Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mang đến 3 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo – Đề 1
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8
I.ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
MÙA XUÂN CHÍN
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
(Hàn Mặc Tử)
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
a. Thơ bốn chữ
b. Thơ năm chữ
c. Thơ sáu chữ
d. Thơ bảy chữ
Câu 2: Khổ thơ thứ nhất gieo vần:
a. vần chân – vần liền.
b. vần chân – vần cách
c. vần lưng – vần liền
d. Vần lưng – vần cách
Câu 3: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong ba câu thơ sau:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
– “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
a. 1/2/4
b. 2/2/3
c. 3/4
d. 2/1/4
Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất có mấy từ tượng hình, mấy từ tượng thanh.
a. Không từ tượng hình và một từ tượng thanh.
b. Một từ tượng hình và một từ tượng thanh.
c. Hai từ tượng hình và một từ tượng thanh.
d. Hai từ tượng hình và hai từ tượng thanh.
Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?
“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,”
a. Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
b. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
c. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
d. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.
Câu 6: Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những hình ảnh thơ:
a. Làn nắng ửng, khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, giàn thiên lí.
b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, bao cô thôn nữ hát trên đồi, đám xuân xanh, kẻ theo chồng.
c. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc.
d. Khách xa, mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc, bờ sông nắng chang chang.
Câu 7: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của chúng.
a. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
b. Từ tượng hình: lưng chừng, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
c. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
d. Từ tượng hình: vắt vẻo, hổn hển, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.
Câu 8: Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau:
“Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”
a. Đi từ rạo rực, xuyến xao đến cảm giác tiếc nuối, lo lắng.
b. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng thiên nhiên.
c. Miêu tả sự vận động trong lòng con người, thiên nhiên.
d. Miêu tả sự vận động của mùa xuân trong lòng con người.
Câu 9. Thông điệp tác giả gửi gắm qua bài thơ là gì?
Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
————————- Hết ————————-
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
D |
0,5 |
|
2 |
B |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
A |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
B |
0,5 |
|
8 |
A |
0,5 |
|
9 |
Thông qua bức tranh thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống và hình ảnh con người trong mùa xuân, nhà thơ Hàn Mặc Tử bày tỏ tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương sâu sắc. |
1,0 |
|
10 |
HS nêu hành động cụ thể để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. Có thể diễn đạt bằng nhiều cách: – Chăm chỉ học tập và lao động, phấn đấu thành con ngoan trò giỏi. – Kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu của dân tộc khi trở thành chủ nhân của đất nước. -… |
0,5 0,5 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm xúc về một bài thơ tự do |
0,25 |
||
c. Triển khai nội dung đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ tự do HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết; sau đây là một số gợi ý: |
2.5 |
||
a. Mở đoạn: – Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả) – Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ b. Thân đoạn: – Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp và gieo vần, các biện pháp tu từ…) – Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo và ý nghĩa của nội dung bào thơ – Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung bài thơ – Tác dụng và ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ c. Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về bài thơ. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, gợi cảm, sáng tạo. |
0,5 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc – hiểu |
Thơ 6 chữ, 7 chữ |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kện lịch sử. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ (thơ sáu chữ, bảy chữ) |
Nhận biết: – Nhận diện được thể thơ. – Nhận biết được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. – Nhận biết, phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người biết thể hiện qua văn bản. – Nhận biết được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản. – Nhận biết được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. – Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. Thông hiểu: – Chỉ ra tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. – Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. – Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản. Vận dụng: – Phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người biết thể hiện qua văn bản. – Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của bản thân. |
5 TN |
3TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. |
1* |
1* |
1* |
1 TL* |
Tổng |
5 TN |
3 TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo – Đề 2
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CỬA SÔNG
Là cửa nhưng không then khóa Nơi những dòng sông cần mẫn Nơi biển tìm về với đất |
Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi con tàu chào mặt đất Dù giáp mặt cùng biển rộng (theo Quang Huy) |
Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Sáu chữ
D. Bảy chữ
Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ
A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra
B. Không then khóa, không khép lại, mở ra
C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra
D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ
Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”
A. Nhân hóa
B. Liệt kê
C. So sánh
D. Điệp từ
Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?
A. Nơi biển cả tìm về với đất liền
B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng
C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.
D. Nơi những người thân được gặp lại nhau
Câu 6. Cho đoạn thơ:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non”
Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?
A. sông không giờ quên cội nguồn
B. sông không bao giờ quên biển
C. sông không bao giờ xa biển
D. sông luôn gắn bó với núi non
Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được
cội nguồn để vươn ra biển lớn.
C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.
D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.
Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?
A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.
B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.
C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.
D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.
Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Câu 1 |
C. Thơ sáu chữ |
0,5 điểm |
Câu 2 |
B. Không then khóa, không khép lại, mở ra |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A. Đúng |
0,5 điểm |
Câu 4 |
A. Nhân hóa |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D. Nơi những người thân được gặp lại nhau |
0,5 điểm |
Câu 6 |
A. sông không giờ quên cội nguồn |
0,5 điểm |
Câu 7 |
A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn. |
0,5 điểm |
Câu 8 |
C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn. |
0,5 điểm |
Câu 9 |
Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống. |
1,0 điểm |
Câu 10 |
– Đảm bảo đúng hình thức – Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh – Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước: + Tình thân gia đình + Tình làng xóm + Sự gắn bó với làng quê + Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống + … – Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước: + Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người. + Giúp cho mỗi người sống tốt hơn + Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng. – Trình bày được bài học cá nhân. => Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người. |
1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,… |
0,25 điểm |
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do. |
0,25 điểm |
|
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở đoạn: – Giới thiệu được nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ. 2. Thân đoạn: – Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. 3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân. |
2,5 điểm |
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,5 điểm |
|
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. |
0,5 điểm |
|
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8
a) Ma trận
Kĩ năng |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TN KQ |
TN TL |
TN KQ |
TN TL |
TN KQ |
TN TL |
TN KQ |
TN TL |
|||
Đọc hiểu |
1. Văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ (ngoài CT SGK) |
4 |
0 |
4 |
1 |
0 |
1 |
0 |
0 |
50 |
Tỉ lệ % |
10 |
0 |
10 |
15 |
0 |
15 |
0 |
0 |
||
Viết |
2. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tỉ lệ % |
0 |
5 |
0 |
20 |
0 |
15 |
0 |
10 |
||
Tổng % điểm |
15 |
45 |
30 |
10 |
100 |
|||||
60 |
40 |
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Bản đặc tả và Hướng dẫn chấm.Trong bảng: TN (Trắc nghiệm), TL (Tự luận); dấu*chỉ câu tương tự như câu trên, có nghĩa là như trên.
b) Bản đặc tả
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ. (Ngữ liệu ngoài SGK) |
Nhận biết: – Nhận biết được thể thơ, đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, nhan đề bài thơ. Nhận biết được hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trữ tình trong bài thơ. – Nhận biết được các biện pháp tu từ trong bài thơ. Thông hiểu: – Xác định được bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ. – Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và một số thủ pháp nghệ thuật. – Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. – Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. Vận dụng: – Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. -Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. |
4 TN |
4TN 1TL |
1TL |
|
2 |
Viết |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ sáu chữ, bảy chữ |
Nhận biết: Đoạn văn đảm bảo bố cục 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn); đúng kiểu bài nêu cảm xúc về một đoạn thơ/bài thơ. Thông hiểu: Đoạn văn nêu được những suy nghĩ, cảm xúc của người viết về các yếu tố hình thức, nội dung của bài thơ. Vận dụng: Đoạn văn thể hiện được rõ ràng suy nghĩ, cảm xúc và đưa ra được những lí giải phù hợp, thuyết phục cho cảm xúc của người viết. Vận dụng cao: Đoạn văn có diễn đạt mới mẻ, phát hiện tinh tế, thể hiện được những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc, có giọng văn mang đậm cá tính của người viết. |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
Tổng |
4 TN 1*TL |
4TN 2*TL |
2* TL |
1*TL |
|||
Tỉ lệ % |
15 |
45 |
30 |
10 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8 (Có ma trận, đáp án) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.