Bạn đang xem bài viết Bệnh xơ cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xơ cứng bì là một trong những căn bệnh hiếm gặp gây khô cứng và phá huỷ tất cả các mô ở dưới da. Hiện nay, bệnh chưa có phương pháp nào để điều trị triệt để. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!
Xơ cứng bì là gì?
Bệnh xơ cứng bì là loại bệnh tự miễn hiếm gặp gây ra xơ cứng da và các mô liên kết. Đặc điểm nổi bật của bệnh là người mắc bệnh là da dần bị cứng lại và mất đi độ đàn hồi, chun giãn.
Bệnh tiến triển nặng dần có thể gây tổn thương ở thực quản, tim, phổi và thận. Có hai dạng xơ cứng bì thường gặp là xơ cứng bì cục bộ và xơ cứng bì hệ thống:
- Xơ cứng bì cục bộ: ảnh hưởng đến một phần cơ thể, thường là các tế bào da. Bệnh không gây hại đến các cơ quan khác. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể sẽ tự khỏi nhưng đối với những tình trạng nghiêm trọng hơn, xơ cứng bì có thể phá hủy da của người bệnh.
- Xơ cứng bì hệ thống: ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm da, mô dưới da, mạch máu và các cơ quan nội tạng.
Xơ cứng bì là tình trạng xơ cứng ở da và các mô kết nối
Nguyên nhân gây xơ cứng bì
Nguyên nhân
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do một số sai sót của chức năng của hệ miễn dịch.
Kết quả là làm tăng sản xuất collagen quá mức và gây tích tụ collagen tại các mô trong cơ thể.
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến xơ cứng bì vẫn chưa được biết rõ
Các yếu tố rủi ro
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ cứng bì như:
- Yếu tố di truyền: những người có mối quan hệ huyết thống trong gia đình thường có nguy cơ mắc bệnh xơ cứng bì cao hơn người khác.
- Yếu tố môi trường: tiếp xúc thường xuyên và lặp đi lặp lại với một số chất, hóa chất hoặc thuốc làm tăng nguy cơ bị xơ cứng bì.
- Yếu tố về hệ thống miễn dịch: thường là do sự sai sót trong hệ thống miễn dịch. Đối với những người bị xơ cứng bì còn có thể có các triệu chứng của bệnh tự miễn khác như lupus ban đỏ hệ thống,…
Những người có quan hệ huyết thống có nguy cơ mắc xơ cứng bì cao hơn
Triệu chứng của bệnh xơ cứng bì
Bệnh xơ cứng bì gây ra tổn thương đa dạng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như:
- Các dấu hiệu ở da: sưng, ngứa, da dày lên, xuất hiện mẩn đỏ hay thậm chí là lắng đọng Canxi dưới da.
- Hiện tượng Raynaud: xuất hiện ở ngón tay và ngón chân, các ngón chuyển sang màu trắng, xanh hoặc đỏ. Người bệnh có cảm giác dị cảm, tê và đau.
- Vấn đề về tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, đầy hơi,…
- Các vấn đề về tim phổi: người bệnh thường có cảm giác khó thở, giảm khả năng vận động, chóng mặt,…
Xơ cứng bì làm các ngón chuyển sang màu trắng, xanh hoặc đỏ
Biến chứng nguy hiểm
Bệnh xơ cứng bì gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm các biến chứng như:
- Ở ngón tay: hiện tượng Raynaud gây gián đoạn lưu lượng máu đến tay làm tổn thương vĩnh viễn mô ngón tay, trường hợp xấu có thể gây hoại tử ngón tay.
- Ở phổi: gây xơ hóa nhu mô phổi làm ảnh hưởng để khả năng thông khí và trao đổi khí ở phổi.
- Ở thận: gây ra bệnh thận do xơ cứng bì dẫn đến suy thận cấp.
- Ở tim: xơ cứng bì dẫn đến suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim.
- Ở hệ tiêu hóa: gây ợ nóng, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa,…
- Ở khớp: tình trạng da căng nghiêm trọng làm giới hạn sự vận động của các khớp, đặc biệt là khớp ở bàn tay.
Xơ cứng bì hạn chế hoạt thậm chí hoại tử
Cách chẩn đoán bệnh xơ cứng bì
Xơ cứng bì là bệnh tự miễn và gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan. Do đó, triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng và việc chẩn đoán tùy thuộc vào cơ quan bị tác động.
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh xơ cứng bì dựa vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân, đồng thời tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ kháng thể của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng hình ảnh học, xét nghiệm thăm dò chức năng để đánh giá mức độ bị ảnh hưởng của các cơ quan.
Dấu hiệu lâm sàng là cơ sở chính để bác sĩ chẩn đoán bệnh xơ cứng bì
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Xơ cứng bì là bệnh lý nghiêm trọng và không thể tự khỏi cũng không thể tự điều trịtại nhà. Do đó, khi có bất kỳ các triệu chứng nào của bệnh xơ cứng bì như sưng, ngứa, da, mẩn đỏ,… thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nơi khám chữa bệnh
Nếu gặp phải các dấu hiệu nêu trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào để kịp thời thăm khám và điều trị.
Tham khảo một số bệnh viện uý tín và nổi tiếng.
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108,…
Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Các phương pháp chữa bệnh xơ cứng bì
Cho tới nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chữa khỏi bệnh, quan trọng là chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để ngăn chặn tốc độ tiến triển của bệnh, duy trì các chức năng cho bệnh nhân.
Tùy vào tổn thương ở những cơ quan nào mà có những điều trị cụ thể, bao gồm điều trị các tổn thương ở da, mạch, thận, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp và tim mạch.
Một số phương pháp điều trị bệnh xơ cứng bì như:
- Sử dụng thuốc: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi có nhiễm trùng, các thuốc điều trị triệu chứng tiêu hóa, hô hấp và tim mạch.
- Trị liệu: các phương pháp vật lý trị liệu giúp bệnh nhân sớm có khả năng phục hồi chức năng, giảm tình trạng co rút ở tay do bệnh gây ra.
- Phẫu thuật: cấy ghép tế bào gốc là phương pháp tối ưu ở bệnh nhân nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh xơ cứng bì
Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì và nhanh chóng phục hồi sức khỏe hòa nhập lại với cuộc sống, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:
- Tập thể dục: nhằm tăng cường vận động cơ thể vì tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn cản sự cứng cơ cũng như giúp cho các khớp linh hoạt hơn.
- Bảo vệ da: da là cơ quan bị tổn thương rõ rệt nhất trong bệnh xơ cứng bì. Do đó, người bệnh cần có phương pháp che chắn, bảo vệ da phù hợp.
- Không hút thuốc: do Nicotine trong thuốc lá có thể tăng nguy cơ làm cho các mạch máu và mô phổi cứng lại.
- Kiểm soát chứng ợ nóng: ợ nóng là một trong các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì. Ợ nóng lâu ngày có thể gây trào ngược dạ dày thực quản và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có phương pháp kiểm soát bệnh phù hợp.
- Giữ ấm cơ thể: đây là biện pháp chính giúp ngăn ngừa các triệu chứng của hiện tượng Raynaud.
Xem thêm
- Cảnh báo 7 triệu chứng thoái hóa khớp điển hình không thể chủ quan
- 5 cách chữa viêm khớp ngón tay chuẩn khoa học bạn nên biết
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh xơ cứng bì. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!
Nguồn: MayO Clinic, NHS UK, Cleveland Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh xơ cứng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.