Bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 11 năm 2024 – 2025 gồm 5 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đề kiểm tra cuối kì 1 Công nghệ 11 có đáp án giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.
TOP 5 đề thi cuối kì 1 Công nghệ 11 gồm 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc rất đa dạng gồm 1 đề theo cấu trúc Form 2025 và 4 đề theo cấu trúc cũ trắc nghiệm kết hợp tự luận. Qua đó giúp giáo viên tham khảo lựa chọn ra đề thi cho các bạn học sinh của mình phù hợp với quy định chung của trường mình dạy học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 môn Vật lí 11.
Bộ đề thi học kì 1 Công nghệ 11 năm 2024 – 2025
- 1. Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều
- 2. Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
1. Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 Cánh diều
Đề thi học kì 1 Công nghệ 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………. . (Đề thi có 04trang) |
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. )
Câu 1. Cơ khí chế tạo phục vụ cho:
A. Sản xuất
B. Đời sống
C. Sản xuất và đời sốn
D. Xuất khẩu
Câu 2. Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?
A. Sử dụng bản vẽ kĩ thuật chế tạo sản phẩm.
B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính.
C. Sử dụng các loài vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ.
D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh.
Câu 3. Đâu là sản phẩm được làm vật liệu vô cơ?
A. Đá mài
B. Lốp xe
C. Mũ bảo hộ
D. Cầu trượt nước
Câu 4. Tính chất vật lý được thể hiện qua:
A. Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, dẫn nhiệt
B. Tính chịu axit, kiềm và muối
C. Tính hàn, tính đúc, tính gia công cắt gọt
D. Độ bền, đọ dẻo, độ cứng
Câu 5. Vật liệu được sử dụng để chế tạo ra máy móc, thiết bị, công trình, đồ dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống được gọi là:
A. Vật liệu vô cơ
B. Vật liệu hữu cơ
C. Vật liệu cơ khí
D. Vật liệu kim loại
Câu 6: Đâu không phải tính chất của vật liệu kim loại ?
A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
B. Hầu hết có khả năng biến dạng dẻo
C. Độ bền cơ học cao
D. Độ bền hóa học cao
Câu 7: Phương pháp gia công có phoi là?
A. Tiện
B. Đúc
C. Rèn
D. Cán
Câu 8: Quá trình liên quan trực tiếp đến việc thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất vật liệu là quá trình
A. Công nghệ
B. Sản xuấ
C. Gia công
D. Lắp ráp
Câu 9. Sản phẩm của phương pháp hàn là?
A. Bạc lót
B. Khung xe ô tô
C. Khớp nối
D. Vỏ động cơ xe máy
Câu 10. Trên máy tiện không có chuyển động chạy dao nào?
A. Chạy dao ngang
B. Chạy dao dọc
C. Chạy dao chéo
D. Chạy dao thẳng
Câu 11. Hãy nêu bước đầu tiên của quy trình công nghệ gia công chi tiết ?
A. Tính Công nghệ lượng dư gia công, chế độ cắt và tính thời gian.
B. Xác định trình tự các bước gia công chi tiết.
C. Tìm hiểu chi tiết cần gia công xác định dạng sản xuất.
D. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi.
Câu 12: Xác định thông số đường kính của phôi khi gia công chi tiết mặt bích ở hình sau?
A. Đường kính phôi nhỏ hơn 100mm
B. Đường kính phôi lớn hơn 100mm
C. Đường kính phôi lớn hơn 50mm và nhỏ hơn 75mm
D. Đường kính phôi lớn hơn 75mm và nhỏ hơn 100mm
Câu 13. Các bước chính của quá trình sản xuất cơ khí gồm
A. gia công chế tạo phôi, kiểm tra, lắp ráp, đóng gói, gia công tạo hình.
B. chế tạo phôi, lắp ráp, kiểm tra, đóng gói, xử lý và bảo vệ, tạo hình.
C. chế tạo phôi, gia công xử lí và bảo vệ, lắp ráp và kiểm tra, đóng gói.
D. chế tạo phôi; gia công tạo hình; xử lý và bảo vệ; lắp ráp và kiểm tra; đóng gói.
Câu 14. “ Để bảo vệ sản phẩm và thuận tiện cho quá trình vận chuyển” là yêu cầu của giai đoạn nào trong quá trình sản xuất cơ khí?
A. Công nghệ chế tạo phôi.
B. Gia công tạo hình sản phẩm.
C. Xử lí và bảo vệ.
D. Đóng gói sản phẩm.
Câu 15. Robot công nghiệp là gì?
A. Thiết bị tự động, bao gồm cơ cấu chấp hành tay máy và bộ điều khiển theo chương trình để thay con người thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quá trình sản xuất.
B. Tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
C. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lí, công nghệ số và sinh học để tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới.
D. Các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, …
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dây chuyền sản xuất tự động là tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trật tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
B. Ở khâu kiểm tra đầu vào, phôi được chuyển đến vị trí cần thiết để kiểm tra trước khi gá đặt lên máy gia công.
C. Ở khâu kiểm tra đầu vào, sau khi gia công, chi tiết được đưa tới vị trí kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, chi tiết được xếp vào thùng Thành phẩm. Nếu không đạt yêu cầu, chi tiết bị đưa vào thùng phế phẩm.
D. Do robot có thể tái lập trình được nên người ta thường sử dụng phương pháp lắp ráp theo lô sản phẩm, lập trình lại robot giữa các lô khác nhau.
Câu 17. Cách mạng công nghiệp 4. 0 bao gồm:
A. kĩ thuật số, công nghệ công nghiệp và vật lí.
B. kĩ thuật số, công nghệ hóa học và vật lí.
C. kĩ thuật số, công nghệ sinh học và vật lí.
D. kĩ thuật số, công nghệ sinh học và hóa học.
Câu 18. Công nghệ cốt lõi trong dây chuyền sản xuất là:
A. Công nghệ vật lý
B. Công nghệ sinh học
C. Công nghệ hóa học
D. Công nghệ kỹ thuật số
Câu 19. An toàn lao động trong sản xuất cơ khí là
A. giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong, đối với con người trong quá trình lao động.
B. phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ.
C. tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương, phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của bộ phận nào đó trên cơ thể.
D. việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không xảy ra bất cứ sự cố gì liên quan đến thương tật, thương vong do va chạm giao thông hoặc yếu tố bên ngoài tác động.
Câu 20. Biện pháp an toàn được ứng dụng trong hình sau là gì?
A. Che chắn
B. Thông gió, lọc bụi
C. Thiết lập khoảng cách an toàn
D. Sử dụng bảo hộ lao động
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)
(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. )
Câu 1. Tượng đài nữ tướng Lê Chân được đặt trước trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố Hải Phòng. Tượng đài là một biểu tượng của thành phố Hải Phòng.
a) Tượng đài nữ tướng Lê Chân được làm bằng hợp kim đồng.
b) Để gia công bức tượng này người ta phải dùng bản vẽ kĩ thuật để thiết kế, gia công và kiểm tra bức tượng.
c) Để có được bức tượng người ta dùng phương pháp hàn để gia công.
d) Tượng đài nếu được làm bằng bê tông cốt thép thì sẽ tăng độ bền và vẻ đẹp của công trình.
Câu 2. Một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí.
a) Các bộ phận chuyển động của máy: bánh răng, xích, băng tải, máy cán, cuốn, kéo,. . . .
b) Vật văng bắn: từ các nguồn như phoi, phôi, dao,. . .
c) Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho người lao động
c) Bức xạ và phóng xạ
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm) Cho bản vẽ chi tiết của vật thể ở hình bên.
a, Xác định những yếu tố cần quan tâm khi chọn phôi để gia công chi tiết?
b, Em hãy lập quy trình công nghệ gia công chi tiết chốt cho ở hình sau. Biết rằng chi tiết có vật liệu thép (C45) và số lượng 10 cái
Câu 2 (1 điểm)
Một công ty cơ khí gặp vấn đề với sản phẩm của họ khi sản phẩm hoàn thiện không đạt chất lượng như mong đợi, và các chi tiết không khớp nhau trong quá trình lắp ráp. Dựa vào quy trình sản xuất cơ khí, em hãy xác định và phân tích các bước có thể đã xảy ra sai sót dẫn đến tình trạng này?
Đáp án đề thi học kì 1 Công nghệ 11
Xem đáp án trắc nghiệm trong file tải về. Còn đáp án tự luận chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất
Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 11
TT |
Chương/ chủ đề |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
Tỉ lệ % điểm |
||||||||||
TN nhiều lựa chọn |
TN dạng Đúng/Sai |
Tự luận |
|||||||||||||
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Hiểu |
VD |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
1 |
1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo |
1. 1. Khái Quát về cơ khí chế tạo |
1 |
||||||||||||
1. 2. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo |
1 |
||||||||||||||
2 |
2. Vật liệu cơ khí |
2. 1. Tổng quan về vật liệu cơ khí |
1 |
||||||||||||
2. 2. Vật liệu kim loại và hợp kim |
1 |
||||||||||||||
2. 3. Vật liệu phi kim loại |
1 |
||||||||||||||
2. 4. Vật liệu mới |
1 |
||||||||||||||
3 |
3. Các phương pháp gia công cơ khí |
3. 1. Khái quát về gia công cơ khí |
1 |
1 |
|||||||||||
3. 2. Một số phương pháp gia công cơ khí |
1 |
1 |
1a |
1b |
1c,d |
||||||||||
3. 3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết |
1 |
1 |
IA |
IB |
|||||||||||
4 |
4. Sản xuất cơ khí |
4. 1. Quá trình sản xuất cơ khí |
1 |
1 |
II |
||||||||||
4. 2. Dây truyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot |
1 |
1 |
|||||||||||||
4. 3. Tự động hóa quá trình sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 |
2 |
||||||||||||||
4. 4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí |
1 |
1 |
2a |
2b |
2c,d |
||||||||||
Tổng số câu |
10 |
8 |
2 |
2 |
2 |
||||||||||
Tổng số điểm |
2,5 |
2,0 |
0,5 |
2 |
3 |
10 |
|||||||||
Tỉ lệ % |
50% |
20% |
30 % |
100 |
BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Chương/ chủ đề |
Đơn vị kiến thức |
Yêu cầu cần đạt (Đã được tách ra các chỉ báo và mức độ) |
Số lượng chỉ báo |
||
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||||
NLC |
TN dạng Đ/S |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1 |
1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo |
1. 1. Khái Quát về cơ khí chế tạo |
NB. Trình bày được khái niệm, vai trò của cơ khí chế tạo. |
1 |
||
1. 2. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo |
TH Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. |
1 |
||||
2 |
2. Vật liệu cơ khí |
2. 1. Tổng quan về vật liệu cơ khí |
NB Trình bày được khái niệm cơ bản và phân loại các vật liệu cơ khí. |
1 |
||
2. 2. Vật liệu kim loại và hợp kim |
TH – Mô tả được tính chất cơ bản, công dụng của vật liệu kim loại và hợp kim. – Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản. |
1 |
||||
2. 3. Vật liệu phi kim loại |
TH – Mô tả được tính chất cơ bản, công dụng của vật liệu phi kim loại. – Nhận biết được tính chất cơ bản của một số vật liệu phi kim loại phổ biến bằng phương pháp đơn giản. |
1 |
||||
2. 4. Vật liệu mới |
NB – Mô tả được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu mới. |
1 |
||||
3 |
3. Các phương pháp gia công cơ khí |
3. 1. Khái quát về gia công cơ khí |
NB. Kể tên được các phương pháp gia công cơ khí TH. – Hiểu được các phương phát gia công cơ khí |
2 |
||
3. 2. Một số phương pháp gia công cơ khí |
NB: – Biết được những nội dung cơ bản của phương pháp hàn. – Biết được những nội dung cơ bản của phương pháp đúc. TH – Trình bày được những nội dung cơ bản của phương pháp tiện. – Trình bày được ưu nhược điểm của phương pháp đúc. VD – Vận dụng được phương pháp đúc vào đời sống |
2 |
1 |
|||
3. 3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết |
NB: Trình bày được khái niệm về lập quy trình công nghệ gia công chi tiết TH. Xác định đượccác bước lập quy trình công nghệ gia công chi tiết VD: Lập đượcquy trình công nghệ gia công chi tiết đơn giản |
2 |
1 |
|||
4 |
4. Sản xuất cơ khí |
4. 1. Quá trình sản xuất cơ khí |
NB – Trình bày được các bước của quá trình sản xuất cơ khí? TH – Hiểu rõ được nội dung của từng bước trong quá trình sản xuất cơ khí VD. Phân tích được các bước của quá trình sản xuất cơ khí |
2 |
1 |
|
4. 2. Dây truyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot |
NB Biết được robot công nghiệp là gì. TH Mô tả được dây chuyền sản xuất tự động hóa có sử dụng robot công nghiệp. |
1 |
||||
4. 3. Tự động hóa quá trình sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 |
NB: Nhận biết được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4. 0 trong tự động hoá quá trình sản xuất |
2 |
||||
4. 4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí |
NB: – Trình bày được khái niệm an toàn lao động. – Nhận biết được một số yếu tố gây mất an toàn trong sản xuất cơ khí. TH. Trình bày được các biện phápvề kĩ thuật an toàn. VD. – Liên hệ được một số điều luật về sử dụng người lao động. – Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí. |
1 |
1 |
|||
Tổng cộng |
20 |
2 |
2 |
2. Đề thi học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
Đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo gắn với những công việc chủ yếu:
A. thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
B. nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ khí.
C. nghiên cứu, chế tạo, gia công cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
D. thiết kế sản phẩm cơ khí, chế tạo, gia công cơ khí, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí.
Câu 2: Lắp ráp là giai đoạn nào của quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí ?
A. Gia đoạn đầu
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn cuối
Câu 3: Vật liệu có tính chất dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt là nhóm vật liệu
A. kim loại và hợp kim
B. phi kim loại và vật liệu mới.
C. phi kim loại và hợp kim.
D. kim loại và vật liệu mới.
Câu 4: Vật liệu được dùng để sản xuất vỏ máy bay là
A. vật liệu Composite.
B. thép và hợp kim.
C. cao su.
D. chất dẻo.
Câu 5: Phương pháp gia công khiến chi tiết dễ bị cong, vênh là
A. đúc
B. hàn
C. tiện
D. phay
Câu 6: Đặc điểm phương pháp đúc trong khuôn cát là
A. sử dụng kim loại nguyên liệu chính để tạo khuôn.
B. khuôn chỉ sử dụng một lần.
C. chất lượng sản phẩm tốt hơn.
D. chỉ đúc được một kim loại trong một vật đúc.
Câu 7: Trình bày khái niệm về quá trình sản xuất cơ khí?
A. Con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
B. Con người tác động vào dụng cụ cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
C. Gia công mà khối lượng vật liệu vẫn được giữ nguyên.
D. Vận hành các máy, thiết bị, chi tiết phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Câu 8: Bản chất của gia công tạo hình sản phẩm là quá trình sử dụng
A. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
B. các kĩ thuật gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
C. các phương pháp gia công vật liệu tác động vào vật liệu để tạo thành các chi tiết.
D. các dụng cụ gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết.
Câu 9: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước đầu tiên là
A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. lắp ráp sản phẩm.
D. đóng gói sản phẩm.
Câu 10: Trong quá trình sản xuất cơ khí bước cuối cùng là
A. công nghệ chế tạo phôi.
B. gia công tạo hình sản phẩm.
C. xử lí và bảo vệ.
D. đóng gói sản phẩm.
Câu 11: Trình bày khái niệm về phôi?
A. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
B. Phôi là một thuật ngữ kĩ thuật có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
C. Phôi là một thuật ngữ có tính chất để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
D. Phôi là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của quá trình sản xuất.
Câu 12: Quy trình công nghệ gia công chi tiết gồm bao nhiêu bước chính?
A. 4 bước
B. 3 bước
C. 6 bước
D. 5 bước
Câu 13: “Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi” thuộc bước mấy trong quy trình công nghệ gia công chi tiết?
A. Bước 2
B. Bước 3
C. Bước 4
D. Bước 5
Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm của robot?
A. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp với yêu cầu về độ chính xác khá cao.
B. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng.
C. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu độ chính xác khá cao.
D. Robot giúp thay thế con người thực hiện các thao tác phức tạp, làm việc trong môi trường độc hại một cách dễ dàng với yêu cầu nhanh và độ chính xác cao.
Câu 15: Dây chuyền sản xuất tự động là
A. máy thực hiện các công việc một cách tự động bởi chương trình điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử.
B. tập hợp các hoạt động được thiết lập để thực hiện các công việc một cách tuần tự, liên tục như lắp ráp hoặc chế tạo ra sản phẩm.
C. tổ hợp của các máy và thiết bị tự động được sắp xếp theo một trình tự xác định để thực hiện các công việc khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm.
D. các cơ cấu tạo ra chuyển động của bàn máy và trục chính của máy, gồm mạch điều khiển, động cơ dẫn động, …
Câu 16: Đặc điểm của dây truyền sản xuất tự động mềm là
A. độ ổn định cao.
B. năng suất thấp.
C. chi phí đầu tư cao.
D. độ linh hoạt cao.
Câu 17: Khoan là phương pháp
A. rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.
Câu 18: Gia công tiện là
A. phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
B. phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, …
C. phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của phôi và tịnh tiến của dao
Câu 19: Nhận định nào sau đây không phải là tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tự động hóa quá trình sản xuất.
A. Gia công thông minh
B. Điều khiển thông minh
C. Đánh giá thông minh
D. Lập lịch thông minh
Câu 20: Gia công thông minh dựa vào
A. các hệ thống vật lí không gian mạng
B. các hệ thống công nghệ không gian mạng
C. các hệ thống điều khiển từ xa
D. các hệ thống dữ liệu đã thu thập
Câu 21: Đâu là các phương pháp gia công có phoi?
A. Đúc, gia công áp lực, hàn.
B. Tiện, phay, bào, khoan.
C. Nhiệt luyện, mạ sơn, anod.
D. Đúc, tiện, nhiệt luyện.
Câu 22: Phương pháp lắp chọn là
A. nếu lấy bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà không cần sửa chữa hay điều chỉnh.
B. thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp.
C. thực hiện bằng cách sửa chữa kích thước của chi tiết để đảm bảo yêu cầu của mối lắp.
D. bất cứ một chi tiết nào đó đem lắp vào vị trí của nó trong sản phẩm lắp mà vẫn đảm bảo mọi tính chất lắp ráp theo yêu cầu thiết kế.
Câu 23: Những phương pháp gia công không có phoi là
A. đúc, hàn, tiện.
B. đúc, hàn, gia công áp lực.
C. tiện, gia công áp lực, hàn.
D. đúc, phay, hàn.
Câu 24: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết cần đảm bảo
A. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bề mặt.
B. chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng sản phẩm.
C. kết cấu bên trong độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ.
D. độ chính xác như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của sản phẩm.
Câu 25: Trong việc kiểm tra, robot cần trang bị thêm
A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.
Câu 26: Trong xử lí bề mặt như mài và đánh bóng, ngoài dụng cụ thì robot cần trang bị thêm
A. bàn tay kẹp.
B. cảm biến nhận diện hình ảnh.
C. công nghệ cảm ứng lực.
D. camera và công nghệ quét 3D.
Câu 27: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.
Câu 28: Quan sát hình ảnh sau và cho biết robot công nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Vận chuyển.
B. Hàn.
C. Lắp ráp.
D. Kiểm tra.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm). Đề xuất biện pháp an toàn lao động trong sản xuất cơ khí để loại bỏ nguy cơ nguy hiểm về điện và hóa chất cho người lao động.
Câu 2 (1 điểm). Lập quy trình các bước đúc một quả tạ trong khuôn cát.
Đáp án đề thi cuối học kì 1 Công nghệ 11
I. Trắc nghiệm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
C |
A |
A |
B |
B |
B |
A |
A |
D |
B |
B |
A |
D |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
C |
A |
B |
D |
C |
A |
B |
B |
B |
C |
D |
C |
C |
A |
II. Tự luận
Câu 1:
Tác nhân gây nguy hiểm |
Đề xuất giải pháp |
Cho điểm |
Tác nhân về điện |
– Trang bị bảo hộ lao động chống giật – Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên – ……… |
0,5đ/ giải pháp |
Tác nhân về hóa chất |
– Trang bị bảo hộ lao động (Găng tay, mũ bảo hộ, kính bảo vệ mắt …) – Không được ăn uống khi làm việc với hóa chất – ……………… |
0,5đ/ giải pháp |
Câu 2:
Thang điểm:
Tiêu chí |
Điểm |
Đúng sơ đồ quy trình các bước, nêu chi tiết được nguyên vật liệu và sản phẩm |
1 |
Đúng sơ đồ quy trình các bước, thiếu nguyên vật liệu hoặc sản phẩm |
0,75 |
Trong sơ đồ quy trình các bước, thiếu mỗi bước trừ đi 0,25 điểm |
Ma trận đề thi học kì 1 Công nghệ 11
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11 – CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
STT |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC |
CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
TỔNG SỐ CÂU HỎI |
TỔNG THỜI GIAN |
TỈ LỆ % |
||||||||||||||||
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG |
VẬN DỤNG CAO |
|||||||||||||||||||
TN |
TG |
TL |
TG |
TN |
TG |
TL |
TG |
TN |
TG |
TL |
TG |
TN |
TG |
TL |
TG |
TN |
TL |
|||||
1 |
Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo |
– Khái quát về cơ khí chế tạo – Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo |
1 |
0,75 |
1 |
1,5 |
2 |
0 |
2,25 |
5 |
||||||||||||
2 |
Vật liệu cơ khí |
– Tổng quan về vật liệu cơ khí – Vật liệu kim loại và hợp kim – Vật liệu phi kim loại – Vật liệu mới |
1 |
0,75 |
1 |
1,5 |
2 |
0 |
2,25 |
5 |
||||||||||||
3 |
Các phương pháp gia công cơ khí |
– Khái quát về gia công cơ khí – Một số phương pháp gia công cơ khí – Quy trình công nghệ gia công chi tiết – Chế tạo sản phẩm bằng phương pháp gia công cắt gọt |
2 |
1,5 |
2 |
3 |
1 |
5 |
4 |
1 |
9,5 |
20 |
||||||||||
4 |
Sản xuất cơ khí |
– Quá trình sản xuất cơ khí – Dây chuyền sản xuất tự động với sự tham gia của robot – Tự động hóa quá trong quá trình sản xuất dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí |
12 |
9 |
8 |
12 |
1 |
10 |
20 |
1 |
31 |
70 |
||||||||||
Tổng |
16 |
12 |
12 |
18 |
1 |
10 |
1 |
5 |
28 |
2 |
45 |
|||||||||||
Tỉ lệ |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
|||||||||||||||||
Tỉ lệ chung |
70 |
30 |
100 |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2024 – 2025 (Sách mới) 5 Đề kiểm tra học kì 1 Công nghệ 11 sách KNTT, Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.