Bạn đang xem bài viết Biotin là gì? Cách sử dụng trị rụng tóc HIỆU QUẢ, NHANH và lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Biotin là một dạng vitamin tan được trong nước, được mọi người biết đến với tác dụng thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc và móng. Để trả lời cho câu hỏi biotin là gì, cũng như là tác dụng của biotin trên tóc, hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Biotin là gì?
Biotin là một vitamin hòa tan trong nước và còn được biết đến với các tên gọi khác là Vitamin B7, Vitamin H.
Con người không thể tự tổng hợp được biotin mà chỉ có thể cung cấp qua chế độ ăn uống hàng ngày từ các nguồn vi sinh vật và thực vật.
Thiếu hụt biotin thường không phổ biến nhưng đã được ghi nhận. Thiếu biotin có thể gây ra các biểu hiện như viêm kết mạc, mất điều hòa, rụng tóc, co giật, nhiễm trùng da và chậm phát triển ở trẻ em. Sự thiếu hụt biotin cũng sẽ gây ra các lỗi bẩm sinh trong quá trình trao đổi chất.
Cơ thể bạn cần biotin để chuyển hóa carbohydrate, chất béo và axit amin thành các thành phần cấu tạo nên protein. Chính vì thế, biotin đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố sức khỏe của tóc và móng.
Công dụng của Biotin đối với sức khỏe
Điều chỉnh mức độ trao đổi chất
Biotin điều chỉnh các biểu hiện gen, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của quá trình trao đổi chất. Cùng với các vitamin nhóm B khác, biotin cần thiết cho hoạt động chuyển hóa thức ăn bạn thành năng lượng.
Quá trình này được thực hiện theo một số cách:
- Biotin chuyển đổi glucose từ các nguồn carbohydrate – nguồn năng lượng chính của cơ thể.
- Biotin giúp cơ thể sử dụng các axit amin từ protein, qua đó thực hiện nhiều chức năng khác của cơ thể.
- Biotin kích hoạt các axit béo từ thực phẩm chứa chất béo như dầu hoặc mỡ động vật.
Nếu không có đủ biotin trong cơ thể, các triệu chứng của quá trình trao đổi chất xảy ra kém có thể xuất hiện như mức năng lượng thấp, mệt mỏi, tăng cân, các vấn đề về tiêu hóa, có thể phát triển bệnh tiểu đường, thay đổi cảm giác thèm ăn, tâm trạng kém,…
Hỗ trợ tim mạch
Biotin đóng một vai trò trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các nguyên nhân phổ biến gây bệnh tim bao gồm viêm, xơ vữa động mạch (hoặc mảng bám tích tụ trong động mạch), đau tim và đột quỵ.
Theo một số nghiên cứu, biotin và crom kết hợp với nhau có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Ngoài ra, biotin đã được chứng minh là có kết quả tích cực trong việc tăng cholesterol HDL “tốt”, đồng thời giúp giảm mức cholesterol LDL và triglycerid “xấu”. [1]
Thúc đẩy chức năng não
Biotin có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh. Vì loại vitamin này có vai trò trong hoạt động truyền tín hiệu thần kinh và dẫn truyền các xung thần kinh. Các vitamin nhóm B cùng nhau ảnh hưởng đến chức năng bộ nhớ và chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ.
Các vitamin nhóm B như biotin giúp duy trì một tư duy tích cực, tăng cường năng lượng và tăng khả năng tập trung. Bên cạnh đó, biotin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp các hormone – yếu tố liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Biotin cần thiết cho quá trình tạo ra các tế bào bạch cầu – loại tế bào có liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Sự thiếu hụt nồng độ biotin có liên quan đến các rủi ro và vấn đề khác nhau của hệ thống miễn dịch.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của biotin đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu ở mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã chứng minh biotin có vai trò trong việc kiểm soát đường huyết sau ăn, do đó biotin được cho là có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. [2]
Ngăn chặn tình trạng viêm
Nhờ đặc tính chống viêm của biotin, chúng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng viêm và các bệnh dị ứng. Đây là một trong những lợi ích của biotin tốt nhất và phổ biến nhất cho cơ thể.
Ngoài ra, bổ sung biotin cũng ngăn ngừa sự tái phát của các tình trạng dị ứng và viêm.
Công dụng của Biotin đối với làm đẹp
Giúp móng tay chắc khỏe
Theo các nghiên cứu, khi dùng liều cao biotin có thể giúp điều trị tình trạng móng tay yếu và dễ gãy. Trên thực tế, lợi ích này của vitamin B7 lần đầu tiên được phát hiện khi ngựa được điều trị bằng biotin để khắc phục các vấn đề về việc móng ngựa trở nên giòn và nứt. [3]
Hỗ trợ sức khỏe làn da
Các vitamin nhóm B, cũng như là biotin hỗ trợ sản xuất các axit béo nuôi dưỡng da và giúp các tuyến dầu hoạt động tốt. Ngoài ra, các lợi ích khác của biotin bao gồm giúp bảo vệ da khỏi mụn trứng cá, nhiễm nấm, phát ban và khô và nứt nẻ nghiêm trọng.
Duy trì mái tóc khỏe mạnh
Biotin kích thích sản xuất keratin trong tóc và có thể làm tăng tốc độ phát triển nang lông.
Với việc bổ sung biotin thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe của tóc, giúp tóc chắc khỏe và thêm bóng mượt. Biotin cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác nhau như rụng tóc, gàu, ngứa da đầu,…
Hỗ trợ giảm cân
Biotin là một trong những thành phần giúp tăng cường quá trình giảm cân và có thể mang lại cân nặng mong muốn nhanh chóng. Nhờ vào khả năng tăng cường chuyển hóa carbonhydrate và axit béo, biotin đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và đốt cháy năng lượng.
Cách dùng, liều dùng Biotin
Đường dùng phổ biến nhất của biotin là đường uống, một số ít trường hợp được chỉ định dùng đường tiêm tĩnh mạch. Hiện nay, các chế phẩm dưỡng tóc, dưỡng móng có chứa thành phần biotin cũng được sử dụng rộng rãi.
Thông qua chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, lượng biotin cung cấp sẽ đảm bảo được lượng biotin khuyến nghị 30 mcg/ngày theo yêu cầu của người lớn. Theo cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc sử dụng biotin hằng ngày qua đường uống không được khuyến nghị ở người bình thường.
Tác dụng phụ của Biotin
Đối với hầu hết người sử dụng, tác dụng phụ của biotin đối với cơ thể là không lớn. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau bụng hoặc tiêu chảy. Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như:
- Buồn nôn, chuột rút.
- Phản ứng dị ứng như: nổi mày đay, khó thở, sưng môi, khô môi,…
Khi gặp những tình trạng này cần báo ngay cho bác sĩ.
Độc tính của biotin đối với cơ thể khi quá liều hiếm khi xảy ra. Biotin là vitamin tan trong nước nên sẽ được bài tiết qua nước tiểu khi dư thừa. Không có thuốc giải độc khi sử dụng quá liều biotin.
Để giảm và tránh gặp tác dụng phụ khi bổ sung biotin thì việc cung cấp biotin qua thực phẩm là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng biotin hàng ngày bằng đường uống.
Thực phẩm giàu biotin
Lượng biotin khuyến nghị có thể cung cấp đầy đủ qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu biotin mà bạn có thể tham khảo:
- Thịt nội tạng (gan, thận).
- Lòng đỏ trứng.
- Các loại hạt (như hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó,…).
- Các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,…).
- Các loại ngũ cốc (gạo, ngô, lúa mì,…).
- Các loại quả (chuối, bơ, mâm xôi,…).
- Súp lơ trắng.
- Nấm.
Lưu ý khi sử dụng Biotin
Biotin có thể can thiệp vào một số xét nghiệm hormone. Trong các xét nghiệm miễn dịch sử dụng tương tác streptavidin-biotin, sự can thiệp của biotin có thể tạo ra cả kết quả dương tính giả và âm tính giả.
Cũng như nhiều chất bổ sung khác, biotin chưa được kiểm tra về độan toàn đối với phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em và những người có bệnh lý hoặc đang dùng thuốc.
Vậy nên, không nên tự ý sử dụng biotin đường uống mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng.
Xem thêm:
- Sắt (iron) có vai trò gì đối với cơ thể? Các đối tượng nên bổ sung sắt
- Một số sản phẩm Biotin tốt trên thị trường
- Thực hư chuyện Biotin có tác dụng ngăn rụng tóc
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về biotin và cách sử dụng biotin hiệu quả. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé!
Nguồn: NCBI, Drug.com, Healthline
Nguồn tham khảo
-
Biotin supplementation reduces plasma triacylglycerol and VLDL in type 2 diabetic patients and in nondiabetic subjects with hypertriglyceridemia
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16677798/
-
Effects of biotin on blood glucose regulation in type 2 diabetes rat model
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25997216/
-
A Review of the Use of Biotin for Hair Loss
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5582478/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Biotin là gì? Cách sử dụng trị rụng tóc HIỆU QUẢ, NHANH và lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.