Bạn đang xem bài viết Bệnh não gan là gì? Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh não gan là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do suy gan. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh não gan là do xơ gan
Thuật ngữ y khoa: Hội chứng não – gan.
Tên thường gọi: Bệnh hôn mê gan.
Chuyên khoa: Tiêu hóa – gan mật.
Đối tượng bệnh nhân: Chủ yếu là bệnh nhân xơ gan.
Bệnh não gan là gì?
Bệnh não gan là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do suy gan.
Bệnh não gan được phân loại thành bốn giai đoạn:
– Giai đoạn 1 và 2: Đại diện cho mức độ nhẹ đến trung bình, chức năng của não bị ức chế.
– Giai đoạn 3: Bệnh nhân bị trầm cảm nặng, nghĩa là não đã bị tổn thương.
– Giai đoạn 4: Toàn bộ não bị ảnh hưởng và bệnh nhân trở nên bất tỉnh và không đáp ứng với kích thích đau đớn (hôn mê gan).
Nguyên nhân gây bệnh não gan
Ảnh hưởng từ các bệnh về gan: Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh não gan là do xơ gan (xơ gan là bệnh phổ biến nhất) và một tỷ lệ nhỏ của hội chứng não – gan thấy trong viêm gan siêu vi nặng, nhiễm độc gan và bệnh gan do thuốc giai đoạn suy gan cấp tính hoặc tối cấp. Nguyên nhân hiếm hơn là ung thư gan nguyên phát, gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ, nhiễm trùng đường mật nghiêm trọng.
Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh não gan như: Mất nước, ăn quá nhiều chất đạm (protein), nhiễm trùng, chảy máu từ ruột, dạ dày, thực quản hoặc có các vấn đề về thận, nồng độ oxy thấp trong cơ thể, sử dụng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (như Barbiturat hoặc thuốc an thần Benzodiazepine).
Triệu chứng khi bị bệnh não gan
– Giai đoạn 1: Thay đổi nhẹ cá tính và rối loạn hành vi, chẳng hạn như hưng phấn, kích động hoặc sợ hãi, rối loạn hoặc đi tiểu tiện hay đại tiện không tự chủ. Câu trả lời của bệnh nhân vẫn còn chính xác, nhưng phát âm từ không rõ ràng và tương đối chậm, có thể run còn được gọi là run gan hoặc có asterixis,. Bất bình thường điện não đồ (EEG). Giai đoạn này kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, triệu chứng đôi khi không rõ ràng, dễ bị bỏ qua.
– Giai đoạn 2: Tiền hôn mê. Ý thức nhầm lẫn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi. Xuất hiện những triệu chứng mất phương hướng và hiểu biết giảm sút, không xác định đúng thời gian, địa điểm và nhầm lẫn khái niệm. Không thể hoàn thành một phép tính đơn giản, không nhận biết được các hình khối đơn giản như các khối xây dựng, ngôi sao năm cánh, dao động con lắc vv. Nói líu lưỡi, rối loạn viết, hành vi bất thường cũng rất phổ biến. Rối loạn thời gian, ngủ ngày, thậm chí ảo giác, sợ hãi, giận dữ. Thời gian này ở những bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh quan trọng như tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, co cứng cơ cẳng chân và dấu hiệu Babinski dương tính, điện não đồ (EEG) bất thường. Cử động vô thức có thể xảy ra ở một số bệnh nhân.
– Giai đoạn 3: Tinh thần rối loạn, một loạt các dấu hiệu thần kinh kéo dài hoặc tăng trong hầu hết thời gian, bệnh nhân bị hôn mê, nhưng có thể được đánh thức còn gọi tình trạng này là ngủ gà. Trong thời gian thức có thể trả lời câu hỏi, nhưng thường nhầm lẫn và ảo giác. Run vẫn là triệu chứng thường thấy. Tăng trương lực cơ, chân tay bắt chuồn chuồn. Thường có bất thường dạng sóng điện não đồ.
– Giai đoạn 4: Hôn mê, mất hoàn toàn ý thức, không thể thức dậy khi kích thích. Khó chịu với tư thế kích thích đau và phản ứng, phản xạ gân và cơ tăng. Hôn mê sâu, các phản xạ thay đổi khác nhau, giảm trương lực cơ, có thể có co giật kịch phát, rung giật mắt và tăng thông khí. EEG bất bình thường.
Điều trị bệnh não gan
Bệnh não gan hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên phải điều trị toàn diện bằng những phương pháp sau:
a. Ghép gan Cho đến nay ghép gan vẫn là biện pháp hoàn hảo nhất trong điều trị xơ gan và hội chứng não-gan, tuy nhiên thiếu nguồn tạng hiến là trở ngại chính đối với phương pháp này.
b. Thúc đẩy sự chuyển hóa các chất độc hại, sửa chữa các rối loạn chuyển hóa acid amin.
Sử dụng các thuốc làm giảm amoniac:
Glutamat kali (mỗi 6.3g/20ml, 34mmol kali) hoặc glutamat natri (mỗi 5.75g/20ml, natri 34mmol) pha trong dung dịch glucose truyền tĩnh mạch 1 hoặc 2 lần/ngày. Sử dụng glutamate kali hay natri, tùy thuộc vào nồng độ kali, nồng độ natri trong huyết thanh và tình trạng bệnh, thiểu niệu cần hạn chế đưa kali vào, cổ trướng cần giảm natri.
Arginine 10 ~ 20g pha vào glucose truyền tĩnh mạch mỗi ngày một lần, thuốc này gây kích thích tổng hợp urê, thuốc có tính axit nên cho bệnh nhân có độ pH trong máu cao. Thuốc hạ amoniac tác dụng tốt trên bệnh nhân có portosystemic shunt, tốt hơn trên bệnh nhân có hội chứng não – gan mạn tính, viêm gan gây hôn mê gan cấp nặng không nên dùng.
Natri benzoat đường uống có tác dụng kết hợp với các nitơ còn lại như glycine hoặc glutamine để tạo thành axit hippuric thải trừ qua thận, do đó làm giảm amoniac máu.
Axit glutamine uống kết hợp để tạo thành axit hippuric không độc hại thải trừ qua thận, nhưng cũng có thể làm giảm nồng độ amoniac.
Ornithine-α-ketoglutarate và ornithine aspartate làm giảm đáng kể vai trò của amoniac.
c. Giảm hấp thụ các chất độc từ đường ruột Chế độ ăn giảm protein bắt đầu trong vòng vài ngày, cung cấp hàng ngày lượng calo 1.200-1.600 calo và đủ vitamin, đủ carbohydrate. Nếu bệnh nhân hôn mê cần cho ăn qua ống thông mũi dạ dày. Chất béo có thể làm chậm tiêu ở dạ dày nên sử dụng ít hơn. Cho dung dịch chất lỏng với 25% sucrose hoặc glucose, năng lượng 1 kcal mỗi ml, 3 ~ 6g các axit amin thiết yếu hàng ngày. Để làm sạch dạ dày nên dừng cho ăn, nuôi dưỡng được thay bằng truyền tĩnh mạch sâu dung dịch glucose 25% để duy trì dinh dưỡng. Khi truyền lượng lớn glucose trong giai đoạn này, phải thận trọng hạ kali máu, suy tim và phù não. Khi thức tỉnh trở lại có thể tăng dần lượng protein đến 40 ~ 60g/ngày. Nguồn gốc khác nhau của protein có xu hướng gây ra hôn mê khác nhau, protein là thịt có tỷ lệ gây ra bệnh não lớn nhất, tiếp theo là protein sữa, thấp nhất protein thực vật. Vì vậy, để sửa chữa cân bằng nitơ âm tính sử dụng protein thực vật là tốt nhất.
Ngoài ra, hiện nay giới chuyên khoa còn sử dụng một sô phương pháp khác như điều chỉnh tỷ lệ amino acid chuỗi nhánh hay sử dụng hợp chất đối kháng thụ thể GABA/BZ để điều trị bệnh não gan.
Phòng ngừa bệnh não gan
Để phòng ngừa bệnh naoc gan, mọi người cần chủ động phòng ngừa các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan siêu vi B,..
Bệnh nhân đã bị bệnh gan nên tránh tất cả các yếu tố nguy cơ đã đề cập gây ra bệnh não gan. Ngoài ra, cần theo dõi sát bệnh nhân bị bệnh gan để phát hiện hội chứng não – gan và hôn mê gan ngay đầu giai đoạn tiền triệu và điều trị thích hợp vì phát hiện và điều trị sớm thường mang lại kết quả tốt.
Bệnh não gan là một biến chứng của bệnh suy gan cấp và mạn tính. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, mong rẳng với bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn và người thân hiểu thêm về các triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả.
An Khang
Thạc sĩ Ân Thái Hoàng Anh
Bệnh viện Đa khoa Triều An
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh não gan là gì? Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.