu quay đi”. ⇒ Đây là cảm xúc của người có tình yêu tha thiết nhưng lại đau khổ vì hoàn cảnh thực tại. – Tâm trạng dằn vặt, đớn đau vô cùng của cô gái: + Cất bước theo chồng nhưng “Vừa đi vừa ngoảnh lại”. + Níu kéo chàng trai ở lại thêm nữa. + Con đường đi tới nhà chồng trở nên xa ngái, buồn thương, đầy sóng gió. ⇒ Đây là tâm trạng bế tắc, lo lắng, sợ hãi trong tâm can người con gái khi phải bước chân vào cuộc hôn nhân không tự nguyện. + Phần 2: Hoàn cảnh, tình cảm của chàng trai và cô gái khi gặp lại nhau – Khi đến thăm cô gái tại nhà chồng, chàng trai bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ: yêu nhau mà không đến được với nhau, nay lại nhìn cô bị nhà chồng hành hạ. – Thái độ, hành động của chàng trai: + Chăm sóc, an ủi người yêu một cách tận tình và cảm thông, thương xót cho cô. + Thể hiện rõ thái độ phản kháng, mong muốn thoát khỏi tập tục gò bó để đến bên nhau. + Một lần nữa khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu chân chính, dù chết không thay đổi. c. Tổng kết – Giá trị nội dung: + Ca ngợi khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. + Phản đối tập tục phong kiến cổ hủ. – Giá trị nghệ thuật: + Điệp từ, điệp ngữ. + Giọng điệu tha thiết. + Lối nói giàu hình ảnh. + Sử dụng nhiều từ láy. 3. Kết bài – Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: – Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm. |
4,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
2 |
3 |
||||
Thực hành tiếng Việt |
0 |
1 |
0 |
1 |
1 |
||||||
Viết |
0 |
1 |
0 |
1 |
6 |
||||||
Tổng số câu TN/TL |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
4 |
10 |
Điểm số |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
8 |
0 |
1 |
0 |
10 |
10 |
Tổng số điểm |
0 điểm 0% |
1.0 điểm 10% |
8.0 điểm 80% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
3 |
0 |
||||
Thông hiểu |
– Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. – Hiểu được nội dung chính của văn bản – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. |
1 |
C1 |
|||
Vận dụng |
– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. – Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. Thông điệp từ văn bản |
1 |
C3 |
|||
Vận dụng cao |
– Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. |
1 |
C2 |
|||
VIẾT |
1 |
0 |
||||
Vận dụng |
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết – Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. – Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu – Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ – Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm – Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện ( chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện – Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. |
1 |
C1 phần tự lu |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề kiểm tra học kì 2 Văn 11 (Có đáp án, ma trận) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.