Bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 năm 2024 – 2025 gồm 22 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
TOP 22 đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm 7 đề theo cấu trúc Form 2025 và 15 đề theo cấu trúc cũ trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 Toán 11.
Bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 năm 2024 – 2025
- 1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều
- 2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Cánh diều
Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GD & ĐT ……… TRƯỜNG …………………. (Đáp án có 03 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 |
I/ ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
(Chí khí anh hùng – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Chú thích:
Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn khi lần thứ hai rơi vào lầu xanh thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc “Trai anh hùng gái thuyền quyên – Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích (từ câu 2213 đến câu 2230) bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại cho thấy chí khí của Từ Hải.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 .Thể thơ của văn bản?
Câu 2 . Đoạn trích trên là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào?
Câu 3. Qua đoạn trích, Từ Hải hiện lên là người như thế nào?
Câu 4 . Nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải của tác giả Nguyễn Du.
Câu 5 . Theo anh/chị, nhân vật Từ Hải được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hoá nhưng điều gì khiến hình ảnh chàng lại đẹp kì vĩ mà không xa lạ?
II/ VIẾT
Câu 1 : Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về ý kiến: “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”.
Câu 2 : Viết một bài nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du.
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
I |
ĐỌC HIỂU |
4.0 |
1 |
Thể thơ lục bát Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm |
0. 5 |
2 |
Đoạn trích trên là cuộc đối thoại giữa nhân vật Thúy Kiều và Từ Hải. Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. – Thí sinh trả lời không đúng: không cho điểm |
0. 5 |
3 |
Qua đoạn trích, Từ Hải hiện lên: – Là con người của sự nghiệp phi thường,khát vọng làm nên sự nghiệp lớn. – Là con người có chí khí, có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. – Là người rất tự tin vào tài năng của bản thân Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – Thí sinh chỉ 2 ý : 0,5 điểm – Thí sinh chỉ 1 ý : 0,25 điểm – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: không cho điểm. |
1.0 |
4 |
-Nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải của tác giả Nguyễn Du. – Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hóa với những hình ảnh ước lệ và cảm hứng vũ trụ: Xây dựng hình tượng nhân vật có tính ước lệ, hình tượng con người vũ trụ qua từ ngữ, hình ảnh như trượng phu, thanh gươm, trông vời trời bể,…; qua hành động, cử chỉ (lên đường thẳng rong,..);… – Ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển Hướng dẫn chấm: – Thí sinh bày tỏ được nhận xét một cách hợp lí và thuyết phục: 1,0 điểm. Thí sinh trả lời chung chung không rõ ý: 0,5 điểm. – Thí sinh không trả lời hoặc trả lời không đúng: không cho điểm. |
1.0 |
5 |
Thí sinh có thể đưa ra quan điểm khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là gợi ý: – Với chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao và niềm tin chắc chắn làm nên sự nghiệp lớn trong một khoảng thời gian không xa, Từ Hải đã đem đến cho Kiều không phải cái rung động chớm hé của buổi ban đầu như Kim Trọng, không phải cuộc sống bình thường như Thúc Sinh, mà thức dậy ở Kiều những điều mà người khác không có được: đó là khát vọng về lẽ công bằng chính nghĩa. -Với lời động viên, lo lắng rất đỗi chân tình, Từ Hải lại mang đến cho Kiều niềm hạnh phúc được quan tâm, được yêu thương. Nếu chí khí anh hùng làm nên một Từ Hải rất đỗi phi thường thì tình cảm yêu thương chân thành sâu nặng lại làm nên một Từ Hải rất đỗi đời thường. Vì vậy mà người anh hùng Từ Hải hiện lên lớn lao, kì vĩ mà vẫn gần gũi, thân thương. Hướng dẫn chấm: – Thí sinh trả lời như đáp án : 1,0 điểm. – Thí sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. – Thí sinh không trả lời: không cho điểm. |
1.0 |
II |
LÀM VĂN |
6.0 |
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về ý nghĩa của việc bạn chính là người làm chủ số phận mình. |
2.0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng(khoảng 150 chữ) của đoạn văn .Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
|
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Ý nghĩa của việc bạn chính là người làm chủ số phận mình. |
0.25 |
|
c.Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận,sau đây là một số gợi ý : Ý nghĩa của việc bạn chính là người làm chủ số phận mình. – Bày tỏ quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chính bạn là người làm chủ và quyết định số phận của bản thân. Dẫn dắt câu nói; “…” * Giải thích: – Số phận có thể hiểu một cách đơn giản là sự sắp đặt từ trước của một thế lực siêu nhiên nào đó đối với cuộc đời một người. Theo đó, cuộc đời người này sẽ diễn ra dúng như sự định đoạt. Vui vẻ, hạnh phúc, khổ đau tất cả đều dựa vào sự sắp đặt. – Làm chủ là tự minh quyết định cuộc sống của mình, không dựa dẫm hay bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào. – Số phận mỗi con người do chính bản thân nắm giữ quyết định. Cuộc đời một người có vui hay buồn, khổ đau hay hạnh phúc là do chính bản thân họ tạo ra, nắm bắt và quyết định. * Ý nghĩa của việc bạn chính là người làm chủ số phận mình. -Làm chủ số phận mình.Khi có cách nhìn lạc quan, thái độ sống tích cực cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn, đáng sống hơn… – Làm chủ số phận mình con người sẽ luôn có ý chí, nghị lực để không bao giờ chịu đầu hàng trước số phận con người sẽ tạo ra những điều tuyệt vời, một cuộc sống có ý nghĩa. – Có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách ta mong muốn. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến nếu khao khát thành công của bản thân thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của mỗi cá nhân. – Đề cao những con người có tư duy tích cực, biết nắm bắt tự làm chủ cuộc đời mình. – (Nêu và phân tích dẫn chứng tiêu biểu) * Phê phán lối tư duy ỷ lại, luôn phó mặc hoặc chỉ biết đổ lỗi cho số phận…Trước khi đổ lỗi cho số phận, bạn hãy tự nhìn lại bản thân xem thử mình đã làm được gì, đã vấp phải những sai lầm nào để từ đó có đánh giá chính xác, khách quan làm cơ sở cho sự hoàn thiện bản thân, hướng tới cuộc sống tốt đẹp. * Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án hoặc có thể diễn đạt khác nhưng hợp lí, thuyết phục đạt 0,5 điểm. – HS trả lời được 01 ý đạt 0,25 điểm. |
0.5 |
|
d.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau : -Lựa chọn được các thao tác lập luận ,phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận : “Bạn chính là người làm chủ số phận mình”. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý -Lập luận chặt chẽ ,thuyết phục: lí lẽ xác đáng ;bằng chứng tiêu biểu,phù hợp ;kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0. 5 |
|
đ.Diễn đạt : Đảm bảo chính tả,dùng từ ,ngữ pháp tiếng Việt ,liên kết câu trong đoạn văn . |
0.25 |
|
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận,có cách diễn đạt mới mẻ . |
0.25 |
|
2 |
Viết một bài nghị luận (khoảng 400 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du. |
4.0 |
a.Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài : Xác định được yêu cầu của kiểu bài : nghị luận văn học |
0,25 |
|
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận :phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du. |
0,5 |
|
– Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: Thí sinh có thể nêu cảm nhận, phân tích, đánh giá đoạn thơ theo nhiều cách hoặc theo quan điểm cá nhân,cần đảm bảo các ý cơ bản sau: *Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : Tác giả,tác phẩm, giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng” – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du. *Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích : Đoạn thơ đã khắc hoạ hình ảnh người anh hùng Từ Hải – một con người có chí khí, có ước mơ, hoài bão, sự tự tin và quyết tâm làm nên nghiệp lớn nhưng cũng g bút có một trái tim tha thiết yêu thương. Qua hình tượng Từ Hải, ta thấy được cảm hứng ngợi ca và bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá nhân vật đầy sáng tạo của Nguyễn Du: – Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc bên nàng Kiều tài sắc cũng không níu giữ được Từ Hải. Chỉ thời gian ngắn (nửa năm) chàng đã mong muốn ra đi để tạo dựng sự nghiệp lớn, sự nghiệp của người anh hùng, đấng trượng phu. – Tầm nhìn và tư thế lúc lên đường của Từ Hải đã được đo bằng tầm vóc vũ trụ (trời bể mêng mang) và sự cương quyết, dứt khoát (lên đường thẳng rong). – > “Con người Từ Hải không phải là con người của một làng, một họ, mà là con người của trời đất, của bốn phương” (Hoài thanh). – Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải: + Thúy Kiều viện dẫn đạo phu thê (phận gái chữ tòng) xin đi theo. Từ Hải viện đạo tri kỉ (tâm phúc tương tri) để từ chối, khuyên Kiều vượt lên lẽ thường, xứng đáng làm vợ người anh hùng. + Từ Hải hứa hẹn trở về với một cơ đồ to lớn, trong cảnh chiến thắng hào hùng (mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất – bóng tinh rợp đường…). Lời hứa đó thể hiện khát vọng to lớn và sự tự tin của người anh hùng. – > Ước mơ sự nghiệp của Từ Hải gắn với hạnh phúc gia đình. – Tư thế ra đi mạnh mẽ, dứt khoát: diễn tả bằng hình ảnh ước lệ tượng trưng. cánh chim bằng vượt gió. Hình ảnh “chim bằng” lướt theo gió mây trên biển khơi bát ngát là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Đó chính là ước mơ của Nguyễn Du – ước mơ về tự do và công lí gửi vào hình ảnh lãng mạn Từ Hải. * Nghệ thuật: – Từ ngữ: dùng nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, ngợi ca. – Hình ảnh: to lớn, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. – Bút pháp miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hoá… * Đánh giá chung: Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du muốn gửi gắm: + Ước mơ về một người anh hùng lí tưởng, có phẩm chất phi thường. + Khát vọng tự do, khát vọng công lí. |
1.0 |
|
d.Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau : -Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân -Lựa chọn được các thao tác lập luận,phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận . -Lập luận chặt chẽ ,thuyết phục : lí lẽ xác đáng ;bằng chứng tiêu biểu,phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý : Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ ,quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật . |
1, 5 |
|
d.Diễn đạt : Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ,ngữ pháp tiếng Việt,liên kết văn bản |
0,25 |
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
|
TỔNG ĐIỂM |
10.0 |
,…………………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
2. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .……… (Đề có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MÙA HẠ
(1) Đó là mùa của những tiếng chim reo Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả Đất thành cây, mật trào lên vị quả Bước chân người bỗng mở những đường đi (2) Đó là mùa không thể giấu che Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng Từ những miền cay đắng hóa thành thơ. (3) Đó là mùa của những ước mơ Những dục vọng muôn đời không kể xiết Gió bão hòa, mưa thành sông thành bể Một thoáng nhìn có thể hóa tình yêu |
(4) Đó là mùa của những buổi chiều Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa (5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa. (Xuân Quỳnh, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34) |
Thực hiện yêu cầu từ câu số 1 đến câu số 5:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2: Liệt kê những âm thanh của loài vật được nói đến trong bài thơ.
Câu 3: Chỉ ra vàphân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ (1):
(1) Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn lên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi
Câu 4: Điệp khúc Đó là mùa… ở đầu các khổ thơ (1), (2), (3), (4) có ý nghĩa gì?
Câu 5: Qua bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh, anh/chị hãy nêu một thông điệp có ý nghĩa nhất và giải thích lý do vì sao chọn thông điệp đó.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về một vẻ đẹp bức tranh mùa hạ trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa hạ của tác giả Xuân Quỳnh.
Câu 2. (4,0 điểm)
Có thể chấp nhận thất bại nhưng nhất định không được chấp nhận buông xuôi.
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người trẻ tuổi.
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GD & ĐT… TRƯỜNG …………………. (Đáp án có 03 trang) |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 |
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
Câu1 |
– Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do |
0,5 |
|
Câu2 |
– Khổ (4) trong văn bản thơ miêu tả những âm thanh: tiếng chim reo, tiếng dế và tiếng cuốc. |
0,5 |
|
Câu3 |
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ (1): – Biện pháp tu từ: liệt kê (tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn khắp ngả, đất thành cây, mật trào lên vị quả) – Tác dụng: +Về nghệ thuật: tăng tính biểu cảm, hấp dẫn, sinh động cho câu thơ +Về nội dung: cho thấy mùa hè đến với âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, tràn ngập hương vị ngọt ngào và căng tràn nhựa sống. – Hướng dẫn chấm: + Xác định đúng biện pháp tu từ được 0,5 điểm + Nêu được đầy đủ hiệu quả nội dung và nghệ thuật được 0,5 điểm, chỉ nêu được hiệu quả nghệ thuật được 0,25 điểm |
1,0 |
|
Câu4 |
– Nhận xét ý nghĩa của điệp khúc Đó là mùa… ở đầu các khổ thơ (1), (2), (3), (4). – Về nội dung: Gợi tả cụ thể, sinh động những nét đặc trưng rất riêng của mùa hè trong cảm nhận của nhà thơ. – Về nghệ thuật: Tăng tính nhạc điệu, tính biểu cảm, hấp dẫn cho bài thơ. – Hướng dẫn chấm: trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm |
1,0 |
|
Câu5 |
– HS có thể chọn một trong số các thông điệp và đưa ra li giải hợp lí, thuyết phục: – Mùa hạ – mùa của tuổi trẻ, của đam mêm và khát vọng lớn lao, cần cháy hết mình cho tuổi trẻ. – Sự sống là vĩnh hằng bất diệt khi biết cháy hết mình với những khát vọng của tuổi trẻ. – Sống có ý nghĩa thì mùa hạ vẫn mãi bên ta… – Hướng dẫn chấm: + Chỉ ra được đặc điểm mùa hạ của thiên nhiên và mùa hạ (tuổi trẻ)của đời người được 0,5 điểm + Ý nghĩa của sự tương đồng được 0,5 điểm. + Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. |
1,0 |
|
II |
PHẦN VIẾT |
6,0 |
|
Câu 1 |
Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về một vẻ đẹp bức tranh mùa hạ trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh. |
2,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp bức tranh mùa hạ trong khổ thơ đầu bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh. |
0,25 0,25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Xác định được các ý phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: – Bức tranh thiên nhiên mùa hạ tươi sáng, căng tràn sức sống mang đặc trưng của làng quê. – Mùa hạ còn là mùa mà những chặng đường mới được mở ra.Hình ảnh hoán dụ bước chân người gợi liên tưởng đến những bước chân tuổi trẻ mạnh mẽ, nhiệt huyết tiến lên khám phá và mở ra những con đường mới. => Đoạn thơ cũng là tiếng nói của tuổi trẻ lạc quan và khát vọng cống hiến. –Sắp xếp hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm của kiểu đoạn văn. |
0,5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. |
0,5 |
||
đ. Diễn đạt – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
||
Câu2 |
Có thể chấp nhận thất bại nhưng nhất định không được chấp nhận buông xuôi. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bàn về cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người trẻ tuổi. |
4,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với thất bại của những người trẻ tuổi. |
0,5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý chính của bài viết – Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích: Thất bại là trạng thái không đạt được kết quả như mình mong muốn. Buông xuôi là nản chí, không muốn cố gắng. Nhận định trên khẳng định châm ngôn sống cuộc đời có thể gặp thất bại nhưng nhất định không được nản chí, bỏ cuộc. – Bàn luận: + Người trẻ cần có nhận thức rõ rằng thất bại là một phần trong cuộc sống và nên chọn những cách ứng xử đúng đắn + Biết đứng dậy sau mỗi thất bại, vấp ngã; quyết tâm, nỗ lực vượt qua; biết rút ra những bài học kinh nghiệm; biết lập kế hoạch cho hành trình mới sau mỗi thất bại… + Biết chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với người khác, cân bằng cảm xúc cá nhân sau mỗi lần thất bại; luôn giữ tinh thần lạc quan, nhìn nhận vấn đề tích cực để không bị nhấn chìm trong sự bi quan, tiêu cực… – Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,… * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân |
1,0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
TT |
Năng lực |
Mạch nội dung |
Số câu |
Cấp độ tư duy |
||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Tổng % |
|||||||
Số câu |
Tỉ lệ |
Số câu |
Tỉ lệ |
Số câu |
Tỉ lệ |
|||||
I |
Năng lực đọc |
Văn bản thơ trữ tình |
5 |
2 |
10% |
2 |
20% |
1 |
10% |
40% |
II |
Năng lực viết |
Viết đoạn văn nghị luận về thơ |
1 |
5% |
5% |
10% |
20% |
|||
Viết bài nghị luận xã hội |
1 |
7,5% |
10% |
22,5% |
40% |
|||||
Tỉ lệ |
22,5% |
35% |
42,5% |
100% |
||||||
Tổng |
7 |
100% |
Đặc tả
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
1 |
1. Đọc hiểu |
Văn bản thơ trữ tình |
* Nhận biết: – Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ. – Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong thơ hiện đại. – Nhận biết được các biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong văn bản thơ. * Thông hiểu: – Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. – Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng, đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có). – Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh trong bài thơ. * Vận dụng: – Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm. – Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ. – Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ. – Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân. |
2 câu |
1 câu |
1 câu |
|
2 |
Viết |
Viết đoạn nghị luận về thơ |
* Nhận biết: – Giới thiệu được tên tác phẩm, tác giả, nêu dược vấn đề nghị luận. – Đảm bảo cấu trúc đoạn văn bản nghị luận văn học. * Thông hiểu: – Xây dựng hệ thống ý theo vấn đề nghị luận – Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích. – Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích). – Đánh giá được đặc sắc của vấn đề; sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm để tăng sức thuyết phục cho đoạn văn. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính sáng tạo trong cách diễn đạt. |
1* |
1* |
1* |
1 |
Viết bài văn nghị luận xã hội |
Nhận biết: – Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. – Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1* |
1* |
1* |
1 |
……..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ
3. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .……… (Đề có 02 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm |
… (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Chế Lan Viên, NXB Văn học, 2002, tr.354, 355) |
Chú thích:
–Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật. Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” được sáng tác khi cả nước đang trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước.
gié lúa1: bông lúa.
trầm2: gỗ lâu năm, có mùi hương thoang thoảng dễ chịu.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Nêu những từ ngữ cảm thán thể hiện cảm xúc của tác giả khi viết về Tổ quốc trong hai dòng thơ đầu.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê đối với việc thể hiện nội dung chính trong đoạn thơ sau:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…
Câu 4. Nhận xét suy nghĩ, tình cảm của tác giả được thể hiện qua những hệ thống hình ảnh kết hợp động từ muốn, nằm mơ trong đoạn thơ sau:
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…
Câu 5. Theo anh/chị, tuổi trẻ cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh (trình bày khoảng 5-7 dòng)?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) cảm nhận về tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong khổ thơ đầu bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Của tác giả Chế Lan Viên.
Câu 2.(4,0 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) về vai trò của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ.
——— Hết ———
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
SỞ GD & ĐT ……… TRƯỜNG …………………. (Đáp án có 03 trang) |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn – Lớp 11 |
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
1 |
Thể thơ tự do – HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. |
0,5 |
|
2 |
Những từ ngữ cảm thán thể hiện cảm xúc của tác giả khi viết về Tổ quốc trong hai dòng thơ đầu: Hỡi, thế này chăng. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời đúng mỗi từ ngữ đạt 0,25 điểm. – HS chép lại hai dòng thơ không cho điểm. |
0,5 |
|
3 |
– Các từ ngữ biểu hiện của phép tu từ liệt kê trong đoạn thơ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Hưng Đạo; (hoặc: làm thơ, đánh giặc, viết Kiều). – Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào về những danh nhân, anh hùng của đất nước; niềm vui sướng, yêu mến thiết tha đối với lịch sử, truyền thống, Tổ quốc; tạo giọng điệu hào hùng cho đoạn thơ. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm. – HS trả lời được mỗi tác dụng: 0,25 điểm. |
0,25 0,75 |
|
4 |
Suy nghĩ, tình cảm của tác giả được thể hiện qua những hệ thống hình ảnh kết hợp động từ muốn, nằm mơ trong đoạn thơ: khát khao được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước; bộc lộ tình yêu đối với Tổ quốc. Hướng dẫn chấm: – HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm. –HS có cách diễn đạt tương đương vẫn được điểm tối đa. |
1,0 |
|
5 |
HS trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc tuổi trẻ cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh. Có thể theo hướng: tham gia các hoạt động tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, tri ân các thương bệnh binh, người có công với đất nước; học tập và lao động chăm chỉ góp phần dựng xây đất nước giàu đẹp; rèn luyện sức khoẻ, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc;… Hướng dẫn chấm: HS nêu được 01 trong số các việc làm trên, lý giải phù hợp đạt điểm tối đa. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
6,0 |
|
Câu 1 |
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích, đánh giá văn bản phần Đọc hiểu. |
2,0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Bảo đảm đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đ ánh giá về nội dung và nghệ thuật văn bản phần Đọc hiểu. |
0,25 |
||
c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: * Nội dung: + Tự hào về lịch sử dân tộc, yêu quê hương đất nước. + Thể hiện niềm tự hào về những danh nhân, anh hùng của đất nước (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Hưng Đạo); niềm vui sướng, yêu mến thiết tha đối với lịch sử, truyền thống, Tổ quốc (Hỡisông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm/Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?). + Bài thơ là khúc ca đẹp về lí tưởng sống, lí tưởng cách mạng, về khao khát được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. * Nghệ thuật: + Thể thơ tự do. + Giọng thơ hào hùng, âm hưởng ngợi ca. + Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. |
1,0 |
||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
||
đ. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: – HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề cần nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. – Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. |
0,25 |
||
Câu 2 |
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) về vai trò của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ. |
4,0 |
|
a. Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận Bảo đảm yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 400 chữ) của bài văn. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ. |
0,5 |
||
c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận – Giải thích: Lý tưởng sống hay lẽ sống là cái đích cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. – Bàn luận: + Người sống có lí tưởng không bị dao động về lập trường, tư tưởng, không bỏ cuộc, lầm đường dù có khó khăn gian khổ, kiên định con đường mình đã chọn. + Lí tưởng giúp con người không ngừng hoàn thiện mình mỗi ngày, hoàn thiện nhân cách, nhận ra giá trị của chính mình, sống tích cực, lạc quan; có mục đích để phấn đấu vươn lên, nỗ lực hành động, vượt qua những giới hạn của bản thân và kiến tạo những giá trị tốt đẹp, lan tỏa lối sống cống hiến trong cộng đồng. – Mở rộng vấn đề, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận. Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
2,5 |
||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
||
đ. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: – HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề cần nghị luận; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. – Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. |
0,5 |
………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2024 – 2025 (Sách mới) 22 Đề Văn cuối kì 1 lớp 11 (Có ma trận, đáp án) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.