Bạn đang xem bài viết Bị bỏng kiêng ăn gì, nên ăn gì mau lành, không bị sẹo? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Người bị bỏng nên kiêng ăn gì để tránh sẹo?
Trứng
Trứng là một thực phẩm dinh dưỡng nhưng lại làm chậm quá trình phục hồi vết bỏng. Trứng có thể khiến vết sẹo thành màu trắng, dẫn đến da không đều màu.
Đồ nếp và thịt gà
Thịt gà, đồ nếp khiến da bị ngứa, dễ mưng mủ, sưng tấy rất khó chịu. Nếp có thể làm vết thương bị lồi, mất thẫm mỹ.
Thịt bò
Thịt bò làm tăng sắc tốc melanin khiến da bị sậm màu. Thịt bò cũng khiến vết thương bị lồi, mất thẫm mỹ.
Thịt xông khói
Thịt xông khói làm hao hụt vitamin, khoáng chất, khiến vết bỏng của bạn lâu lành và dễ để lại sẹo. Vậy nên bạn cần tránh ăn loại thực phẩm này nhé.
Rau muống
Rau muống giúp làm tăng quá trình sản xuất collagen, giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều rau muống sẽ khiến vết thương bị lồi, không đẹp.
Hải sản
Hải sản mặc dù rất bổ dưỡng nhưng người bị bỏng nên tránh ăn loại thực phẩm này. Nếu bị bỏng mà ăn phải hải sản sẽ khiến vết bỏng sưng đỏ, ngứa, đau rát và gây cảm giác khó chịu hơn.
Người bị bỏng nên ăn gì mau lành?
Nước
Người bị bỏng dễ bị mát nước do da chảy dịch, vì thế cần bổ sung nước gấp 2, 3 lần người bình thường.
Ngoài nước, bạn có thể bổ sung thêm: Sữa, nước trái cây, trà loãng,…
Thực phẩm giàu Vitamin A
Người bị bỏng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A:
cải xoong, cải bó xôi, các loại trái cây thuộc họ cam quýt, thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cà rốt.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C rất tốt cho việc làm lành vết thương, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như: ổi, cam, quýt, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh,…
Thực phẩm chứa acid béo
Để vết bỏng mau lành, bạn hãy bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu acid béo như: cá hồi, cá thu, cá trích…
Nên ăn gì trong từng giai đoạn bỏng?
Đối với bệnh nhân bị bỏng, điển hình là giai đoạn nhiễm độc, nhiễm khuẩn và suy mòn bỏng cần có chế độ ăn uống giàu năng lượng, giàu đạm, các loại Vitamin và khoáng chất. Đồng thời kết hợp với vật lý trị liệu thích hợp để tăng cường sức đề kháng nhằm tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống thực bào, bên cạnh đó có khả năng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nhờ đó vết thương sẽ nhanh chóng lành, không để lại sẹo.
Có 3 loại sẹo khi bỏng như sau:
Sẹo phình to: Sẹo nổi lên khỏi bề mặt da, có màu đỏ hoặc tím, và nổi lên, khi chạm vào thấy ấm và ngứa.
Sẹo lõm: Sẹo này làm bạn khó di chuyển do vết thương làm siết chặt da, cơ và gân.
Sẹo lồi: Sẹo có bề mặt bóng, những vết sưng không có lông.
Chẳng ai muốn mình bị bỏng cũng không ai đoán trước được mình sẽ bị bỏng, nhưng việc cung cấp và bổ sung thêm những kiến thức này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lành vết thương, không để lại sẹo xấu. Với những thông tin hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn vừa cung cấp, hy vọng mọi người sẽ áp dụng thành công để nhanh chóng phục hồi.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bị bỏng kiêng ăn gì, nên ăn gì mau lành, không bị sẹo? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.