TOP 3 Đề thi giữa kì 2Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
A.TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Châu Mỹ có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở
A. nửa cầu Bắc
B. nửa cầu Nam
C. bán cầu Đông
D. bán cầu Tây
Câu 3. Trung tâm kinh tế quan trọng nào không nằm ở Bắc Mỹ?
A. Niu-ooc.
B. Oa-sinh-tơn.
C. Lôt-an-giơ-let.
D. To-ky-o.
Câu 4. Vai trò của rừng A-ma-dôn không phải là
A. là lá phổi của thế giới
B. vùng dự trữ sinh học quý giá.
C. có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
D. gây mất cân bằng sinh thái toàn cầu.
Câu 5. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích khoảng
A. 3 triệu km2
B. 4 triệu km2
C. 5 triệu km2
C. 6 triệu km2
Câu 6. Chủ nhân đầu tiên của khu vực Trung và Nam Mỹ là
A. người Anh – điêng.
B. người Tây Ban Nha.
C. người Bồ Đào Nha.
C. người gốc Phi.
Câu 7. Tốc độ đô thị hóa rất nhanh ở Trung và Nam Mĩ là hệ quả của
A. tốc độ phát triển kinh tế nhanh.
B. trình độ công nghiệp hóa cao
C. đô thị hóa tự phát, kinh tế còn chậm phát triển.
D. độ thị hóa có kế hoạch.
Câu 8. Nền văn hóa Mỹ la – tinh độc đáo được hình thành ở khu vực nào của châu Mĩ?
A. Bắc Mỹ.
B. Trung Mỹ.
C. Nam Mỹ.
D. Trung và Nam Mỹ.
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Trình bày đặc điểm cơ bản về sự phân hóa địa hình khu vực Bắc Mỹ .
Câu 2 (1,5 điểm)
a) Hãy phân tích phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất ở Bắc Mỹ. (1,0 điểm)
b) Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn? (0,5 điểm)
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
A.TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Năm 939 Ngô Quyền đã
A.xưng vương.
B.xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc
C. đặt lại lễ nghi trong triều đình.
D. đặt lại các chức quan trong triều đình.
Câu 2: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
A. Bạch Hạc.
B. Hoa Lư
C. Cổ Loa.
D. Phong Châu.
Câu 3: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?
A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Trần Lãm.
C. Phạm Bạch Hổ.
D. Ngô Xương Xí.
Câu 4: Năm 965 chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ, sử gọi là
A. loạn 11 sứ quân.
B. loạn 12 sứ quân.
C. loạn 14 sứ quân.
D. loạn 15 sứ quân.
Câu 5: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam.
D. Đại Ngu
Câu 6: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời Tiền Lê?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 7: Năm 1009 diễn ra sự kiện gì?
A. Quân Tống xâm lược.
B. Dời đô về thành Đại La.
C. Nhà Đinh thành lập.
D. Nhà Lý thành lập
Câu 8: Năm 1054 Nhà Lý đổi tên nước thành
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Văn Lang.
D. Vạn Xuân.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm) Nêu những việc làm chính của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.
Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), em hãy:
a.(1.0 điểm) Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến.
b. (0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
D |
D |
D |
C |
A |
C |
D |
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) |
Đặc điểm sự phân hóa địa hình Bắc Mĩ (1,5 điểm) |
|
+ Phía tây: Miền núi Cooc-đi-e cao trung bình 3000-4000 m, kéo dài 9000km theo chiều bắc –nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. + Ở giữa: Miền đồng bằng có độ cao từ 200-500m, thấp dần từ bắc xuống nam. + Phía đông: Dãy núi A-pa-lat từ có hướng đông bắc-tây nam. Độ cao ở phần bắc A-pa-lát từ 400-500 m. Phần nam A-pa-lát cao từ 1000-1500 m. |
0,5 0,5 0,5 |
|
2 (1,5 điểm) |
a) phương thức khai thác bền vững tài nguyên đất ở Bắc Mỹ. (1,0 điểm) |
|
– Khai thác diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ để trồng trọt và chăn nuôi – Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh – Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất – Hiệu quả: đem lại năng suất cao, bảo vệ tài nguyên đất… |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
b) Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn (0,5 điểm) |
||
– Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng, trồng và phục hồi rừng, tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người bản địa trong việc bảo vệ rừng. (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,5 |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
C |
A |
B |
B |
A |
D |
A |
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm) Nêu những việc làm chính của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.
Nội dung |
Điểm |
Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa |
0.5đ |
Thiết lập bộ máy chính quyền mới |
0.5đ |
Cử tướng trấn giữ các châu quan trọng |
0.5đ |
Câu 2. Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), em hãy:
(1.0 điểm)Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến.
(0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay.
Nội dung |
Điểm |
a. (1.0 điểm) Nhận xét những nét độc đáo của cuộc kháng chiến. |
|
– Chủ động tiến công địch, chủ động kết thúc chiến tranh… |
0.5đ |
– Đánh vào tâm lí của địch… |
0.5đ |
b. (0.5 điểm) Rút ra một bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay. |
|
HS r út ra được mộtbài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay…( Gợi ý: chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ từ xa…) |
0.5đ |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||||
1 |
Châu Mỹ |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ – Phát kiến ra châu Mỹ – Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ) – Phương thức con người khai thác, sử dụng và |
8 ( 2,0 đ) |
1 (1,5đ) |
½ (1,0đ) |
½ (0,5đ) |
10 câu = 5 đ = 50% |
||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
20% |
15% |
15% |
50% |
PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TT |
Chương/chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê |
6TN |
1TL* |
3 30% |
||||||
2. Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIII: thời Lý |
2TN |
1TL* |
1TL |
2 20% |
|||||||
Tổng |
8 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
35% |
15% |
50% |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7
PHÒNG GD- ĐT … TRƯỜNG THCS… |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ – KHỐI 7 Thời gian làm bài: 45 phút (16 câu trắc nghiệm và 4 câu tự luận) |
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Châu Mĩ có diện tích khoảng
A. 42 triệu km2.
B. 42 triệu km2.
C. 42 triệu km2.
D. 42 triệu km2.
Câu 2. Đường Xích đạo đi qua châu Mĩ ở phần
A. Bắc Mĩ.
B. vịnh Mê-hi-cô.
C. Nam Mĩ.
D. biển Ca-ri-bê.
Câu 3. Hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài khoảng
A. 6000 km.
B. 7000 km.
C. 8000 km.
D. 9000 km.
Câu 4. Dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì chạy theo hướng
A. đông nam – tây nam.
B. đông bắc – tây bắc.
C. đông bắc – tây nam.
D. tây bắc – đông nam.
Câu 5. Đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với
A. công nghiệp hóa.
B. nông nghiệp hóa.
C. nông thôn hóa.
D. công nghệ cao.
Câu 6. Năm 2020, đô thị nào sau đây ở Bắc Mĩ có dân số đông nhất?
A. Niu Oóc.
B. Lốt An-giơ-lét.
C. Si-ca-gô.
D. Môn-trê-an.
Câu 7. Phía Nam Hoa Kì là nơi phân bố chủ yếu của vật nuôi nào sau đây?
A. Dê, cừu.
B. Lợn, gà.
C. Lợn, bò sữa.
D. Cừu, lợn.
Câu 8. Chăn nuôi gia súc lấy thịt ở Bắc Mĩ tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì.
B. Vùng đồng bằng Bắc Mĩ và Ca-na-đa.
C. Ven vịnh Mê-hi-cô, tây bắc của Hoa Kì.
D. Vùng núi, cao nguyên phía tây Hoa Kì.
Câu 9. Phía tây Trung Mĩ phát triển các thảm thực vật nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và cây bụi.
B. Cây bụi gai và rừng mưa, xavan.
C. Xavan và rừng thưa, cây bụi.
D. Rừng rậm và rừng thưa, cây bụi.
Câu 10. Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong môi trường
A. xích đạo ẩm và nhiệt đới.
B. nhiệt đới và cận nhiệt đới.
C. cận nhiệt đới và ôn đới.
D. ôn đới lục địa và núi cao.
Câu 11. Các đô thị lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là
A. Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nôt Ai-ret.
B. Ca-ra-cat, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
C. Xao Pao-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
D. Xao Pao-lô, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Niu Ooc-lin.
Câu 12. Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô khám phá ra Tân thế giới (1942), trên lãnh thổ Trung Mĩ chỉ có
A. người da đen gốc Phi.
B. thổ dân Anh-điêng.
C. người da trắng gốc Âu.
D. người lai gốc Á và Âu.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh rằng châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 2. luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò, vì
A. trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.
B. bò là biểu tượng linh thiêng trong Hin-đu giáo.
C. muốn bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.
D. đạo Phật được nhà nước đề cao nên cấm sát sinh.
Câu 3. Địa điểm nào dưới đây được Lý Thường Kiệt lựa chọn để xây dựng phòng tuyến chống quân Tống xâm lược?
A. Cửa sông Tô Lịch.
B. Thành Đa Bang.
C. Sông Như Nguyệt.
D. Thành Tây Đô.
Câu 4. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Muốn cho dân mạnh nước giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao, áo rộng không cần,
Lui về ẩn chốn sơn lâm một mình”
A. Phùng Khắc Khoan.
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C. Lương Thế Vinh.
D. Chu Văn An.
Câu 5. Quân đội Đại Việt dưới thời nhà Lý và nhà Trần đều được xây dựng theo
A. chủ trương “cốt đông, không cốt tinh nhuệ”.
B. chính sách “nghĩa vụ quân sự bắt buộc”.
C. chủ trương “tinh nhuệ, hiện đại hóa”.
D. chính sách “ngụ binh ư nông”.
Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (năm 1287 – 1288)?
A. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
B. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).
C. Trận Thiên Trường (Nam Định).
D. Trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).
Câu 7. Thái sư Trần Thủ Độ là tác giả của câu nói nổi tiếng nào dưới đây?
A. “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương phương Bắc”.
B. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”.
C. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”.
D. “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.
Câu 8. Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược (giữa thế kỉ XIII)?
A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến chiêu dụ.
B. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
C. Cử sứ giả mang theo lễ vật sang Mông Cổ để giảng hòa.
D. Thực hiện cuộc tập kích sang đất Mông Cổ để tự vệ.
Câu 9. Thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên không thể hiện ý nghĩa lịch sử nào sau đây?
A. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần quật cường của người Việt.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.
C. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.
D. Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Câu 10. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là
A. Vạn Xuân.
B. Đại Nam.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
A. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
B. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.
C. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào nhà Minh.
D. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.
Câu 12. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có tác động tích cực nào đối với xã hội?
A. Tăng cường thế lực cho các quý tộc họ Trần.
B. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.
C. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
D. Quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?
b. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Lịch sử Địa lý 7
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-C |
3-D |
4-C |
5-A |
6-A |
7-C |
8-D |
9-C |
10-A |
11-A |
12-B |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây:
– Các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây đều nằm ở nửa cầu Tây.
– Châu Mĩ tiếp giáp các đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
– Châu Mĩ trải dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
– Được bao bọc bởi các đại dương và có khoảng cách xa so với các châu lục khác.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
1-A |
2-C |
3-C |
4-D |
5-D |
6-B |
7-C |
8-B |
9-C |
10-D |
11-A |
12-D |
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Yêu cầu a) Cuộc kháng chiến có nhiều nét độc đáo, thể hiện ở việc:
+ Chủ động tiến công để tự vệ, chặn trước thế mạnh của giặc (năm 1075);
+ Chủ động chuẩn bị kháng chiến, tiêu biểu là việc xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (năm 1076);
+ Chủ động phản công quân Tống khi có thời cơ (đầu năm 1077);
+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hoà với quân Tống, thể hiện tinh thần nhân đạo, yêu chuộng hòa bình (cuối mùa xuân năm 1077)
– Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:
+ Xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nêu cao tính chất chính nghĩa, nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hòa bình;
+ Sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế,…
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 7 (Có đáp án, ma trận) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.