Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 gồm 7 đề ôn có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích dùng chung cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.
Việc ôn thi học kì 1 Văn 7 là một trong những giai đoạn quan trọng được xem là giai đoạn nước rút trong quá trình ôn thi. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập, nắm được cấu trúc bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì 1 sắp tới. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên tham khảo ra đề thi. Vậy sau đây là TOP 7 Đề ôn thi học kì 1 Văn 7, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Văn – Đề 1
Đề thi học kì 1 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Chót trên cành cao vót Trời rộng lớn muôn trùng Trái con chưa đủ nặng Cứ như thế trên trời Mấy hôm trước còn hoa |
Ôi! từ không đến có Một ngày một lớn hơn Trái non như thách thức Chao! cái quả sâu non |
(Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa và So sánh
C. Nhân hóa và Ẩn dụ
D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.
Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.
B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.
C. Những quả sâu non nhí nhảnh.
D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.
Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?
A. Vì chúng ở trên cao.
B. Vì chúng là những quả sấu non.
C. Vì chúng chưa lớn.
D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.
Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?
A. Vui
B. Đùa
C. Chơi
D. Nghịch
Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?
A. Vui sướng
B. Bất ngờ
C. Ngạc nhiên và thích thú
D. Phấn khởi
Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.
B. Thể hiện sự gần gũi.
C. Thể hiện sự vui đùa.
D. Thể hiện thân thiết.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?
A. Miêu tả quả sấu non trên cao.
B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.
C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.
D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!
Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em.
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
B |
0,5 |
|
2 |
D |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
D |
0,5 |
|
9 |
– Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: + So sánh:Trái non như thách thức + Nhân hóa: Thách thức + Ẩn dụ: Trăm thứ giặc thứ sâu – chỉ kẻ thù xâm lược – Tác dụng: Quả sâu non không sợ loài giặc loài sâu nào cứ lên, cứ trở thành ngon ngọt. Đó là sức sống kì diệu mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho ta hiểu một chân lí lớn lao: không một loài sâu bọ, không một thứ giặc nào có thể hủy diệt hay chiến thắng sự sống. Mọi cuộc bắn phá ném bom rồi cũng sẽ thất bại, không thể phá được cuộc sống vĩ đại của dân tộc Việt Nam. |
1,0 |
|
10 |
-HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc: Qua hình ảnh quả sấu non, nhà thơ muốn giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh và lòng tự hào về cuộc sống dân tộc. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được đối tượng biểu cảm là người thân trong gia đình và ấn tượng ban đầu về người đó. Thân bài nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người thân ấy để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người thân đó. Kết bài khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân đó. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Cảm nghĩ về một người thân. |
0,25 |
||
c. Cảm nghĩ về người thân. * Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. * Biểu cảm về người thân: – Nét nổi bật về ngoại hình. – Vai trò của người thân và mối quan hệ đối với người xung quanh. * Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về người đó. * Tình cảm của em với người thân. |
2.5 |
||
– Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình . |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. |
0,5 |
Đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Văn – Đề 2
Đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÒ CÒ Ô
a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu:
– Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng, di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ… cho người chơi.
– Tạo không khí vui chơi sôi nổi, thư giãn, vui vẻ.
b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi:
– Số lượng người chơi từ 3-5 em, nếu đông chia thành nhiều nhóm.
– Địa điểm chơi là sân trường, sân nhà… sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát.
c. Hướng dẫn cách chơi:
– Chuẩn bị chơi:
+ Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi.
+ Làm “cái” trò chơi (miếng chàm) bằng một miếng nhựa đặc… nhỏ, dẹt hoặc các sợi dây điện nhỏ thắt lại với nhau vừa vặn tay cầm ném vào các ô chơi.
+ Vẽ đậm vạch đứng để đi “cái”, là vạch ngang ở một đầu ô chơi.
+ Các người chơi “oẳn tù tì” để xếp thứ tự chơi.
– Bắt đầu chơi:
Người chơi đứng vào vạch đi “cái” (ném “miếng cái” vào ô có hình vẽ hoa thị), “cái” của ai gần hoa thị nhất là được đi trước, có thể dùng gang tay hoặc đoạn que làm thước đo cho chính xác. Nếu có 2-3 “cái” cùng chạm “vòng tiêu điểm” thì phải tính cụ thể từ điểm tâm O để phân hơn thua, hoặc nếu không xác định được rõ ràng thì những người có “cái” như thế phải đi lại.
Sau khi phân định thứ tự xong, người chơi thực hiện các động tác chơi chủ yếu như sau:
Đối với kiểu ô chơi hình chữ nhật:
+ Đầu tiên, người chơi thảy “miếng cái” vào ô 1 sao cho “cái” không được chạm vào các vạch bốn bên là được, rồi nhảy lò cò lần lượt từ ô số 10 đến hết ô số 6 thì nghỉ bằng cả hai chân, rồi lại lò cò tiếp đến ô số 1 tìm cách lấy bàn chân đang lò cò nhảy lên đánh bạt “miếng cái” thẳng ra ngoài vạch đứng ném “cái”, xong rồi nhảy lò cò ra. Nếu không đẩy được miếng cái ra khỏi ô hoặc nhảy sang ô khác hoặc nằm trên vạch hoặc người chơi mất thăng bằng mà ngã (có tay hoặc chân đang chạm đất hoặc dẫm vạch) làm mất lượt chơi.
Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.
+ Thực hiện các động tác tương tự như trên với các ô số 2, 3, 4…đến 10 kể cả ô vòng bán nguyệt trên đầu ô số 5 và 6.
+ Đi hết ô số 10 thì được tậu ruộng: Muốn tậu ruộng, phải đứng ở chỗ có hoa thị mà không được giẫm vạch, quay lưng lại các ô, tay cầm “miếng cái” ném qua đầu để “miếng cái” rơi xuống ô nào mà không chạm các vạch trong ô thì được lấy ô đó làm ruộng, được đánh dấu X hoặc gạch vẽ gì tùy ý. Nếu ném cái cái ra ngoài các ô chơi thì mất lượt chơi lần ấy, nếu miếng cái chạm vạch thì vẫn được đi lại lần sau trong ván chơi.
Ruộng của ai thì người chơi ấy được nghỉ chân, khi lò cò qua đó. Nếu lần thứ hai được tậu ruộng, người chơi sẽ cố tình ném “miếng cái” sao cho vào được ô gần với ô ruộng cũ để mỗi khi lò cò qua đó chủ ruộng được nghỉ liên tiếp và lâu hơn. Còn ruộng của người khác, khi đi qua phải lò cò cắt qua mà không được ngã hoặc giẫm vạch, hoặc nếu muốn nghỉ ngơi thì phải xin phép chủ ruộng hoặc phải nộp cống chủ ruộng bằng một cái búng tai (sau nhiều lần xin nghỉ chủ ruộng sẽ tính rồi búng luôn một lần).
Đối với kiểu ô chơi có hình tròn xen kẽ:
+ Cách này với phù hợp với người chơi nhỏ tuổi, vì chỉ phải lò cò ở các ô tròn và được để hai chân ở ô hình chữ nhật. Đến ô số 8 và ô số 9 thì nhảy quay người lại, đổi chân đứng so với chân trước đó.
+ Khi tậu ruộng có thể đứng trên các ô số 8 và ô số 9 hoặc ở chỗ có hoa thị tùy theo thỏa thuận trước khi chơi.
d. Luật chơi:
– Nếu người chơi thảy “miếng cái” mà trúng vào vạch trong các ô hoặc đang đẩy “miếng cái” trúng vạch hoặc nhảy sang ô khác là mất lượt chơi.
– Khi đang nhặt “miếng cái” hoặc tìm cách đẩy “miếng cái” ra ngoài ở bất cứ ô nào người chơi đều phải trong tư thế lò cò, chân đứng chân co. Nếu thả chân đang co xuống đất, chống tay xuống đất, bò ra đất, mất thằng bằng ngã xuống đất hoặc chạm vạch… là mất lượt chơi.
– Nếu đang chơi mà “miếng cái” cán mức (nằm trên vạch vẽ các ô) thì mất lượt phải đợi đến lượt sau mới được đi tiếp. Khi đến lượt chơi tiếp được tiếp tục thảy “miếng cái” vào ô của lượt chơi trước bị hỏng (ví dụ đang thảy cái đến ô thứ hai mà cái cán mức thì khi đến lượt chơi mới lại được tiếp tục thảy cái vào ô số 2 để chơi tiếp).
(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lò cò ô” thuộc loại văn bản nào? (Biết)
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Văn bản tự sự
Câu 2: Văn bản “Lò cò ô” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Biết)
A. Mục đích, ý nghĩa; chuẩn bị; hướng dẫn cách chơi; luật chơi
B. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, luật chơi
C. Nguồn gốc, chuẩn bị, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt
D. Mục đích, hướng dẫn cách chơi, hình thức xử phạt
Câu 3: Văn bản hướng dẫn bao nhiêu cách chơi lò cò ô khác nhau? (Biết)
A. 1 cách chơi
B. 2 cách chơi
C. 3 cách chơi
D. 4 cách chơi
Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về mục đích của trò chơi lò cò ô? (Biết)
A. Góp phần rèn luyện khả năng ước lượng cho người chơi.
B. Góp phần rèn luyện khả năng di chuyển nhanh nhẹn cho người chơi.
C. Góp phần rèn luyện tính chăm chỉ cho người chơi.
D. Góp phần rèn luyện tính khéo léo cho người chơi.
Câu 5: Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào? (Hiểu)
A. Theo trật tự thời gian
B. Theo quan hệ nhân quả
C. Theo mức độ quan trọng của thông tin
D. Theo trình tự không gian
Câu 6: Cụm từ “tậu ruộng” được sử dụng trong văn bản nên được hiểu như thế nào? (Hiểu)
A. Dùng tiền để mua mảnh ruộng
B. Giành được phần thưởng trong lượt chơi
C. Giành chiến thắng cuối cùng trong trò chơi
D. Thu hoạch nhiều sản phẩm từ mảnh ruộng
Câu 7: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau? (Biết)
“Dùng phấn vẽ các hình ô chơi theo ý thích (kiểu ô hình chữ nhật hoặc hình tròn và chữ nhật xen kẽ), 9-11 ô tùy theo độ tuổi và khả năng người chơi.”
A. Số từ biểu thị số lượng chính xác
B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng
C. Số từ biểu thị số thứ tự
D. Số từ biểu thị số lượng
Câu 8: Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn? (Hiểu)
“Đối với người chơi giỏi và có sức khỏe, đến ô số 1 vẫn lò cò nhưng dùng ngón chân cái và ngón chân trỏ kẹp “miếng cái” nhảy hất nó lên cao và dùng bàn tay đón bắt lấy nó. Đối với các người chơi bé nhỏ hơn thì nhảy lò cò đến ô số 2 rồi tìm cách cúi xuống nhặt lấy “miếng cái”.”
A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét hoạt động của người chơi lò cò ô.
B. Các từ ngữ về chân và hoạt động của chân có tác dụng làm rõ cách chơi lò cò ô.
C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn.
D. Các từ ngữ có sự lặp lại dùng để nhấn mạnh ý giữa các câu.
Câu 9: Theo em, trò chơi dân gian ngày nay có còn quan trọng đối với trẻ em hay không? Vì sao? (Vận dụng)
Câu 10: Nêu một vài ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bàn về hiện tượng nghiện game của học sinh hiện nay. (Vận dụng cao)
Đáp án đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
B |
0,5 |
|
7 |
A |
0,5 |
|
8 |
C |
0,5 |
|
9 |
HS trả lời có hoặc không có tầm quan trọng của trò chơi dân gian, có lý giải phù hợp. |
1,0 |
|
10 |
HS nêu được ít nhất 02 ưu điểm của trò chơi dân gian so với trò chơi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ. |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một số bạn nghiện trò chơi điện tử mà không quan tâm đến các hoạt động vui chơi giải trí khác. |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: |
|||
– Thực trạng nghiện trò chơi điện tử của một số học sinh. – Tác hại của việc nghiện trò chơi điện tử. – Nguyên nhân của việc nghiện trò chơi điện tử – Một số giải pháp |
2.5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
……………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề ôn thi học kì 1 Văn 7
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 Đề thi học kì 1 Văn 7 (Có đáp án) của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.