Bạn đang xem bài viết Bệnh sán lá gan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sán lá gan là một loại ký sinh trùng nguy hiểm, khi vào cơ thể vật chủ sẽ ký sinh và gây bệnh ở gan và ống mật. Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về các nguyên nhân và cách điều trị bệnh do sán lá gan gây ra.
Bệnh sán lá gan là gì?
Bệnh sán lá gan là một bệnh lý mạn tính do ký sinh trùng sán lá gan gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sán lá gan có thể sống và gây bệnh trong cơ thể từ 20 cho đến 30 năm.
Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, sán lá gan sẽ di chuyển theo ruột tới ống dẫn mật và gan để ký sinh và phát triển. Trong quá trình này, chúng có thể đi lạc đến các cơ quan khác và gây bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.
Bệnh sán lá gan là một bệnh mạn tính do ký sinh trùng gây ra
Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan
Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu,…thậm chí ở cả chó ,mèo. Đặc biệt, ốc là vật chủ ký sinh của ấu trùng sán lá gan lớn.
Ở môi trường ngoài, trứng sán nở thành ấu trùng lông ký sinh trong ốc rồi phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc, vào nước và bám vào các loại thực vật sống trong nước để trở thành các nang trùng. Khi người ăn, uống trúng các nang trùng này sẽ bị nhiễm sán.
Đường truyền bệnh sán lá gan chủ yếu là thông qua tiêu thụ thực vật như rau cải xoong, rau diếp nước, bạc hà và mùi tây.
Sán lá gan trưởng thành đẻ 2000 – 4000 trứng mỗi ngày và trứng lại được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh.
Thức ăn và nguồn nước nhiễm sán là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Triệu chứng của bệnh sán lá gan
Có 2 loại bệnh sán lá gan là nhiễm sán lá gan lớn và nhiễm sán lá gan nhỏ.
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thường có các triệu chứng như đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức, tính chất đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu). Đôi khi bệnh nhân còn có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
Sốt và đau vùng hạ sườn phải là dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán lá gan
Các giai đoạn nhiễm sán lá gan
Giai đoạn cấp tính: giai đoạn này diễn ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi ấu trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể và có thể kéo dài 2 – 4 tháng. Để có thể ký sinh tại gan chúng phải chui qua lớp niêm mạc gan, gây sốt và đau dữ dội vùng hạ sườn phải.
Giai đoạn tiềm ẩn: ở giai đoạn này không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào của bệnh hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng gan to và các dấu hiệu cấp khác như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Giai đoạn mạn tính: sán lá gan trưởng thành đã di chuyển đến gan và ống dẫn mật. Ở đây, chúng bài tiết các độc tố gây hại cho gan, thậm chí là gây viêm gan. Ngoài ra, việc ký sinh ở ống dẫn mật còn gây tắc ống dẫn mật, dẫn đến xơ đường dẫn mật, sỏi ống dẫn mật và xơ gan.
Các giai đoạn của bệnh liên quan đến quá trình di chuyển từ ruột đến gan của sán lá gan
Biến chứng nguy hiểm
Sán lá gan sống ký sinh trong ống dẫn mật và gan, nhờ cấu tạo cơ thể có 2 miệng hút giúp chúng bám chặt và hút chất dinh dưỡng cũng như chiếm lấy phần thức ăn của vật chủ. Quá trình bám và hút gây tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc gan.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể gây các bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao như xơ gan cổ trướng, áp xe gan thậm chí là ung thư đường mật.
Các trường hợp ấu trùng sán lá gan lạc chỗ, chúng có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như da, cơ, khớp, vú, dạ dày, đại tràng,…
Cách chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm máu
Sau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể, cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo ra các kháng thể. Việc thực hiện xét nghiệm máu giúp xác định kháng thể sán lá gan. Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu tìm sự gia tăng bất thường của bạch cầu giúp chẩn đoán bệnh.
Chụp gan
Chẩn đoán hình ảnh gan bao gồm nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Các phương pháp này giúp kiểm tra sự có mặt của sán lá gan và các tổn thương do chúng gây ra tại gan.
Xét nghiệm phân
Phương pháp chẩn đoán này giúp tìm thấy sự hiện diện của trứng sán lá gan trong phân của người bệnh. Tuy nhiên, khả năng tìm thấy trứng sán là không cao và yêu cầu phải lấy mẫu phân trong 3 ngày liên tiếp.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây bạn nên lập tức liên hệ bác sĩ:
- Đau bụng dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức. Cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội.
- Mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa,…
- Rối loạn tiêu hóa (biếng ăn, bụng khó tiêu), sạm da, vàng da.
Nơi khám chữa giun sán uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu nên trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa nào để được thăm khám và điều trị kịp thời
- Tp. Hồ Chí Minh: Viện Pasteur Tp HCM, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện nhân dân 115,…
- Hà Nội: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
Các cách điều trị bệnh sán lá gan
Dùng thuốc: Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Trong đó, các thuốc chống giun sán giúp loại bỏ sán trưởng thành và trứng của chúng ra khỏi cơ thể như: nitazoxanide, albendazole, praziquantel, triclabendazole,… Ngoài ra, các thuốc giảm đau, tiêu chảy có thể được chỉ định nếu các triệu chứng bệnh trở nặng.
Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được lựa chọn trong điều trị sán lá gan với các trường hợp hiếm gặp như viêm ống dẫn mật, nhiễm trùng ống mật,…
Biện pháp phòng ngừa
Nhiễm sán lá gan rất nguy hiểm và khó điều trị. Do đó, bạn cần chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Luôn ăn chín, uống sôi đặc biệt là các loại rau và cá nước ngọt.
Không ăn rau sống, tiết canh.
Hạn chế ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan. Nếu ăn thì phải nấu chín thật kỹ.
Vệ sinh các loại thực phẩm sạch trước khi chế biến.
Rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Ăn chín uống sôi và rửa tay thường xuyên là các biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả
Xem thêm
- Giun sán
- Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào?
- Triệu chứng nhiễm giun bạn cần biết để phát hiện bệnh kịp thời
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin quan trọng về bệnh sán lá gan cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: WebMD, CDC, Medicalnewstoday
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh sán lá gan: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.