Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27 gồm 3 đề thi sách Kết nối tri thức và Cánh diều, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 3 Đề giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kì 2 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG TIỂU HỌC…… |
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II |
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thầm: (7 điểm)
Ổ BÁNH MỲ
Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!
Sưu tầm
Đọc thầm bài đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Vị giáo sư là người nước nào?
A. Nước Mỹ
B. Nước Brazil
C. Nước Ba Lan
Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Trên đường đến trường đại học, ông gặp ai?
A. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và khuôn mặt sáng sủa.
B. Một cô bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
C. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các đáp án sau:
Vị giáo sư đã làm gì khi cậu bé nói lời van xin với ông?
☐ Ông phớt lờ, lạnh lùng bước đi.
☐ Ông cho cậu bé tiền.
☐ Ông đã mua đồ ăn cho cậu bé.
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Cậu bé đã làm gì khi được vị giáo sư giúp đỡ?
A. Nhận lấy đồ và bỏ đi.
B. Đi theo ông và nói lời cảm ơn.
C. Đi theo ông để tiếp tục xin sự giúp đỡ.
Câu 5. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Điều gì khiến vị giáo sư này cảm động?
A. Vì nhìn cậu bé ấy đáng thương
B. Vì lời cảm ơn của cậu bé đó
C. Vì cậu bé quay lại gặp ông
Câu 6. Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ đến em điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu 7: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Bộ phận trạng ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung thông tin gì cho câu?
“Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.”
A. Nơi chốn
B. Thời gian
C. Mục đích
D. Nguyên nhân
Câu 8. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu sau:
Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên.
A. Một giáo sư
B. Một giáo sư người Mỹ
C. Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil)
Câu 9. Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói đến ở chủ ngữ:
Trong câu chuyện, em bé ăn xin…………………………………………..……
Câu 10. Đặt một câu văn có trạng ngữ chỉ nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó:
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 (từ tuần 19 đến tuần 26) tập 2 và trả lời 1 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc.
Điểm:………..Đọc bài…………………………………………………………………….Đoạn…………….
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,…)
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Có hướng dẫn riêng
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu | Đáp án, câu trả lời | Điểm |
1 | A | 0.5 |
2 | C | 0.5 |
3 | S, S, Đ | 1,0 |
4 | B | 0.5 |
5 | B | 0,5 |
6 | Hãy biết nói lời cảm ơn khi ai đó giúp đỡ bạn. | 1,0 |
7 | B | 0,5 |
8 | C | 0,5 |
9 |
“rất ngoan ngoãn.” HS có thể trả lời theo cách khác đúng theo yêu cầu của đề vẫn cho điểm tối đa. |
1,0 |
10 |
HS đặt câu đúng yêu cầu, viết hoa đúng quy tắc, cuối câu sử dụng dấu phù hợp thì cho 1 điểm, không viết hoa hoặc thiếu dấu câu cho 0,5 điểm. |
1,0 |
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Có thể chia điểm từng phần như sau:
– Mở bài (1,0 điểm): HS giới thiệu được nhân vật và câu chuyện mình định kể.
Nếu giới thiệu chưa tự nhiên, hấp dẫn thì tùy mức độ để trừ điểm.
– Thân bài (6,0 điểm): Kể các sự việc theo diễn biến chính của câu chuyện.
- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc như thế nào? (3,0 điểm)
- Các sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự hợp lí (2,0 điểm).
- Nhân vật có đóng góp gì cho đất nước? (1,0 điểm)
Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động… của nhân vật.
– Kết bài (1,0 điểm): Học sinh nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật và câu chuyện.
– Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả(1,0 điểm)
– Câu văn có hình ảnh, cảm xúc tự nhiên, chân thật, các câu liên kết chặt chẽ, có sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc, dùng từ phù hợp,…(1,0 điểm).
Nếu chưa đạt các yêu trên thì tùy mức độ để trừ điểm.
* Lưu ý chung:
- Điểm kiểm tra đọc là tổng điểm của 2 phần kiểm tra đọc thầm và đọc thành tiếng.
- Điểm toàn bài là điểm trung bình cộng của 2 phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết làm tròn 0,5 thành 1.
- Ở từng phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết, GV có thể căn cứ vào từng bài làm cụ thể của HS để trừ lỗi kỹ năng trình bày, diễn đạt để không cho điểm thập phân ở từng phần kiểm tra đọc và kiểm tra viết.
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu,số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | HT khác | |||
1. Kiến thức Tiếng Việt, văn học |
– Xác định được trạng ngữ (chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,..), chủ ngữ, vị ngữ. – Đặt câu theo yêu cầu. |
Số câu |
2 |
1 |
1 |
2 |
2 |
||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
||||||
Câu số |
7,8 |
9 |
10 |
||||||||
2. Đọc |
2.1. Đọc hiểu VB – Xác định được hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. |
Số câu |
4 |
1 |
1 |
5 |
1 |
||||
Số điểm |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
3,0 |
1,0 |
||||||
Câu số |
1,2,4,5 |
3 |
6 |
||||||||
2.2. Đọc thành tiếng |
1 |
||||||||||
3,0 |
|||||||||||
Tổng |
Số câu |
6 |
1 |
2 |
1 |
7 |
3 |
||||
Số điểm |
3,0 |
1,0 |
2,0 |
1,0 |
4,0 |
3,0 |
|||||
3. Viết |
Tập làm văn (Kể chuyện về nhân vật chống ngoại xâm) |
Số câu |
1 |
||||||||
Số điểm |
10 |
||||||||||
Tổng |
Số câu |
1 |
|||||||||
Số điểm |
10 |
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều
2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG TIỂU HỌC…… |
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II |
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
– Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Đọc thầm bài “Cây xoài “. Chọn và khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6
Câu 1. Ai đã trồng cây xoài? M1 (0,5 điểm)
a. Ông bạn nhỏ.
b. Mẹ bạn nhỏ.
c. Ba bạn nhỏ.
Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? M1 (0,5 điểm)
a. Vì chú không thích ăn xoài.
b. Vì xoài năm nay không ngon.
c. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm? M1 (0,5 điểm)
a. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
b. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì,
c. Vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? M1 (0,5 điểm)
a. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
b. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
c. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? M1 (0,5 điểm)
a. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
b. Bài học về cách sống tốt ở đời.
c. Không nên chặt cây cối.
Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? M1(0,5 điểm)
a. Tức giận.
b. Vui vẻ.
c. Không nói gì.
Câu 7: Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau (M2 – 1đ)
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê . Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
Câu 8: Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu: (M2 – 1đ)
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ)
Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu 0,5 điểm
CẤU 1 |
CÂU 2 |
CÂU 3 |
CÂU 4 |
CÂU 5 |
CÂU 6 |
C |
C |
A |
B |
B |
A |
TỰ LUẬN:
Câu 7:Gạch dưới các từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau (M2 – 1đ)
Tôi tứt lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xê . Đến mùa, cây lại trỉu quả và sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa
Câu 8:Chọn vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu:(M2 – 1đ)
Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau? (M3 – 1đ)
Ba tôi / về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
CN VN
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
TN/TL | TN/TL | TN/TL | |||
Kiến thức Tiếng Việt – Tìm chủ ngữ, vị ngữ. – Quy tắc viết chính tả. – Viết câu có chủ ngủ chỉ người. – Nối chủ ngữ với vị ngữ thành câu. |
Số câu |
2 TN |
1 TL |
1 TL |
4 câu |
Số điểm |
1 |
1 |
1 |
3 điểm |
|
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
4 TN |
1 TL |
5 câu |
|
Số điểm |
2 |
1 |
3 điểm |
||
Tổng |
Số câu |
6 TN |
2 TL |
1 TL |
9 câu |
Số điểm |
3 |
2 |
1 |
6 điểm |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 27 3 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 4 KNTT, Cánh diều của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.