TOP 10 Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo. Qua đó, giúp các em luyện giải đề, so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Mỗi đề thi học kì 1 môn GDCD 6 đều có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo, để ra đề thi cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Lịch sử – Địa lí, Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách mới
- Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
- Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
UBND QUẬN …………….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2022 – 2023 |
I.Trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1: Một trong số các truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là
A. mê tín dị đoan.
B. thờ cúng tổ tiên.
C. tảo hôn.
D. cướp vợ.
Câu 2: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ giúp chúng ta
A. có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
B. không phải lo về việc làm.
C. có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
A. Yêu thương con người.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Thương hại người khác.
D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 4: Lòng yêu thương con người
A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
B. làm những điều có hại cho người khác.
C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
Câu 5: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
A. Kiên trì.
B. Trung thực.
C. Siêng năng.
D. Tự giác.
Câu 6: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là
A. thường xuyên nghỉ học.
B. chỉ làm một số bài tập.
C. gặp bài khó hay nản lòng.
D. chăm chỉ học và làm bài.
Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy.
B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.
C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.
D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?
A. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.
B. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.
C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.
D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.
Câu 9: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là gì?
A. Tự tin.
B. Tự kỉ.
C. Tự chủ.
D. Tự lập.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. tự giải quyết vấn đề của mình, dám đương đầu với khó khăn.
Câu 11: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là gì?
A. Tự trọng.
B. Tự nhận thức về bản thân.
C. Có kĩ năng sống.
D. Thông minh.
Câu 12: Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là
A. nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
B. bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
C. quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
D. sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1 (2,5 điểm):
a) Em hãy nêu ít nhất 2 biểu hiện của tôn trọng sự thật trong cuộc sống.
b) Có ý kiến cho rằng “Chỉ cần nói thật với bố mẹ, thầy cô còn không cần nói thật với những người khác”, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm): Lan là học sinh mới chuyển đến lớp 8H. Nhà Lan ở gần trường nhưng trong tuần đầu tiên vào lớp, Lan đã đi học muộn hai lần. Thấy vậy, lớp trưởng hỏi Lan lí do đi muộn, Lan trả lời: “Tại bố mẹ tớ đi làm sớm, không có ai gọi dậy nên tớ không đi học đúng giờ được”.
a) Em có nhận xét gì về Lan?
b) Nếu em là Lan, em sẽ làm gì để có thể tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức?
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy chỉ ra điểm yếu của em trong học tập và trình bày những việc em đã làm để khắc phục điểm yếu đó.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
I. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
B |
A |
A |
C |
C |
D |
B |
A |
D |
D |
B |
C |
II. Tự luận (7 điểm)
Câu |
Gợi ý đáp án |
Điểm |
1 |
2,5 điểm |
|
a) |
Học sinh nêu được 2 biểu hiện đúng của tôn trọng sự thật trong cuộc sống trở lên. |
1,0 (Mỗi biểu hiện đúng được 0,5 điểm) |
b) |
* Không tán thành với ý kiến trên. * Giải thích: – Ngoài nói thật với bố mẹ, thầy cô ra, chúng ta còn cần nói thật với những người có trách nhiệm xử lí các vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà mỗi người chứng kiến, bắt gặp. – Lấy ví dụ như nói thật với các chú công an khi chứng kiến hành vi phạm pháp của một ai đó… |
0,5 0,75 0,25 (Học sinh lấy ví dụ đúng là được điểm) |
2 |
3,0 điểm |
|
a) |
* Lan là người chưa biết tự lập trong cuộc sống. Giải thích: – Là học sinh lớp 8 nhưng Lan chưa tự thức dậy để đi học đúng giờ. – Tự thức dậy vào buổi sáng là việc Lan có thể tự làm nhưng Lan vẫn phụ thuộc vào bố mẹ điều đó sẽ dẫn đến Lan có thói quen ỷ lại, không tự giải quyết công việc của chính mình. – Việc làm của Lan còn ảnh hưởng đến tập thể, khiến mọi người khó tin tưởng Lan và khó hòa đồng với Lan hơn. |
0,25 0,75 |
b) |
Học sinh nêu đúng 2 việc mà mình đã làm để tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức. |
1,0 (Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm) |
3 |
1,5 điểm |
|
* Học sinh chỉ ra được ít nhất 1 điểm yếu trong học tập. * Học sinh trình bày được ít nhất 2 việc đã làm để khắc phục điểm yếu trong học tập của bản thân. |
0,5 1,0 (Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm) |
Ma trận đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
(1) Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
0.5 |
|||||||
(2) Yêu thương con. người |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
0.5 |
|||||||||
(3) Siêng năng kiên trì |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
0.5 |
|||||||||
(4) Tôn trọng sự thật |
2 câu |
1/2 câu |
1 câu |
1 câu |
1/2 câu |
2 câu |
3 câu |
3.0 |
|||||
(5) Tự lập |
2 câu |
2 câu |
3.0 |
||||||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
(6) Tự nhận thức bản thân |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
2.5 |
|||||||
Tổng |
8 |
1/2 |
4 |
1 |
1 |
1/2 |
12 |
3 |
10 điểm |
||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30 |
70 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ |
Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Thông hiểu: Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. |
1 TN |
1 TN |
||||||
Yêu thương con người |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người Thông hiểu: – Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. – Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người |
1 TN |
1 TN |
||||||||
Siêng năng kiên trì |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu: – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. |
1 TN |
1 TN |
||||||||
Tôn trọng sự thật |
Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: – Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. – Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. |
2 TN, 1/2 TL |
1/2 TL |
||||||||
Tự lập |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm tự lập – Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập Thông hiểu: – Đánh giá được khả năng tự lập của người khác. – Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân – Giải thích được vì sao phải tự lập. Vận dụng: – Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân – Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. |
2 TN |
1/2 TL |
1/2 TL |
|||||||
2 |
Tự nhận thức bản thân |
Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Thông hiểu: – Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân – Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân. |
1 TN |
1 TN 1/2TL |
1/2 TL |
||||||
Tổng |
8 TN 1/2 TL |
4 TN 1 TL |
1 TL |
1/2 TL |
|||||||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
(Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống.
B. Lưu giữ nghề làm gốm.
C. Không truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
D. Lãng quyên nghề của cha ông
Câu 2: Trong cuộc sống, việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và
A. động lực.
B. tiền bạc.
C. của cải.
D. tuổi thọ.
Câu 3: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp nhất cho con người, nhất là những lúc……..
A. cần đánh bóng tên tuổi.
B. mưu cầu lợi ích cá nhân.
C. gặp khó khăn và hoạn nạn.
D. vì mục đích vụ lợi.
Câu 4: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Nhỏ nhen.
B. Ích kỷ
C. Tha thứ.
D. Vô cảm
Câu 5: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người
A. cho rằng năng lực kém.
B. đánh giá là kém thông minh.
C. tư chất chưa tốt lắm.
D. tin tưởng và yêu quý.
Câu 6: Cá nhân có tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên hoàn thành tốt các công việc là biểu hiện của người có đức tính
A. siêng năng.
B. tự ti.
C. tự ái.
D. lam lũ.
Câu 7: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách
A. hời hợt.
B. cần cù.
C. nông nổi.
D. lười biếng.
Câu 8: Biểu hiện của sự kiên trì là
A. làm việc miệt mài.
B. tham gia làm việc
C. làm việc nhiều công việc.
D. lười biếng làm việc.
Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây không phải là tự nhận thức bản thân?
A. Tự nhận ra những đặc điểm riêng của mình.
B.Tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
C. Không nhận ra điểm yếu của bản thân.
D. Nhận thức được bản thân để tự hoàn thiện bản thân.
Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta
A. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
B. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
C. làm theo lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.
D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.
Câu 11: Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác
A. mọi người
B. bạn bè
C. bản thân
D. người thân
Câu 12: Cá nhân biết đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, quyết tâm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh là biểu hiện nào dưới đây của mỗi người
A. sống có mục đích.
B. tự nhận thức bản thân.
C. sống có ý chí.
D. tự hoàn thiện bản thân.
Phần I – Tự luận (7 điểm)
Câu1 (2.5 điểm). Cho tình huống: Phát hiện C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của C vì sao?
b. Trong tình huống trên, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy chia sẻ cùng với bạn về 3 việc làm của em thể hiện sự nỗ lực kiên trì vượt qua khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống của bản thân.
Câu3 (3.0 điểm). Cho tình huống: H suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việcnhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì H nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”.
Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của bạn H hay không? Vì sao? Là bạn của H em sẽ làm gì để giúp bạn?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3.0 điểm)
Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 3.0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0.25 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | A | C | C | D | A | B | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | ||||
C | B | C | B |
Phần I – Tự luận (7.0 điểm)
Câu1 (1.5 điểm).
Yêu cầu |
Điểm |
Mục a |
1.5 điểm |
Giải thích được cần tôn trọng sự thật vì: – Đây là đức tính cần thiết, quý bàu, – Giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân; – Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
Mục b |
1.0 điểm |
Học sinh tự do nêu ý kiến cá nhân. – Ví dụ: Khuyên bạn chỉ đăng những bài viết lành mạnh, đúng sự thật và phù hợp với lứa tuổi. – Khuyên không nên nói dối, không tôn trọng sự thật, nếu mọi người biết sự thật thì mọi người sẽ không còn tin tưởng bạn nữa; … |
1.0 điểm |
Câu 2 (1.5 điểm)
Yêu cầu |
Điểm |
Học sinh tự do nêu ý kiến mỗi ý kiến 0.5 điểm Ví dụ: trong học tập khi gặp một bài tập khó em sẽ cố gắng tìm cách giải, nếu không được em sẽ hỏi thầy cô hướng dẫn |
1.5 điểm |
Câu3 (3.0 điểm)
Yêu cầu |
Điểm |
* Học sinh nêu được: – Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của H |
0.5 điểm |
Vì: – Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác, cụ thể: Suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việcnhà giúp đỡ bố mẹ, mọi việc H đều ỷ lại vào bác giúp việc. + Trên lớp, H thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. + Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì H cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp. – Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lai của mình: H có suy nghĩ gia đình rất giàu, có bố mẹ chuẩn bị sẵn cả tương lai nên không cần phải khổ sở, vất vả học hành. |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
– Hùng thiếu đức tính tự lập |
0.5 điểm |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
2 câu (0.5đ) |
2 câu |
0.5 |
||||||||
Yêu thương con người |
2 câu (0.5đ) |
2 câu |
0.5 |
||||||||||
Siêng năng kiên trì |
4 câu (1đ) |
1 câu (1.5đ) |
4 câu |
1 câu |
2.5 |
||||||||
Tôn trọng sự thật |
1/2 câu (1.5đ) |
1/2 câu (1đ) |
1 câu |
2.5 |
|||||||||
Tự lập |
1 câu (3 đ) |
1 câu |
3.0 |
||||||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Tự nhận thức bản thân |
4 câu (1đ) |
4 câu |
1.0 |
||||||||
Tổng |
12 |
1.5 |
1 |
1/2 |
12 |
3 |
10 điểm |
||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn GDCD 6
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ |
Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ |
2 TN |
|||
Yêu thương con người |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người |
2 TN |
|||||
Siêng năng, kiên trì |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì |
4 TN |
|||||
Thông hiểu: – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. |
1 TL |
||||||
Tôn trọng sự thật |
Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. |
1/2 TL |
|||||
Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm tôn trọng sự thật thông qua các mối quan hệ XH. |
1/2 TL |
||||||
Tự lập |
Vận dụng: – Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân |
1 TL |
|||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Tự nhận thức bản thân |
Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. |
4 TN |
|||
Tổng |
12 TN |
1.5 TL |
1 TL |
1/2 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
PHÒNG GD VÀ ĐT…. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2022 – 2023 |
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu 1. Tự lập là
A. tự làm lấy những việc mình hứng thú.
B. tự làm việc không cần quan tâm tới khó khăn.
C. tự làm việc thường xuyên, miệt mài.
D. tự làm lấy công việc của mình.
Câu 2. Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra hoặc xác định được
A. những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
B. những đặc điểm đặc trưng của bản thân.
C. phong cách của bản thân.
D. thế mạnh của bản thân.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của phẩm chất kiên trì?
A. Ngoài giờ học, bạn M thường giúp mẹ làm việc nhà.
B. Khi có bài tập khó, H thường nhờ chị làm giúp.
C. Mỗi ngày, bạn T đều dành 60 phút tập thể dục.
D. B luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Câu 4. Việc rèn luyện được đức tính siêng năng, kiên trì sẽ có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Giúp con người thành công trong học tập và trong cuộc sống.
B. Giúp con người luôn hoàn thành tốt các mục tiêu đã đạt ra.
C. Được mọi người tin tưởng, kính trọng.
D. Được mọi người tôn trọng.
Câu 5. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Hỗ trợ bạn làm bài tập về nhà
B. Góp ý với người hay nản lòng để họ khắc phục hạn chế.
C. Cùng bố mẹ, người thân giúp đỡ người gặp khó khăn.
D. Tri ân gia đình có công với cách mạng.
Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
A. Dù không bằng lòng nhưng luôn đồng ý theo số đông trong tập thể.
B. Nói đúng những gì mình được chứng kiến.
C. Luôn bảo vệ mọi ý kiến, việc làm của mình.
D. Phê phán những việc mà mình không thích.
Câu 7. Việc bác trưởng họ khen thưởng, động viên con cháu có thành tích học tập tốt hằng năm là thể hiện truyền thống nào dưới đây của dòng họ?
A. Tương thân tương ái.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Hiếu học.
D. Siêng năng.
Câu 8. Việc con cháu quan tâm, chăm sóc ông bà, bố mẹ là thể hiện truyền thống nào dưới đây của gia đình?
A. Hiếu nghĩa.
B. Lễ phép.
C. Kính trên, nhường dưới.
D. Yêu thương, chia sẻ.
Câu 9. Việc làm nào dưới đây không thể hiện tình yêu thương con người?
A. Nhận nuôi người khuyết tật, cô đơn để bản thân được hạnh phúc.
B. Nhận người khuyết tật vào làm việc để giúp họ tự nuôi sống bản thân.
C. Nhận người khuyết tật vào làm việc để được cơ quan nhà nước giảm thuế.
D. Giúp đỡ người khuyết tật để noi gương cho con cháu học tập.
Câu 10. Tự nhận thức bản thân sẽ giúp chúng ta thực hiện được những việc làm nào dưới đây?
A. Tìm cách khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh của bản thân.
B. Tự hào về bản thân và tìm cách phát huy những ưu điểm của bản thân.
C. Nhận ra được đặc trưng nổi bật của bản thân so với mọi người
D. Tìm cách che dấu những điểm hạn chế của bản thân
Câu 11. Tôn trọng sự thật giúp
A. bảo vệ các giá trị đúng đắn.
B. trưởng thành trong cuộc sống.
C. tôn trọng bản thân.
D. bảo vệ bản thân.
Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Thực hiện công việc được giao khi được nhắc nhở.
B. Luôn tìm cách nhờ người khác giúp hoàn thành công việc cá nhân .
C. Tự hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
D. Luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Phần I. Tự luận (7 điểm)
Câu 13 (1.5 điểm). Em hãy hãy giải thích vì sao phải siêng năng kiên trì và nêu ví dụ.
Câu 14 (1,5 điểm). Em hãy cho biết câu ca dao dưới đây nói đến ý nghĩa của đức tính nào?
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc đói thường cho ăn.”
Em hãy lấy một số ví dụ minh hoạ cho ý nghĩa đó.
Câu 15 (4 điểm).
Em hãy:
a) Liệt kê những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và đặt ra những mục tiêu rèn luyện, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
b) Trình bày những việc em đã làm để thực hiện mục tiêu tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân
Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ |
2 câu |
1 câu 1 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
2 câu |
0.5 |
|||||
Yêu thương con. người |
2 câu |
2 câu |
1 câu |
2.5 |
|||||||||
Siêng năng kiên trì |
2 câu |
2 câu |
1 câu |
2.5 |
|||||||||
Tôn trọng sự thật |
2 câu |
2 câu |
0.5 |
||||||||||
Tự lập |
2 câu |
2 câu |
0.5 |
||||||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Tự nhận thức bản thân |
2 câu |
2 câu |
1 câu |
3.5 |
|||||||
Tổng |
12 |
2 |
1/2 |
1/2 |
12 |
3 |
10 điểm |
||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân 6
TT | Mạch nội dung | Nội dung | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ |
Nhận biết: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản. Vận dụng: Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. |
2 TN |
|||
Yêu thương con người |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người Thông hiểu: – Giải thích được vì sao phải tình yêu thương con người. – Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người Vận dụng: – Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người – Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người |
2 TN |
1 TL |
||||
Siêng năng kiên trì |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì Thông hiểu: – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động. – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động. – Giải thích được vì sao phải siêng năng kiên trì. Vận dụng: – Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động. – Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. – Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày. |
2 TN |
1 TL |
||||
Tôn trọng sự thật |
Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật. Vận dụng: – Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. – Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. |
2 TN |
|||||
Tự lập |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm tự lập – Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập Thông hiểu: – Đánh giá được khả năng tự lập của người khác. – Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân – Giải thích được vì sao phải tự lập. Vận dụng: – Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân – Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. |
2 TN |
|||||
2 |
Kĩ năng sống |
Tự nhận thức bản thân |
Nhận biết: Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân. Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. Thông hiểu: – Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân – Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân Vận dụng: Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân. |
2 TN |
1/2 TL |
1/2 TL |
|
Tổng |
12 TN |
2 TL |
1/2 TL |
1/2 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2022 – 2023
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 – 2023 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn GDCD (Có đáp án + Ma trận) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.