Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9 năm 2022 – 2023 gồm 4 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Lịch sử lớp 9 được biên soạn theo hình thức đề thi trắc nghiệm + tự luận (theo điểm số) và dạng bài 100% trắc nghiệm với thời gian làm bài 45 phút.
Thông qua 4Đề thi giữa kì Lịch sử 9 giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập cơ bản, luyện giải đề từ đó xây dựng kế hoạch học tập để tự tin trước mỗi bài thi chính thức. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các bạn học sinh. Vậy dưới đây là TOP 4 Đềkiểm tra giữa kì 1 Sử 9 năm 2022 – 2023, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 9.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9 năm 2022 – 2023 – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9
Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)
Câu 1: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử
B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư
C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người đi do thám mặt trăng
D. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo
Câu 2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở ĐNA giành được độc lập trong tháng 8/1945?
A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.
B. Lào, In-đô-nê-xi-a
C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a
D. In-đô-nê-xi-a
Câu 3 . Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cuba năm 1959 là:
A. Hô-xê Mác-ti
B. Phi-đen Ca-xtơ-rô
C. Nen-xơn Man đê-la
D. Áp- đen Ca-đê.
Câu 4. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là
A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, Ph-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.
Câu 5: ‘Chủ nghĩa A-pac-thai’ có nghĩa là:
A. Chế độ độc tài chuyên chế
B. Chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.
C. Biểu hiện của chế độ chiếm nô
D. Biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới
Câu 6. Năm được gọi là “Năm châu Phi” là:
A. Năm 1952
B. Năm 1953
C. Năm 1959
D. Năm 1960
Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Tại sao nói “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á” ?
Câu 2 (4 điểm). Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9
Trắc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
ĐA |
A |
D |
B |
B |
B |
D |
Tự luận
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
* Hoàn cảnh ra đời: – Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. – Ngày 8 8 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. * Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. * “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á” – Đến tháng 4 năm 1999, 10 nước Đông Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (ARF) nhằm tạo môi trường hoà bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển khu vực |
|
0,5 0,5 0,5 0,5 1 |
||
2 |
* Các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba: – Tháng 3 – 1952, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập ở Cu-ba và thi hành nhiều chính sách phản động. – Ngày 26-7-1953 cuộc tấn công pháo đài Mô-ca-đa do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy – Năm 1955, Phi-đen sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh – Tháng 11-1956 Phi-đen trở về nước chiến đấu ở vùng Xi-e-ra – Từ năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tiến công lớn. – Ngày 1- 1- 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi * Tình hữu nghị Việt Nam – CuBa: – Việt Nam và Cu Ba đã có nhiều sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi-đen từng nói: “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình”. – Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp. |
0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 1,5 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||
TN |
TN |
TL |
Thấp |
Cao |
||
Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh TG thứ hai |
– Sự kiện nổi bật ở LX năm 1949 |
|||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
1 0,5 5% |
1 0,5 5% |
||||
Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay |
– Các nước giành độc lập năm 1945 – Người lãnh đạo CM Cu- ba – 5 nước sáng lập ASEAN – Năm châu Phi |
– Chủ nghĩa A-pác-thai là gì? – Nét khác biệt trong xây dựng KT giữa châu Phi và châu Á – Nhiệm vụ quan trọng của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập? |
– Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. – Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba |
– Tại sao từ đầu những năm 90 của TK XX « một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA » |
– Trình bày hiểu biết về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: |
4 2 20% |
3 1,5 15% |
1 3,5 35 |
0,5 1 10% |
0,5 1,5 15% |
9 9,5 95% |
T.số câu: T. số điểm Tỉ lệ %: |
5 2,5 25% |
3 1,5 15% |
1 3,5 35% |
0,5 1 10% |
0,5 15 15% |
8 10 100% |
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9 năm 2022 – 2023 – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại
A. 10 năm.
B. 20 năm.
C. 30 năm.
D. 40 năm.
Câu 2: Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế
A. chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì.
B. chiến thắng nhưng phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
C. bại trận, chịu nhiều hậu quả to lớn về người và của.
D. thể hiện được vai trò và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 3: SEV là tên gọi tắt của
A. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế.
C. Liên minh châu Âu.
D. Liên minh châu Phi.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới vào giữa những năm 70 của thế kỉ XX mở đầu bằng
A. cuộc khủng hoảng về dầu mỏ trên thế giới năm 1973.
B. sự khủng hoảng trì trệ của Liên Xô.
C. cuộc khủng hoảng thừa trong thế giới tư bản.
D. sự mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô.
Câu 5: Sự kiện đánh dấu Liên bang Xô viết sụp đổ là
A. nhà nước liên bang tê liệt.
B. các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi liên bang.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thành lập.
D. Tổng thống Gooc-ba-chốp từ chức, lá cờ liên bang Xô viết trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống.
Câu 6: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế
A. công nghiệp nặng.
B. công nghiệp nhẹ.
C. dịch vụ
D. nông nghiệp.
Câu 7: Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu được ra đời trong hoàn cảnh
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu, truy kích quân đội phát xít Đức.
C. các nước Đông Âu được sự giúp đỡ của Mĩ và các nước Tây Âu.
D. các nước Đông Âu được chính quyền phát xít Đức trao trả chính quyền.
Câu 8: Nội dung không nằm trong phương hướng chính của các kế hoạch dài hạn ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
B. đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
C. chú trọng mở rộng công – thương nghiệp và các ngành dịch vụ.
D. đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Câu 9. Trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà lãnh đạo Liên Xô đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng là
A. không chú trọng văn hóa, giáo dục, y tế.
B. không xây dựng nhà nước công – nông vững mạnh.
C. gia sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.
D. chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô năm 1991 tác động đến quan hệ quốc tế là
A. chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ hoàn toàn.
B. trật tự thế giới một cực hình thành.
C. hình thành trật tự thế giới đa cực.
D. hình thành trật tự hai cực Ianta.
Câu 11: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm là
A. tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế.
B. giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản.
C. cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
D. đảm bảo thực hiện dân chủ và công bằng xã hội.
Câu 12: Đối với phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô có vai trò là
A. chỗ dựa vững chắc.
B. cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.
C. nước viện trợ không hoàn lại.
D. đồng minh tin cậy của phong trào thế giới.
Câu 13: Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi chủ yếu diễn ra dưới hình thức đấu tranh
A. chính trị.
B. vũ trang.
C. nghị trường.
D. tư tưởng, văn hóa.
Câu 14: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ căn bản vào
A. giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
B. cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
C. giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
D. cuối những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 15: Năm nước thành viên sáng lập ra tổ chức ASEAN là
A. Việt Nam, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.
B. Thái Lan, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.
D. Thái Lan, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.
Câu 16: Cuộc “Cách mạng xanh” ở Ấn Độ diễn ra trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. giao thông vận tải.
D. công nghệ thông tin.
Câu 17: Tổ chức liên minh khu vực ở châu Phi là
A. ASEAN.
B. NATO.
C. AU.
D. SENTO.
Câu 18: Trung Quốc tiến hành cuộc cải cách – mở cửa vào năm
A. 1986.
B. 1978.
C. 1997.
D. 1949.
Câu 19. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức là
A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
C. chế độ phân biệt chủng tộc.
D. chế độ khủng bố.
Câu 20: Nội dung không phải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân là
A. Liên Xô đưa quân vào giải phóng các dân tộc ở Châu Á, Phi, Mĩ La-tinh.
B. sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
C. sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh.
D. sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
Câu 21: Điều kiện đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. các nước đồng minh tiến vào giải phóng.
B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. các nước Đông Nam Á được sự giúp đỡ của quân Mĩ.
Câu 22: Lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ trong những thập niên gần đây là
A. công nghệ thông tin.
B. công nghiệp.
C. nông nghiệp.
D. giao thông vận tải.
Câu 23: Nội dung không thuộc đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 là
A. thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
B. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
C. tiến hành cải cách mở cửa.
D. chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Câu 24: Nội dung không nằm trong nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN là
A. động viên toàn lực, ủng hộ mọi mặt về sức mạnh vật chất, tinh thần khi các nước thành viên bị đe dọa độc lập, chủ quyền.
B. cùng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
Câu 25. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 có ý nghĩa quốc tế là
A. hệ thống chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
B. đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
D. báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến và tư bản trên đất Trung Hoa.
Câu 26: Thách thức lớn nhất của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
A. hạn chế về vốn, trình độ quản lý kinh tế, môi trường cạnh tranh quyết liệt.
B. tình trạng thất nghiệp gia tăng do trình độ tay nghề thấp.
C. đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
D. hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng.
Câu 27: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là
A. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
B. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô.
C. hợp tác với các nước ASEAN để cùng phát triển.
D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.
Câu 28: Ý nghĩa của việc Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi là
A. chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó.
B. Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh.
C. Anh mất quyền thống trị tại Nam Phi.
D. chế độ thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ.
Câu 29. Những khó khăn của các nước châu Phi hiện nay là
A. mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân với giới lãnh đạo.
C. xung đột nội chiến, tình trạng đói nghèo, nợ chồng chất và dịch bệnh.
D. sự cấm vận của Mĩ.
Câu 30: Trụ sở của tổ chức ASEAN đặt ở
A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Băng Cốc (Thái Lan).
C. Viêng-chăn (Lào).
D. Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 9
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG |
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
||
Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. |
Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của TK XX. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 1,33 13,3% |
2 0,67 6,7% |
1 0,33 3,3% |
7 2,33 23,3% |
|
Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của TK XX. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,67 6,7% |
1 0,33 3,3% |
2 0,67 6,7% |
5 1,67 16,7% |
||
Tổng số câu Số điểm % |
6 2 20% |
3 1 10% |
1 0,33 3,3% |
2 0,67 6,7% |
12 4 40% |
|
Các nước Á, Phi, Mi La-tinh từ năm 1945 đến nay. |
Quá trình phát trển của PTGPDT và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,67 6,7% |
3 1 10% |
5 1,67 16,7% |
||
Các nước châu Á. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0,67 6,7% |
2 0,67 6,7% |
2 0,67 6,7% |
1 0,33 3,3% |
7 2,33 23,3% |
|
Các nước Đông Nam Á. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,33 3,3% |
1 0,33 3,3% |
1 0,33 3,3% |
3 1 10% |
||
Các nước châu Phi. Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,33 3,3% |
2 0,67 6,7% |
3 1 10% |
|||
Tổng số câu Số điểm % |
6 2 20% |
6 2 20% |
5 1,67 16,7% |
1 0,33 3,3% |
18 6 60% |
|
Tổng số câu Số điểm % |
12 4 40% |
9 3 30% |
6 2 20% |
3 1 10% |
30 10 100% |
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 Lịch sử 9
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022 – 2023 4 Đề thi giữa kì 1 Sử 9 (Có ma trận, đáp án) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.