Bạn đang xem bài viết Bệnh uốn ván: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng có tính chất cấp tính, đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, dễ dẫn đến tử vong. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu các thông tin về căn bệnh uốn ván nguy hiểm qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do ngoại độc tố (tetanospasmin) của vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Loại độc tố này tấn công vào hệ thống thần kinh gây nên tăng trương lực các cơ làm cho các cơ co cứng, đặc biệt là các cơ ở cổ và hàm.
Bệnh uốn ván thường hay xuất hiện rải rác ở vùng nông thôn, đặc biệt là những nơi không có chương trình tiêm chủng mở rộng tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn hẳn với các vùng được tiêm chủng khác.
Khi mắc uốn ván, tỷ lệ tử vong rất cao từ 25% – 90%. Với uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong trên 80% [1].
Uốn ván do ngoại độc tố (tetanospasmin) gây ra
Triệu chứng của bệnh uốn ván
Thời gian ủ bệnh (vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chưa gây ra biểu hiện bệnh) là có thể từ 3 ngày đến 21 ngày. Thời gian trung bình của thời kỳ này là 10 ngày.
Một số thể bệnh của uốn ván bao gồm: uốn ván toàn thể và uốn ván cục bộ.
Thể bệnh uốn ván hay gặp nhất là uốn ván toàn thể. Các đặc trưng hay gặp của uốn ván toàn thể là:
- Triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất là triệu chứng cứng hàm (hàm rất cứng, không thể di chuyển được).
- Khó nuốt (do hàm không thể cử động).
- Cứng cổ, cứng tay, cứng chân xuất hiện sau cứng hàm.
- Hình ảnh đặc trưng của uốn ván cổ và lưng cong, chân trở nên cứng nhắc, cánh tay co vào người và nắm chặt tay.
- Xuất hiện các cơn co giật (khoảng cách giữa các lần sẽ giảm dần theo thời gian).
- Co cứng toàn thân kích phát có thể dẫn tới cơ thể xanh tím, có thể gây ra ngừng thở.
- Xuất hiện co thắt các cơ. Nếu co thắt cơ tròn có thể gây ra bí tiểu hoặc táo bón.
- Rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng như rối loạn huyết áp, rối loạn nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi. Giai đoạn muộn hơn có thể xuất hiện tụt huyết áp, nhịp tim chậm dẫn tới tử vong.
- Một số triệu chứng ít gặp như gãy xương, viêm phổi, thuyên tắc phổi.
Uốn ván cục bộ rất hiếm gặp, thường biểu hiện bằng các cơn co cứng cơ, tăng trương lực hoặc co giật cơ một chi hay một vùng của cơ thể. Thông thường, uốn ván cục bộ là giai đoạn rất sớm và nhanh chóng tiến triển thành uốn ván toàn thể.
Cứng hàm là triệu chứng đầu tiên và đặc trưng nhất
Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván
Cách lây truyền của vi khuẩn uốn ván
- Nguồn bệnh: trực khuẩn uốn ván thường ở trong ruột gia súc nhưng không gây bệnh. Chất thải của da súc thường chứa nha bào. Các nha bào này phân tán khắp nơi trong môi trường tự nhiên, dễ lây nhiễm vào các vết thương.
- Phương thức lây truyền: nha bào theo các vết thương hở, đặc biệt là các vết thương bẩn không được vệ sinh sạch sẽ vào trong cơ thể. Môi trường yếm khí ở các mô hỏng và dập nát là môi trường thích hợp để nha bào phát triển thành vi khuẩn uốn ván hoạt động gây bệnh cho cơ thể.
Yếu tố thuận lợi dễ lây nhiễm vi khuẩn
- Các vết thương tiếp xúc với đất hoặc phân.
- Có các dị vật trong vết thương như đinh rỉ, mảnh vụn.
- Người suy giảm miễn dịch: người mắc HIV/AIDS, người sử dụng corticoid liều cao dài ngày, người sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Các vết thương ở người đái tháo đường.
- Dùng chung kim tiêm.
- Nhiễm trùng rốn trong trường hợp bà mẹ không tiêm phòng đầy đủ.
Giẫm vào đinh gỉ là một trong những nguyên nhân gây ra uốn ván
Biến chứng của bệnh uốn ván
Uốn ván gây ra những biến chứng hết sức nặng nề, khó hồi phục.
- Co thắt thanh quản: không thể kiểm soát dây thanh âm, giảm lượng khí đi vào phổi có thể gây ra suy hô hấp.
- Thuyên tắc phổi: cục máu đông di chuyển trong máu, do sự co thắt các cơ có thể bị kẹt lại ở các mạch máu phổi làm cho máu không thể di chuyển lên phổi trao đổi được.
- Viêm phổi: do các cơ bị co thắt nên người bệnh rất dễ hít phải dịch tiêu hoá, cũng như các chất từ dạ dày. Các chất này là chất lạ nên khi tiếp xúc với phổi sẽ gây ra phản ứng viêm ở phổi. Người ta gọi tình trạng này là viêm phổi hít.
- Gãy xương: các cơn co thắt, co giật, đặc biệt là những cơn co cứng gồng mình do uốn ván gây ra có thể gây ra các lực rất mạnh làm xoắn, vặn xương gây ra tình trạng gãy xương.
- Biến chứng nặng nhất của uốn ván đó là người bệnh có thể tử vong.
Uốn ván có thể gây biến chứng thuyên tắc phổi
Các chẩn đoán phát hiện bệnh uốn ván
Các bác sĩ sẽ dựa vào các đặc điểm liên quan đến vết thương như thời gian, có dị vật hay không, vết thương sạch hay bẩn, có tiếp xúc với đất hay phân không.
Thông thường, các bác sĩ sẽ xác định thời gian xuất hiện vết thương đến khi người bệnh có triệu chứng cứng hàm là bao lâu. Thăm khám thật kỹ triệu chứng cứng hàm, nếu không có triệu chứng toàn thân đi kèm (nhận định về triệu chứng này rất quan trọng, giúp chẩn đoán sớm trước khi có những triệu chứng khác đi kèm).
Các triệu chứng khác của uốn ván thường rất dễ nhận biết và chẩn đoán. Tuy nhiên, đây là giai đoạn muộn nên việc ưu tiên phát hiện ở giai đoạn sớm vẫn là thách thức đối với các bác sĩ.
Chẩn đoán uốn ván là chẩn đoán thuần lâm sàng, không có xét nghiệm máu nào chẩn đoán vi khuẩn uốn ván.
Chẩn đoán uốn ván cần phát hiện sớm ở giai đoạn cứng hàm
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Các vết thương có một trong những yếu tố nguy cơ sau cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
- Chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm.
- Không chắc chắn lần cuối cùng tiêm phòng uốn ván.
- Vết thương của bạn bị nhiễm bẩn, đất, phân, rỉ sét.
- Xuất hiện trạng thái cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, miệng không mở to như bình thường.
- Hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của uốn ván.
Khi dẫm phải đinh rỉ mà chưa tiêm phòng uốn ván trong 10 năm nên đến các cơ sở y tế
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Nếu có nhu cầu, bạn có thể đến khoa truyền nhiễm của bất kỳ cơ sở y tế (Bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật) nào để có thể nhận được sự điều trị từ các bác sĩ. Có thể tham khảo một số bệnh viện lớn sau:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Đến ngày các cơ sở y tế (Bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật) uy tín để được khám và điều trị
Phương pháp điều trị bệnh uốn ván
Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván
- Trung hoà độc tố, diệt trừ vi khuẩn uốn ván.
- Ngăn ngừng các cơn co cứng xuất hiện.
- Theo dõi và xử lý những biến chứng đi kèm đặc biệt là biến chứng hô hấp.
Các phương pháp điều trị cụ thể
- Dùng kháng sinh: nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn uốn ván mà chỉ có tác dụng đề phòng các vi khuẩn bội nhiễm đi kèm.
- Dùng kháng độc tố uốn ván: vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong. Nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
- Kiểm soát cơn co cứng: sử dụng các thuốc an thần như diazepam, lorazepam,… để giảm co cứng. Trong trường hợp các thuốc trên không thể hạn chế được tình trạng co cứng có thể phải dùng thuốc tác động vào hệ thần kinh kết hợp với thở máy.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch hoặc qua sonde dạ dày.
- Dùng các chất chống đông như heparin để ngăn ngừa tắc mạch.
- Theo dõi các chức năng của thận, phổi, bàng quang, dạ dày,…
- Vật lý trị liệu để phòng trường hợp cứng cơ.
- Dùng vacxin gây miễn dịch chủ động sau khi đã khỏi bệnh.
Dùng nhiều loại thuốc để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng
Phương pháp phòng ngừa bệnh uốn ván
Tiêm phòng là cách tốt nhất để giúp phòng ngừa bệnh uốn ván. Thông thường có hai loại vacxin uốn ván được sử dụng tuỳ từng trường hợp là:
- SAT: huyết thanh kháng độc tố uốn ván dùng cho bệnh nhân đã bị uốn ván hoặc dự phòng cho các bệnh nhân có vết thương bẩn.
- VAT: giải độc tố uốn ván, giúp tạo miễn dịch tự nhiên trên người.
Với trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng sẽ được tiêm vacxin uốn ván theo Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Mũi tiêm | Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Mũi 4 |
Tuổi của trẻ | 2 tháng (vacxin 5 trong 1) | 3 tháng (vacxin 5 trong 1) | 4 tháng (vacxin 5 trong 1) | 18 tháng (vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván) |
Với các đối tượng nguy cơ cao như công nhân xây dựng, người làm việc trong các trang trại chăn nuôi hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ ( từ 15 đến 35 tuổi) chỉ cần tiêm mũi VAT (giá thành trong khoảng 100.000 đồng đến 150.000 đồng) theo lịch trình như sau:
Mũi tiêm | Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Mũi 4 | Mũi 5 |
Thời gian hai mũi liên tiếp cách nhau | 1 tháng | 6 đến 12 tháng | 5 năm | 10 năm | |
Tác dụng các mũi tiêm | 5 năm | 10 năm | 20 năm |
Đối với phụ nữ có thai chỉ cần tiêm 2 mũi vacxin VAT để dự phòng.
- Mũi 1: vào 3 tháng giữa của thai kỳ, khuyến cáo nên tiêm vào tuần thứ 20.
- Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, cách thời điểm sinh ít nhất 30 ngày.
Với những người có vết thương bẩn nhưng chưa được tiêm uốn ván sẽ tiến hành tiêm huyết thanh SAT (giá mỗi mũi khá dao động từ 65.000 đồng đến 110.000 đồng) và vacxin VAT theo lịch sau.
Mũi tiêm | Mũi 1 | Mũi 2 | Mũi 3 | Mũi 4 | Mũi 5 |
Loại thuốc | SAT | VAT | VAT | VAT | VAT |
Thời gian hai mũi liên tiếp cách nhau | trong 6h sau khi bị thương | cùng mũi 1 | 1 tháng | 2 tháng | 12 tháng |
Các trung tâm tiêm chủng bạn có thể tham khảo
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Viện Pasteur TP.HCM
- Bệnh viện Nhi đồng 1
- Bệnh viện đa khoa Xuyên Á
- Bệnh viện Từ Dũ
Tại Hà Nội
- Trung tâm tiêm chủng VNVC
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội
- Phòng tiêm chủng SAFPO
- Trung tâm dịch vụ y tế dự phòng
- Phòng tiêm chủng – Đại học Y Hà Nội
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vacxin
XEM THÊM:
- Bạch hầu
- Viêm não Nhật Bản
- Triệu chứng uốn ván giúp bạn phát hiện bệnh chính xác
Uốn ván là một trong những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần phải tiêm phòng vacxin đầy đủ để phòng ngừa uốn ván hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết cung cấp các kiến thức về uốn ván. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: CDC, Betterhealth, Mayoclinic, VNCDC.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh uốn ván: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.