TOP 44 Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức là tài liệu cực kì hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 10 Kết nối tri thức gồm 44 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết bao gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Tin học, Công nghệ. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 10 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 44 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 43
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi)
Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?
A. Âm thanh
B. Màu sắc
C. Hương vị
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Những âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống?
A. Thanh bình, yên vui
B. Rộn ràng, tấp nập
C. Sống động, ồn ào
D. Tưng bừng, náo nhiệt
Câu 3: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là gì?
A. Tả cảnh ngụ tình
B. Sử dụng từ láy
C. Các cặp đối chỉnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Nghĩa của câu Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì?
A. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu
B. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu
C. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm
D. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu
Câu 5: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?
A. Lao xao chợ cá làng ngư phủ
B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
D. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Câu 6: Câu thơ nào miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ?
A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
B. Rồi, hóng mát thưở ngày trường
C. Dân giàu đủ khắp đòi phương
D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Câu 7: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ?
A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời
B. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật
Câu 8: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm
B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống
C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba
D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo
Câu 9: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ bài thơ trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D | 0,5 điểm |
Câu 2 | B | 0,5 điểm |
Câu 3 | D | 0,5 điểm |
Câu 4 | C | 0,5 điểm |
Câu 5 | C | 0,5 điểm |
Câu 6 | D | 0,5 điểm |
Câu 7 | C | 0,5 điểm |
Câu 8 | C | 0,5 điểm |
Câu 9 |
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; – Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động ? |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 2. Thân bài – Khái quát chủ đề của truyện – Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật – Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. – Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. 3. Kết bài – Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo – Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ văn Nguyễn Trãi |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10
SỞ GD- ĐT … TRƯỜNG THPT … |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIN HỌC – KHỐI 10 Bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Cho đoạn chương trình python sau:
Tong = 0
while Tong < 10:
Tong = Tong + 1
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 12.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?
A. Ngày tắm hai lần.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần.
D. Ngày đánh răng hai lần.
Câu 3. Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?
A. while < điều kiện >:
<khối lệnh >
B. while < điều kiện >
<khối lệnh >
C. while < điều kiện >:
D. while < điều kiện > to <khối lệnh >
Câu 4. Để khởi tạo danh sách b có 5 phần tử 1, 2, 3, 4, 5 ta dùng cú pháp:
A. b = 1, 2, 3, 4, 5
B. b = (1, 2, 3, 4, 5)
C. b = [1,5]
D. b = [1, 2, 3, 4, 5]
Câu 5. Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh nào?
A. del a[1:2]
B. del a[0:2]
C. del a[0:3]
D. del a[1:3]
Câu 6. Vòng lặp nào trả về kết quả dưới đây?
A. for i in range(1,6):
print(i,i,i,i,i)
B. for i in range(1,5):
print(str(i)*5)
C. for i in range(1,6):
print(str(i)*5)
D. for i in range(0,5):
print(str(i)*5)
Câu 7. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?
>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> A. remove(2)
>>> print(A)
A. [1, 2, 3, 4].
B. [2, 3, 4, 5].
C. [1, 2, 4, 5].
D. [1, 3, 4, 5].
Câu 8. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?
>>> A = [1, 2, 3, 5]
>>> A.insert(2, 4)
>>> print(A)
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 1, 2, 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 9. Giả sử A = [2, 4, ‘5’, ‘Hà Nội’, ‘Việt Nam’, 9]. Hãy cho biết kết quả của câu lệnh 4 in A là gì?
A. True
B. False
C. true
D. false
Câu 10. Số phát biểu đúng là:
1) Sau khi thực hiện lệnh clear(), các phần tử trả về giá trị 0.
2) Lệnh remove trả về giá trị False nếu không có trong danh sách.
3) remove() có tác dụng xoá một phần tử có giá trị cho trước trong list.
4) Lệnh remove() có tác dụng xoá một phần tử ở vị trí cho trước.
A. 1.
B. 2.
C. 0.
D. 3.
Câu 11. Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?
>>> s = “abcdefg”
>>> print(s[2])
A. c
B. b
C. a
D. d
Câu 12. Để chuyển s về xâu kí tự ta dùng hàm gì?
A. length(s)
B. len(s)
C. str(s)
D. s.len()
Câu 13. Xâu “1234%^^%TFRESDRG” có độ dài bằng bao nhiêu?
A. 16.
B. 17.
C. 18.
D. 15.
Câu 14. Nếu S = “1234567890” thì S[0:4] là gì?
A. “123”
B. “0123”
C. “01234”
D. “1234”
Câu 15. Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào?
A. lower()
B. len()
C. upper()
D. srt()
Câu 16. Để thay thế kí tự ‘a’ trong xâu s bằng một xâu mới rỗng ta dùng lệnh nào?
A. s=s.replace(‘a’, “”)
B. s=s.replace(‘a’)
C. s=replace(a, “”)
D. s=s.replace()
Câu 17. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. 2, 6
B. 1, 3
C. 0, 4
D. 1, 4
Câu 18. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. ‘Ngôn ngữ lập trình Python’
B. [‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’]
C. ‘Ngôn’, ‘ngữ’, ‘lập’, ‘trình’, ‘Python’
D. [Ngôn, ngữ, lập, trình, Python]
Câu 19. Để tách một xâu thành danh sách các từ ta dùng lệnh nào?
A. Lệnh join()
B. Lệnh split()
C. Lệnh len()
D. Lệnh find()
Câu 20. Trong định nghĩa của hàm có thể có bao nhiêu từ khóa return?
A. 1
B. 2
C. 5
D. Không hạn chế
Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục?
A. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toán khác nhau.
B. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.
C. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
D. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.
Câu 22. Kết quả của các câu lệnh sau là gì?
A. -2
B. 4
C. 2
D. 6
Câu 23. Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị là gì?
A. def < tên hàm >([tham số]):
return < dãy giá trị trả về >
B. def< tên hàm > ([tham số]):
< dãy các lệnh >
C. def < tên hàm >([tham số]):
< khối lệnh >
return < dãy giá trị trả về >
D. def < tên hàm >: [< khối lệnh >]
return < dãy giá trị trả về >
Câu 24. Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Không hạn chế
Câu 25. Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
A. Tham số
B. Hiệu số
C. Đối số
D. Hàm số
Câu 26. Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?
>>> def f(x, y):
z = x + y
return x*y*z
>>> f(1, 4)
A. 10
B. 18
C. 20
D. 30
Câu 27. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 28. Phát biểu nào bị sai?
A. Một hàm khi khai báo có một tham số nhưng khi gọi hàm có thể có 2 đối số.
B. Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm.
C. Tham số và đối số có một số điểm khác nhau.
D. Khi gọi hàm, các tham số sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số của hàm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Cho A là một danh sách gồm các số nguyên. Em hãy viết các câu lệnh tạo và in ra danh sách B chỉ gồm các số chẵn có trong A.
Câu 2. (1 điểm) Viết chương trình nhập họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.
Câu 3. (1 điểm) Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.
Viết chương trình thực hiện công việc sau:
Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Tin 10
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. B | 2. B | 3. A | 4. D | 5. D | 6. C | 7. D | 8. B | 9. A | 10. A |
11. A | 12. C | 13. A | 14. D | 15. C | 16. A | 17. C | 18. B | 19. B | 20. D |
21. C | 22. C | 23. C | 24. D | 25. C | 26. C | 27. A | 28. A |
II. Tự luận (3 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1 điểm) |
Các câu lệnh đó có thể viết như sau: B = [] for k in A: if k % 2 == 0: B.append(k) print(“Danh sách các số chẵn có trong A là: “, B) |
0,25 0,5 0,25 |
Câu 2 (1 điểm) |
hoten = input(“Nhập họ tên đầy đủ: “) A = hoten.split() ten = A[len(A) – 1] hodem = ” “.join(A[0:len(A) – 1]) print(“Tên bạn là: ” , ten) Print(“Họ đệm là: ” , hodem) |
1,0 |
Câu 3 (1 điểm) |
Chương trình có thể viết như sau: n = int(input(“Nhập số tự nhiên n: “)) c = 0 for i in range(1, n+1): if UCLN(i, n) == 1: c = c + 1 print(c) |
2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 10
Chủ đề |
Nội dung kiến thức/ kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng % điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
Bài 21. Câu lệnh cặp while. |
2 |
1 |
3 |
0 |
7,5 % (0,75 đ) |
||||||
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách. |
2 |
1 |
3 |
0 |
7,5 % (0,75 đ) |
|||||||
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách. |
3 |
1 |
1 |
4 |
1 |
20,0 % (2,0 đ) |
||||||
Bài 24. Xâu kí tự. |
2 |
2 |
4 |
0 |
10,0 % (1,0 đ) |
|||||||
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự. |
2 |
3 |
1 |
5 |
1 |
22,5 % (2,25 đ) |
||||||
Bài 26. Hàm trong Python |
2 |
2 |
4 |
0 |
10,0 % (1,0 đ) |
|||||||
Bài 27. Tham số của hàm |
3 |
2 |
1 |
5 |
1 |
22,5 % (2,25 đ) |
||||||
Tổng |
16 |
0 |
12 |
0 |
0 |
2 |
0 |
1 |
28 |
3 |
100% (10,0 điểm) |
|
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
70% |
30% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 10
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 10
3.1 Đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Người ta đẩy một cái thùng gỗ nặng 55 kg theo phương nằm ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết lực ma sát cản trở chuyển động có độ lớn Fms = 192,5 N. Gia tốc của thùng
A. 0,5 m/s2.
B. 1 m/s2.
C. 4 m/s2.
D. 3,5 m/s2.
Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Khi chịu tác dụng của lực F cùng phương chuyển động thì vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và sàn là 6 N. (Lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F là
A. 6 N.
B. 9 N.
C. 15 N.
D. 12 N.
Câu 3: Vật m = 3 kg chuyển động lên mặt phẳng nghiêng góc 450 so với phương ngang dưới tác dụng của lực kéo F. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng (lấy g = 10 m/s2). Độ lớn của lực F khi vật trượt đều là:
A. 15 N.
B. 30 N.
C. 15√2N.
D. 15√3N.
Câu 4: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h trên đoạn đường nằm ngang AB dài 696 m. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát có độ lớn là
A. 1800 N.
B. 4000 N.
C. 2000 N.
D. 1820 N.
Câu 5: Công thức moment lực là
A. M = F.d
B. M = F:d
C. M = F2.d
D. M =
Câu 6: Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là
A. 200 N.m.
B. 2 N.m.
C. 20 N.m.
D. 8 N.m.
Câu 7: Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là
A. tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
B. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực tiểu.
C. moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
D. tổng các moment lực tác dụng lên vật có độ lớn cực đại.
Câu 8: Khi ngẫu lực tác dụng lên vật
A. chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
B. chỉ làm cho vật tịnh tiến chứ không quay.
C. làm cho vật vừa quay vừa tịnh tiến.
D. làm cho vật đứng yên.
Câu 9: Một người dùng tay tác dụng lực F nâng vật là một thanh rắn đồng chất dài 1 m như hình dưới đây. Biết góc giữa thanh và sàn nhà là 300 và thanh rắn có trọng lượng 20 N. Độ lớn của lực F là
A. 10 N.
B. 20 N.
C. 10√3 N.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác nhưng không thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
C. Năng lượng có thể truyền từ vật nà y sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.
D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.
Câu 11: Khi đun nước bằng ấm điện thì có quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?
A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.
Câu 12: Đơn vị của công là
A. jun (J).
B. niutơn (N).
C. oát (W).
D. mã lực (HP).
Câu 13: Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động?
A. Ô tô đang xuống dốc.
B. Ô tô đang lên dốc.
C. Ô tô chạy trên đường nằm ngang.
D. Ô tô được cần cẩu cẩu lên theo phương thẳng đứng.
Câu 14: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 30o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 5 m là
A. 216 J.
B. 115 J.
C. 0 J.
D. 250 J.
Câu 15: Công suất là
A. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong một đơn vị thời gian.
B. đại lượng đo bằng công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.
C. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
D. đại lượng đo bằng lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.
Câu 16: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
A. N.m/s.
B. W.
C. J.s.
D. HP.
Câu 17: Một vật chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là:
A. P =Fvt.
B. P = Fv.
C. P = Ft.
D. P =Fv2.
Câu 18:Cần một công suất bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50 N lên độ cao 10 m trong thời gian 2 s?
A. 2,5W.
B. 25W.
C. 250W
D. 2,5kW.
Câu 19: Nếu một người sống 70 tuổi thì công của trái tim thực hiện là bao nhiêu? Một ôtô tải muốn thực hiện được công này phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Coi công suất của xe ôtô tải là 3.105 W.
A. A= 662256000 J; t = 2207,52 (s).
B. A= 6622560000 J; t = 22075,2 (s).
C. A= 662256000 J; t = 220,752 (s).
D. A= 6622560 J; t = 22075,2 (s).
Câu20:Phát biểu nào sau đây là đúngkhi nói về động năng?
A. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
B. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao so với mặt đất.
C. Động năng là đại lượng vectơ; có thể âm, dương hoặc bằng 0.
D. Động năng được xác định bởi biểu thức Wđ = mv2 .
……
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Đáp án đúng là A.
Câu 2. Đáp án đúng là D.
Câu 3. Đáp án đúng là C.
Câu 4. Đáp án đúng là C.
Câu 5. Đáp án đúng là A.
Công thức moment lực là M = F.d
Trong đó:
+ M là moment lực, có đơn vị N.m;
+ F là lực tác dụng, có đơn vị N;
+ d là cánh tay đòn của lực đó, có đơn vị m.
Câu 6. Đáp án đúng là B.
Từ hình vẽ, ta thấy lực có độ lớn 4 N và cánh tay đòn d = 50 cm = 0,5m. Áp dụng công thức tính moment lực là M = F.d = 4.0,5 = 2 N.m
Câu 7. Đáp án đúng là A.
Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay) bằng 0.
Câu 8. Đáp án đúng là A.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng đặt vào một vật. Khi ngẫu lực tác dụng lên vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
Câu 9. Đáp án đúng là A.
Câu 10. Đáp án đúng là B.
Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác và luôn được bảo toàn.
Câu 11. Đáp án đúng là A.
Khi đun nước bằng ấm điện, điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 12. Đáp án đúng là A.
Đơn vị của công là: jun (J).
Câu 13. Đáp án đúng là A.
Ta thấy trong trường hợp A: 0 < α < 900 nên: trọng lực tác dụng lên ô tô sinh công phát động.
Câu 14. Đáp án đúng là A.
Câu 15. Đáp án đúng là C.
Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công.
Câu 16. Đáp án đúng là C.
Câu 17. Đáp án đúng là B.
Khi vật chuyển động cùng hướng với lực và lực không đổi thì: P = Fv.
Câu 18. Đáp án đúng là C.
Câu 19. Đáp án đúng là B.
Đổi 70 năm = 70.86400.365 =2207520000 s.
Công thực hiện của trái tim là:
A = P.t = 3 . 2207520000 = 6622560000 (J)
Ô tô muốn thực hiện công này thì phải mất thời gian là:
t = 6622560000 : (3.105)= 22075,2 (s)
Câu 20. Đáp án đúng là A.
Câu 21. Đáp án đúng là A.
Câu 22. Đáp án đúng là D.
Câu 23. Đáp án đúng là B.
Khi bóng rơi xuống sàn thì thế năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
Câu 24. Đáp án đúng là A.
Câu 25. Đáp án đúng là A.
Câu 26. Đáp án đúng là C.
Câu 27. Đáp án đúng là B.
Câu 28. Đáp án đúng là C.
Trọng lượng của vật là:
P = 10.m = 10.40 = 400 (N)
Công của lực kéo (công toàn phần) là:
A = F.s = 480.5 = 2400 (J)
Công có ích để kéo vật:
Ai = P.s = 400.5 =2000 (J)
Công hao phí là:
Ahp = A – Ai = 2400 – 2000 = 400 (J)
…………
3.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Vật lý 10
T |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức, kĩ năng |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
|||
1 |
Công, năng lượng và năng suất |
1.1. Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng |
1 |
2 |
2 |
1 (TL) |
5 |
1 |
1.2. Công cơ học |
1 |
2 |
1 |
4 |
||||
1.3. Công suất |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
1.4. Động năng. Thế năng |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
1.5. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng |
1 |
1 |
1 |
1 (TL) |
3 |
1 |
||
1.6. Hiệu suất |
1 |
1 |
1 |
3 |
||||
2 |
Động lượng |
2.1. Động lượng |
1 |
1 |
1 |
3 |
||
2.2. Định luật bảo toàn động lượng |
1 |
1 |
2 |
1 (TL) |
4 |
1 |
||
Tổng số câu |
28 |
3 |
||||||
Tỉ lệ điểm |
7,0 |
3,0 |
………….
4. Đề thi giữa kì 2 tiếng Anh 10 Global Success
PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Listen to an announcement about a Go Green Weekend event and decide A, B, C and D. (Unit 6 – 047)
1. Valentina Tereshkova was born in ________ in Russia.
A. 1973
B. 1937
C. 1975
D. 1913
2. Together, they began intensive _______to become cosmonauts.
A. training
B. learning
C. teaching
D. flying
3. In 1963, at the age of _____, Tereshkova became the first woman to travel in space
A. 24
B. 25
C. 26
D. 28
4. She also completed a degree in_______ sciences.
A. traditional
B. technical
C. flight
D. space
Choose the word which has the underlined part pronounced differently from the rest
5. A. fear B. realize C. pear D. near
6. A. prevent B. education C. dependent D. eliminate
Choose the word which is stressed differently from the rest.
7. A. study B. reply C. apply D. rely
8. A. reduction B. popular C. financial D. romantic
Choose the underlined part among A, B, C or D that needs correcting:
9. Cultural diversity makes the United States a ____ interesting place in which to live for all of its inhabitants.
A. much better
B. more
C. many more
D. much more
10. There are some things Americans would change, and __ thing people would change is their education.
A. the biggest
B. a big
C. the
D. a bigger
11. In our tradition, when people mention “matter of betel and areca” they are talking about ____ issue.
A. unmarried B. married C. marry D. marriage
12. All forms of discrimination against all women and girls ____ immediately everywhere.
A. must be taken away
B. must be ended
C. must be allowed
D. must be followed
13. Gender equality is also a part of the ____ to the challenges facing society.
A. solution
B. solute
C. solves
D. solve
14. UNICEF is now ____ schools and families with educational supplies to help lower costs.
A. providing
B. improving
C. contributing
D. making
15. Today, Australia is one of ____ diverse countries in the world.
A. the more culturally
B. the most culturally
C. most cultural
D. the most cultural
16. Nam: “Which gender, do you think, works harder: male or female? Lan: “____”
A. I think it depends on individuals rather than gender.
B. Males like high position jobs more than females.
C. Females prefer to have a stable job.
D. Both males and females are responsible for childcare.
……………
Tải file tài liệu để xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 lớp 10 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 44 Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 10 (Có đáp án + Ma trận) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.