Bạn đang xem bài viết Bệnh đậu mùa khỉ và những điều nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Gần đây, một dịch bệnh lây truyền mang tên bệnh đậu mùa khỉ đã và đang lan rộng rất nhanh, thật sự là một vấn đề đáng quan ngại đối với y tế và người dân trên toàn thế giới. Vậy thì bệnh đậu mùa khỉ là gì? Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu một số thông tin dưới đây để biết thêm về bệnh và có những biện pháp phòng tránh tốt nhất cho mình và người thân.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Đậu mùa khỉ là bệnh lây nhiễm từ động vật do virus gây ra. Bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958. Sau đó bệnh mới được phát hiện ở người vào năm 1970.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền do virus (truyền sang người từ động vật) với những biểu hiện tương tự như biểu hiện của bệnh đậu mùa trước đây. Mặc dù theo WHO các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa trước đây. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể diễn tiến nặng và có thể dẫn đến tử vong ở những người có nguy cơ cao như: nhiễm virus kéo dài, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Bệnh này trước đây là một bệnh đặc hữu ở các vùng Trung và Tây Phi nhưng trong đợt bùng phát gần đây đã lây lan ra toàn thế giới và đe dọa với toàn cầu.
Nguyên nhân của bệnh là một virus DNA sợi đôi có vỏ bọc thuộc giống Orthopoxvirus của họ poxviridae. Nguồn lây virustừ tự nhiêncó thể đến từ các loài động vật như sóc, chuột, các loài gặm nhắm, linh chưởng và một số loài khác.
Dịch tễ bệnh đậu mùa khỉ
Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 5000ca nhiễm được phát hiện ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 70 người tử vong do bệnh này. Hiện tại WHO vẫn đang tổ chức những cuộc hộp nhằm đánh giá mức độ của dịch bệnh để đưa ra các khuyến cáo cần thiết để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Triệu chứng và chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ
Thời kỳ ủ bệnh(khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) kéo dài khoảng 6 – 13 ngày tuy nhiên có thể kéo dài từ 5 đến 21 ngày.
Triệu chứng của bệnh
Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Thông thường bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự khỏi sau2 – 4 tuần. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Những ca bệnh này thường liên quan đến trẻ em, mức độ phơi nhiễm virus, tình trạng bệnh nhân và tính chất của các biến chứng. Các biến chứng của bệnh có thể có gồm: Nhiễm trùng thứ phát, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực.
Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ
Về mặt lâm sàng trước khi nghĩ đến bệnh đậu mùa khỉ nên xem xét một số chẩn đoán phân biệt của bệnh như: Sởi, thủy đậu, đậu mùa, giang mai, ghẻ, dị ứng da do thuốc … do những bệnh này cũng có biểu hiện phát ban da tương tự. Một đặc điểm có thể dùng để phân biệt có thể là nổi hạch ở giai đoạn đầu khởi phát triệu chứng ở bệnh đậu mùa khỉ. Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ này ta nên làm các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán xác định bệnh.
Tuy nhiên trên thực tế đây là một bệnh truyền nhiễm nên với những biểu hiện lâm sàng trên không phải khi nào cũng nên làm xét nghiệm kiểm tra. Chỉ nên làm xét nghiệm kiểm tra cho những trường hợp sau:
– Đang sống chung, làm việc cùng với người bị bệnh hoặc nghi ngờ bệnh.
– Vừa đi du lịch đến 1 đất nước, khu vực có ca bệnh.
– Bị cắn, cào từ động vật bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
– Ăn các loài động vật không rõ nguồn gốc có nguy cơ nhiễm bệnh.
– Sống ở nơi có các loài động vật nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sinh sống.
Xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ là xét nghiệm PCR từ mẫu chất lỏng hoặc vết thương trên da của người bệnh để chẩn đoán. Trường hợp kết quả âm tính mà vẫn nghi ngờ nhiễm bệnh có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết để chẩn đoán bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Hiện tại Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca bệnh nào tuy nhiên hiểu rõ những biện pháp phòng bệnh vẫn nên được chú trọng. Để phòng ngừa bệnh chúng ta cần:
– Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm (động vật chết bất thường, động vật ở khu vực nghi nhiễm…)
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, không nên ăn những thức ăn từ động vật mà không rõ nguồn gốc.
– Tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm, hay các vật dụng của người đó.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đặc biệt sau khi tiếp xúc với những người nghi ngờ.
Tiêm vaccin phòng bệnh đậu mùa. Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ chưa có vaccin tuy nhiên vaccin phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng ngừa đến 85% bệnh đậu mùa khỉ.
Nâng cao ý thức về bệnh, thường xuyên cập nhập kiến thức về bệnh. Đến ngay trung tâm y tế khi có triệu chứng nghi ngờ.
Nguồn: CDC, NIH
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh đậu mùa khỉ và những điều nên biết tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.