Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 8 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận và đề 100% tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa với ngữ liệu đọc hiểu ngoài chương trình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 8 Đề thi Ngữ văn lớp 10 cuối học kì 1 Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 10
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CỔ TÍCH ẤM SỨT VÒI
Trong quán nước bên đường, có một cái ấm pha trà đã cũ. Vòi ấm bị sứt một miếng nhỏ. Chủ quán mấy lần định thay, nhưng vì chưa có tiền nên cứ để dùng tạm. Vả lại trông thế nhưng ấm còn tốt chán. Bản thân chiếc ấm như cũng hiểu được hoàn cảnh của ông chủ. Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt. Thế là ấm luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sôi thật khéo, bao giờ trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén, qua cái vòi bị sứt, nó cẩn thận không để nước rớt ra ngoài.
Cái ấm có phần hơi xấu xí ấy cứ tận tình phục vụ khách hết ngày này qua ngày khác. Lâu dần thành quen, ai vào quán cũng chỉ muốn dùng trà trong cái ấm sứt vòi. Mùa đông, có người pha trà xong, còn khum khum hai lòng bàn tay ôm lấy chiếc ấm thật lâu.
Một hôm, bỗng có một vị khách từ nơi xa đến. Nhìn thấy chiếc ấm hơi khác thường, ông ta nhấc lên, chăm chú ngắm nghía hồi lâu. Đoạn cất tiếng nói với chủ quán:
– Ấm quý! Nếu ông bằng lòng để lại cho tôi, tôi sẽ trả cho ông thật hậu.
– Dào ôi! Bác khéo đùa! – Ông chủ nhìn khách nở nụ cười thật thà – Chẳng qua chỉ là cái ấm sứ bình thường, do vô ý tôi đánh mẻ ở vòi. Quán nghèo nên mới phải để dùng tạm…
– Ông bảo ấm bình thường à? Ba trăm năm mà bình thường à?
– Bác vừa nói gì cơ?
– Tôi bảo cái ấm này đã ra đời cách đây ba thế kỉ. Nếu tính tuổi thì tôi với ông còn phải gọi ấm là cụ tổ của cụ tổ đấy! Tóm lại là đồ cổ, quý hiếm cực kì.
Nghe giọng nói quả quyết của ông khách, cái ấm suýt rùng mình. Thiếu bản lĩnh một chút thì nó đã để cho nước sôi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh. Không ai tự biết mình bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lò gốm sứ ven sông, chỉ mới cách đây hơn chục năm. Cái ông khách tưởng như sành đồ cổ kia, hóa ra nhìn gà hóa cuốc.
– Thế nào? Ông để lại cho tôi chiếc ấm này chứ?
Chủ quán ngần ngừ, nhìn chiếc ấm như muốn hỏi: “Người ta tha thiết như thế, ngươi tính sao”?
Chiếc ấm im lặng. Nó không nói được, tất nhiên rồi. Đất có nung thành sứ thì cũng chả cất nên lời. Nhưng ấm biết suy nghĩ. Và ông chủ hiểu được những suy nghĩ của nó. Chính vì thế mà ông ngẩng lên nói với khách:
– Nó không đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó là biến những cái búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả những cái ấm lão luyện khác. Bao nhiêu năm nay, nó đã tận tụy phục vụ khách hàng của tôi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình mẩy mà vẫn không nề hà… Khách ở quán tôi ai cũng chuộng nó. Tôi không thể vì tiền mà phụ họ được.
Vậy là cái ấm sứt vòi vẫn được ở lại trong cái quán nước nghèo, làm cái công việc sở trường của nó là pha trà. Đôi khi nó nghĩ: May mà ông chủ quán không tham! Nếu không thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Còn nó, dù được trưng bày trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc thân phận bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm… Lúc ấy thì xấu hổ chết đi được!
Có hôm nào ghé quán nước nhìn thấy chiếc ấm ấy, bạn hãy tưởng tượng thêm những câu chuyện thú vị về nó nhé. Tôi cam đoan chiếc ấm sứt vòi nào cũng chứa trong mình khối chuyện lí thú, có khi cả chuyện cổ tích nữa ấy chứ!
(In trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
2. Những nhân vật nào xuất hiện trong văn bản trên?
A. Chiếc ấm pha trà, ông chủ quán
B. Ông chủ quán, vị khách từ nơi xa đến, chiếc ấm pha trà
C. Khách uống trà, ông chủ quán, chiếc ấm pha trà
D. Vị khách từ nơi xa đến, chiếc ấm pha trà, ông chủ quán, khách uống trà
3. Đặc điểm nổi bật của chiếc ấm pha trà trong văn bản trên là gì?
A. Được nung từ đất
B. Bị sứt vòi
C. Xấu xí
D. Là đồ cổ, quý hiếm
4. Vì sao vị khách từ nơi xa đến muốn ông chủ quán để lại chiếc ấm?
A. Vì ông thấy chiếc ấm luôn giữ mình cho sạch sẽ
B. Vì ông thấy chiếc ấm hãm trà bằng nước sôi thật khéo
C. Vì ông cho rằng chiếc ấm là đồ cổ, quý hiếm
D. Vì ông muốn giúp đỡ chủ quán nghèo
5. Chi tiết Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật, thì phải cố làm việc cho thật tốt thể hiện điều gì về chiếc ấm cũ?
A. Chiếc ấm tự ý thức về khiếm khuyết của mình và gắng sức làm việc thật tốt để bù đắp lại khiếm khuyết đó
B. Chiếc ấm tự ti về khiếm khuyết của mình và cố gắng làm việc thật tốt để che đi khiếm khuyết đó
C. Chiếc ấm tự hào về khiếm khuyết của mình và gắng sức làm việc thật tốt để khẳng định mình
D. Chiếc ấm buồn bã vì khiếm khuyết của mình và gắng làm việc thật tốt để vơi đi nỗi buồn ấy
6. Phẩm chất nào của ông chủ quán trà được thể hiện qua việc ông từ chối lời đề nghị để lại chiếc ấm cho vị khách?
A. Giàu lòng tự trọng
B. Thật thà, không tham lam
C. Giàu tình thương người
D. Lương thiện, mến khách
7. Hình ảnh chiếc ấm sứt vòi trong câu chuyện là biểu tượng cho kiểu người nào trong xã hội?
A. Người có vẻ ngoài khiếm khuyết nhưng mang nhiều phẩm chất cao đẹp
B. Người mang nhiều phẩm chất cao đẹp
C. Người có những cống hiến lặng thầm cho cuộc sống
D. Người biết tự hào về bản thân mình
Trả lời các câu hỏi:
8. Theo bạn, vì sao chiếc ấm cho rằng Không ai tự biết mình bằng mình?
9. Nhận xét về thái độ, tình cảm mà ông chủ quán dành cho chiếc ấm trong câu chuyện.
10. Từ câu chuyện về chiếc ấm sứt vòi, bạn rút ra bài học gì cho mình?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) với chủ đề: Nhìn rõ chính mình.
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
B |
0.5 |
|
2 |
D |
0.5 |
|
3 |
C |
0.5 |
|
4 |
C |
0.5 |
|
5 |
A |
0.5 |
|
6 |
B |
0.5 |
|
7 |
A |
0.5 |
|
8 |
– Vì chỉ bản thân mình mới hiểu sâu sắc về chính mình: hiểu những điểm mạnh, điểm yếu; đặc điểm tính cách; giá trị đích thực… của mình. |
1.0 |
|
9 |
– Thái độ, tình cảm của ông chủ quán dành cho chiếc ấm: Thấu hiểu, trân trọng, nâng niu, tự hào. |
1.0 |
|
10 |
– Nêu ra bài học cho bản thân. – Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy |
0.5 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề Con người cần phải biết nhìn rõ chính mình |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2.0 |
||
* Giới thiệu vấn đề * Giải thích: Nhìn rõ chính mình là tự hiểu, tự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bản thân, về giá trị của mình trong cuộc sống. * Bàn luận: Trong cuộc sống, con người có cần phải nhìn rõ chính mình không? Vì sao? – Cuộc sống của con người phong phú, muôn màu muôn vẻ nhưng cũng rất phức tạp. Nó có thể tác động đến mỗi con người theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. – Biết nhìn rõ chính mình sẽ giúp con người có thể đứng vững trước những tác động khác nhau của cuộc sống, nhất là khi con người phải đối diện với những tác động tiêu cực. – Biết nhìn rõ chính mình, con người có thể làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống; biết điều chỉnh thái độ với chính mình và những người xung quanh sao cho phù hợp; biết lựa chọn những gì phù hợp và cần thiết với mình. – Nhìn rõ chính mình, con người sẽ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh để tự hoàn thiện mình về trí tuệ, tâm hồn, phẩm chất, nhân cách… Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để con người có thể hoàn thành mọi công việc hay nhiệm vụ được giao – hoàn thành sứ mệnh của mình với cuộc đời. – Biết nhìn rõ chính mình giúp con người có cách sống, lối sống tích cực, được mọi người xung quanh yêu mến, nể trọng; cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa, nhiều màu sắc và đáng sống hơn… – Nếu ai cũng biết nhìn rõ chính mình, mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tốt đẹp hơn, xã hội thanh bình, phát triển… * Mở rộng: Phê phán những kẻ không biết nhìn rõ chính mình, ảo tưởng về bản thân nên sống kiêu ngạo hoặc quá tự ti về bản thân nên sống khép kín, hèn nhát… * Bài học nhận thức và hành động – Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc nhìn rõ chính mình – Biết nhìn rõ chính mình để có lối sống tích cực, có ý nghĩa… * Đánh giá khái quát về vấn đề |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc |
Thần thoại. |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
Sử thi. |
|||||||||||
Truyện. |
|||||||||||
Thơ trữ tình. |
|||||||||||
Kịch bản chèo, tuồng. |
|||||||||||
Văn bản nghị luận. |
|||||||||||
2 |
Thực hành tiếng Việt |
Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa |
|||||||||
Lỗi về liên kết đoạn văn, liên kết văn bản và cách sửa. |
|||||||||||
3 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1 |
40 |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. |
|||||||||||
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. |
|||||||||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
1. Đọc hiểu |
1. Thần thoại. |
Nhận biết: – Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Hiểu vàphân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong truyện thần thoại. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,… trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
4 câu TN |
3 câu TN 01 câu TL |
1 câu Tl |
1 câu TL |
2. Sử thi. |
Nhận biết: – Nhận biết được đặc điểm của không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong sử thi. – Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong sử thi. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Hiểu vàphân tích được nhân vật trong sử thi; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. – Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất); lựa chọn điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật, … trong sử thi. – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của sử thi. Vận dụng: – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
3. Truyện. |
Nhận biết – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. – Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. – Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện. – Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu – Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. – Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. – Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. – Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
4. Thơ trữ tình. |
Nhận biết: – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. – Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ – Nhận biết được nhịp điệu, giọng điệu trong bài thơ. Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. – Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. – Nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. – Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đánh giá ý nghĩa, giá trị của thơ Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
||||||
5. Kịch bản tuồng, chèo. |
Nhận biết – Nhận biết được đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời thoại và hành động của nhân vật tuồng, chèo. – Nhận biết được nhân vật, tuyến nhân vật và cốt truyện của tuồng, chèo. Thông hiểu – Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của đề tài, tính vô danh, tích truyện trong tuồng, chèo. – Lí giải được tác dụng của cốt truyện, ngôn ngữ, hành động của nhân vật, diễn biến của câu chuyện trong tuồng, chèo. – Phân tích được đặc điểm của nhân vật tuồng, chèo và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng – Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do vở tuồng, chèo gợi ra. – Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm. – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng, những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. |
||||||
6. Văn nghị luận. |
Nhận biết: – Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. – Nhận biết được các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. – Nhận biết được bối cảnh lịch sử – văn hóa thể hiện trong văn bản. Thông hiểu: – Xác định được được nội dung bao quát, tư tưởng chủ đạo của văn bản. – Xác định và lí giải được mục đích, quan điểm của người viết. – Phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Vận dụng: – Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. – Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh thời đại và tác giả Nguyễn Trãi để lí giải, đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn nghị luận Nguyễn Trãi. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hóa để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Đánh giá được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân. |
||||||
2 |
Thực hành Tiếng Việt. |
1. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa. |
Nhận biết: – Nhận diện được một số lỗi dùng từ và lỗi về trật tự từ thường gặp. Thông hiểu: – Lí giải được lí do dẫn đến các lỗi dùng từ, trật tự từ. – Phân biệt giữa lỗi dùng từ, lỗi trật tự từ với các biện pháp nghệ thuật sử dụng các kết hợp từ đặc biệt trong văn bản nghệ thuật. Vận dụng: – Biết cách sửa các lỗi dùng từ và lỗi trật tự từ trong văn bản. – Vận dụng những hiểu biết về lỗi dùng từ, trật tự từ để tự rà soát và sửa lỗi khi tạo lập văn bản. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về lỗi dùng từ và trật tự từ để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. |
||||
2. Lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. |
Nhận biết: – Nhận diện các dấu hiệu của lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: – Phân tích, lí giải được các lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản. – Phân biệt giữa lỗi về liên kết văn bản với cách thức tạo bố cục đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Vận dụng: – Biết cách sửa các lỗi liên kết đoạn văn và văn bản. – Sử dụng linh hoạt các phép liên kết để tạo lập văn bản. – Vận dụng những hiểu biết về liên kết văn bản để tránh mắc lỗi khi tạo lập văn bản. Vận dụng cao: – Vận dụng những hiểu biết về lỗi liên kết văn bản để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản. |
||||||
3 |
Viết |
1. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. |
Nhận biết: – Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1* |
1* |
1* |
1 câu TL |
2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. |
Nhận biết: – Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm. – Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học. Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. – Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: – Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
||||||
3. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. |
Nhận biết: – Xác định được đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. – Nêu được thói quen hay quan niệm mang tính tiêu cực, cần phải từ bỏ. – Xác định rõ được mục đích (khuyên người khác từ bỏ thói quan / quan niệm), đối tượng nghị luận (người / những người mang thói quen / quan niệm mang tính tiêu cực). Thông hiểu: – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Mô tả, lí giải được những khía cạnh mang tính tiêu cực, bất lợi của thói quen, quan niệm. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: Thể hiện được thái độ tôn trọng với đối tượng thuyết phục; chỉ ra được lợi ích của việc từ bỏ thói quen, quan niệm. Vận dụng cao: – Sử dụng kết hợp của phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho lập luận. – Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. |
||||||
Tổng số câu |
3 TN |
4 TN 1 TL |
1 TL |
1 TL* |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
2. Đề thi cuối kì 1 Văn 10 Cánh diều – Đề 2
2.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 10
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
NẮNG MỚI
– Lưu Trọng Lư –
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, NXB Văn học, 2000, tr. 288)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Ngũ ngôn
C. Bảy chữ
D. Tự do
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Tôi
B. Người mẹ
C. Người con
D. Tác giả
Câu 3. Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ?
A. Áo đỏ
B. Giậu phơi
C. Tay áo
D. Nắng mới
Câu 4. Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?
A. 3/4
B. 2/5
C. 4/3
D. 3/1/3
Câu 5. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
A. Hối hận, luyến tiếc
B. Vui mừng, sung sướng
C. Dửng dưng, lạnh lùng
D. Buồn nhớ, khắc khoải
Câu 6. Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì về người mẹ?
A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũ
B. Vẻ đẹp truyền thống, kín đáo, rạng rỡ, tỏa sáng
C. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoát
D. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất
Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” làm cho hình ảnh “nắng mới”:
A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.
B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ.
C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng.
D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Những hình ảnh thơ “nắng mới”, “áo đỏ”, “nét cười đen nhánh” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 9. Hai câu thơ “Hình dáng me tôi chửa xoá mờ/ Hãy còn mường tượng lúc vào ra” mang đến cho anh/chị cảm xúc gì về những người thân yêu?
Câu 10. Những kí ức của nhân vật trữ tình về người mẹ đã khuất gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của những kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người?
Phần II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
2.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | C | 0.5 | |
2 | A | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 |
Các hình ảnh thơ liên hệ chặt chẽ, hình ảnh này dẫn đến sự xuất hiện hình ảnh kia; tất cả cùng khơi gợi kỉ niệm và tình cảm về mẹ. * Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. – Học sinh trả lời được 1/2 ý trên: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm. – Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạcvẫn đạt điểm tối đa. |
1.0 |
|
9 |
Học sinh bộc lộ những tình cảm chân thành, sâu sắc về người thân yêu của mình, như: nhớ thương, biết ơn, trân trọng… * Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời nội dung phong phú, thuyết phục, diễn đạt mạch lạc: 0.75 – 1.0 điểm. – Học sinh bộc lộ được tình cảm về người thân nhưng nội dung chưa phong phú, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 – 0.5 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm. – Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạcvẫn đạt điểm tối đa. |
1.0 |
|
10 |
Học sinh nêu được những giá trị của kỉ niệm trong cuộc sống mỗi người: Cơ sở để hình thành, vun đắp tình cảm tốt đẹp, trong sáng, chân thành; tạo động lực, nâng đỡ con người trong hiện tại… * Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời từ 2 giá trị trở lên, diễn đạt mạch lạc: 0.5 điểm. – Học sinh trả lời được 1 giá trị, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 điểm. – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0.0 điểm. – Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng nội dung hợp lí, thuyết phục, diễn đạt mạch lạcvẫn đạt điểm tối đa. |
0.5 |
|
II |
VIẾT Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới củaLưu Trọng Lư. |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề |
0.5 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới |
0.5 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2.0 |
||
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. – Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: + Về nội dung, bài thơ làm nổi bật hình ảnh người mẹ với những vẻ đẹp hiện lên trong tâm tưởng và tình cảm của nhân vật trữ tình… + Về nghệ thuật, Nắng mới là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho hình thức Thơ mới, sử dụng thể thơ bảy chữ; từ ngữ giản dị, gần gũi, gợi cảm mang màu sắc Bắc Bộ; giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ,… – Nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ: Bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đối với người mẹ của mình; thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam. * Hướng dẫn chấm: – Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2.0 điểm. – Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.0 điểm – 1.75 điểm. – Trình bày chung chung, sơ sài: 0.25 điểm – 0.75 điểm. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. * Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0.5 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nội dung phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0.5 điểm. – Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0.25 điểm. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
10.0 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc |
VB thơ hiện đại |
– Xác định thể thơ – Xác định nhân vật trữ tình – Xác định được từ ngữ, hình ảnh – Xác định được nhịp thơ |
0 |
– Hiểu được Tâm trạng của nhân vật trữ tình – Hiểu được nội dung của câu thưo trong văn bản – nêu được hiệu quả của biệp pháp tu từ |
– Lí giải được hình ảnh thơ |
0 |
– Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân do bài thơ gợi ra. |
0 |
– Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu |
10 |
|
Tỉ lệ (%) |
20% |
15% |
5% |
10% |
10% |
60 |
||||||
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận văn học |
Viết bài văn nghị luận về một vẻ đẹp của tác phẩm văn học |
1 |
||||||||
Tỉ lệ (%) |
10 |
15 |
10 |
5 |
40 |
|||||||
Tổng |
20 |
10 |
15 |
20 |
0 |
20 |
0 |
15 |
100 |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
35% |
20% |
15% |
||||||||
Tỉ lệ chung |
65% |
35% |
||||||||||
* Lưu ý: – Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ. – Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên |
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Văn 10
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 7 Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 10 (Có đáp án, ma trận) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.