Bạn đang xem bài viết Bệnh u nang buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
U nang buồng trứng là bệnh có thể gặp ở bất kì giai đoạn phát triển nào của nữ giới. Đây là bệnh thường tiến triển trong thời gian dài, không có triệu chứng rõ rệt. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của bệnh u nang buồng trứng qua bài viết sau nhé!
U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng (Ovarian Cyst) là hiện tượng một khối chứa dịch lỏng, có vỏ bọc bên ngoài xuất hiện, hình thành và phát triển bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng là loại u lành tính phát triển từ các cấu trúc bình thường hoặc di tích phôi thai của buồng trứng.
U nang buồng trứng chia hai loại: cơ năng và thực thể.
U nang buồng trứng là khối dịch có vỏ bọc
Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng khó phát hiện dựa theo các triệu chứng, nhiều khi được phát hện tình cờ do siêu âm. Tuy không có dấu hiệu đặc trưng nhưng bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu chỉ điểm dưới đây:
- Đau vùng xương chậu, đau nhói về một bên, tự nhiên đau khi quan hệ, có cảm giác khó chịu trong tử cung, cảm giác mệt mỏi khi đi lại.
- Kinh nguyệt không như bình thường: số ngày kinh, lượng máu kinh, đặc điểm máu kinh (đen sẫm, mùi hôi, kèm nhiều khí hư).
- Khó tiêu, đầy hơi, bụng to lên.
- Rối loạn đại tiểu tiện, tăng cân bất thường.
Nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng
Béo phì và các hội chứng chuyển hóa
Béo phì và các hội chứng chuyển hoá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra buồng trứng đa nang ở nữ. Hormone luteinizing (LH) trong cơ thể quá cao dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố là cơ sở hình thành nhiều nang trong buồng trứng nhưng không có sự rụng trứng, tạo thành u nang cơ năng.
Ngoài ra bệnh nhân buồng trứng đa nang còn có các đặc điểm như lông rậm, thời gian giữa hai chu kỳ kinh dài hơn bình thường.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung không phát triển ở tử cung mà lại phát triển ở những vùng khác như mũi, buồng trứng, vòi trứng,… Nếu nội mạc tử cung lạc sang buồng trứng sẽ gây nên u nang buồng trứng.
Rối loạn bài tiết hormone
Khi xảy ra tình trạng rối loạn bài tiết hormon, estrogen và progesterone tiết ra khác với bình thường, cộng thêm dư thừa androgen, sẽ kích thích buồng trứng hình thành nang.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai khiến cho nội tiết tố thay đổi, có thể có vài nang buồng trứng xuất hiện để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong những tháng đầu.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở buồng trứng hoặc từ nơi khác lan đến buồng trứng có thể gây ra viêm, tạo nên u nang buồng trứng.
Biến chứng của bệnh u nang buồng trứng
- U nang buồng trứng xoắn: u nang xoắn ngăn cản máu đến buồng trứng gây nên tình trạng đau bụng dữ dội, đột ngột, dấu hiệu sinh tồn không ổn định, mạch nhanh, nhỏ, buồn nôn, nôn, cần phải tiến hành cấp cứu ngay.
- U nang buồng trứng vỡ: ít gặp, là hệ quả của u buồng trứng xoắn gây nên tình trạng chảy máu dữ dội, có thể đe dọa đến tính mạng.
- Ung thư buồng trứng: u nang buồng trứng ở tuổi mãn kinh có thể là chỉ báo của ung thư buồng trứng.
- Chèn ép tiểu khung: chỉ xuất hiện với u nang buồng trứng phát triển lớn, chèn ép vào các tạng lân cận ở vùng tiểu khung, gây ra áp lực cho bàng quang và trực tràng, nếu lớn hơn có thể ảnh hưởng đến niệu quản.
Các biến chứng của u nang buồng trứng
Các chẩn đoán phát hiện bệnh
U nang buồng trứng có thể sờ được nhưng cũng có thể được phát hiện tình cờ nhờ vào siêu âm vùng chậu. Tuỳ vào kích thước cũng như tính chất của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để chẩn đoán.
- Thử thai: để gợi ý xem u nang buồng trứng ở giai đoạn này có phải u nang hoàng thể hay không.
- Siêu âm vùng chậu: đánh giá xem có phải u nang hay không, xem vị trí của nó và xác định xem nó là chất rắn hay chứa đầy chất lỏng.
- Nội soi ổ bụng: đánh giá chèn ép của u nang buồng trứng với các tạng lân cận.
- Xét nghiệm CA.125: để xác định xem có nguy cơ đây là ung thư buồng trứng hay không.
Thử thai để xác định xem có phải u nang cơ năng không?
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
- Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, không đều, thời gian giữa hai chu kì lâu hơn bình thường.
- Đau bụng dưới không mất đi.
- Bụng to ra, có thể lệch về một bên.
- Đau sau khi quan hệ tình dục.
Nếu có các dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần phải đến ngay các cơ sở y tế.
- Đau bụng đột ngột, dữ dội, kèm theo nôn mửa hoặc sốt.
- Cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu và thở gấp.
- Da lạnh, nhiều mồ hôi.
Nếu có dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần đến ngay các cơ sở y tế
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Nếu có biểu hiện khác thường nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa Sản phụ khoa của các bệnh viện đa khoa uy tín.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Các tỉnh thành khác: khoa Sản phụ khoa các bệnh viện đa khoa.
Phương pháp điều trị
Theo dõi: Cần phải hiểu rằng theo dõi cũng là một trong những phương pháp điều trị, nhằm xác định chính xác u nang buồng trứng này có thể biến mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt hay không.
Nội khoa
- Sử dụng với trường hợp: phát hiện sớm, khối u lành tính và có kích thước nhỏ dưới 60 mm. Các loại thuốc tây này hỗ trợ điều trị các triệu chứng buồn nôn, chảy máu, rối loạn kinh nguyệt.
- Ưu điểm: là an toàn cho khả năng sinh sản của phụ nữ, giảm thiểu rủi ro, biến chứng khi phẫu thuật.
- Nhược điểm: chỉ điều trị triệu chứng.
Phẫu thuật
- Sử dụng với trường hợp: tất cả các trường hợp, đặc biệt là trường hợp không thể dùng thuốc.
- Có hai phương pháp phẫu thuật là bóc tách khối u với những khối u nhỏ. Với khối u lớn hơn phải tiến hành cắt một bên buồng trứng.
Phương pháp phòng ngừa
U nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, vì vậy phòng tránh bệnh là việc cần thiết để chống lại căn bệnh này. Một số biện pháp phòng tránh cần thiết như sau:
- Không được nạo phá thai vì sẽ nguy cơ dẫn của u nang buồng trứng cũng như một số bệnh phụ khoa khác.
- Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, rau củ quả, thực đơn giàu protein và ít chất béo.
- Sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ nước mỗi ngày, có thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,…
- Không lạm dụng thuốc, giảm stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
- Nói không với rượu bia, thuốc lá và điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý để tránh tình trạng béo phì.
- Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần.
Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Xem thêm
- Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng không dùng thuốc
- Ung thư buồng trứng
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về u nang buồng trứng. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân bài viết này nhé!
Nguồn: Clevelandclinic, Mayoclinic, Healthline.
Thạc sĩ Lê Thị Huỳnh Trang
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh u nang buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.