Bạn đang xem bài viết Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ thường gặp ở người lớn tuổi. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh Alzheimer thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một bệnh lý nhận thức thần kinh và là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và kỹ năng xã hội. Bệnh Alzheimer có thể khiến các tế bào não teo lạivà chết đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người bệnh.
Tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer tăng theo độ tuổi [1]:
- Tuổi từ 65 đến 74: 3%.
- Tuổi từ 75 đến 84: 17%.
- Tuổi từ 85 trở lên: 32%.
Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ
Nguyên nhân gây ra bệnh alzheimer
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer nhưng một số yếu tố rủi ro có thể gây ra bệnh như:
- Tuổi: Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
- Lịch sử gia đình: Nếu một thành viên gia đình bạn đã phát triển tình trạng này, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Di truyền: Một yếu tố di truyền được hiểu rõ hơn là một dạng của gen apolipoprotein E (APOE) làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
- Các yếu tố rủi ro khác bao gồm trầm cảm, hút thuốc, bệnh tim mạch, chấn thương sọ não,…
Triệu chứng của bệnh Alzheimer
Về trí nhớ
Tình trạng mất trí nhớ liên quan đến bệnh Alzheimer bị ảnh hưởng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cả ở nhà và tại nơi làm việc.
Những người mắc bệnh Alzheimer có thể:
- Lặp đi lặp lại các câu nói và câu hỏi.
- Quên các cuộc hẹn, cuộc trò chuyện hoặc sự kiện.
- Đặt nhầm đồ vật ở những nơi không hợp lý.
- Bị lạc ở những nơi họ từng biết rõ.
- Quên tên các đồ vật hàng ngày và các thành viên trong gia đình.
- Gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ cho đồ vật, bày tỏ suy nghĩ hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Về suy nghĩ
Bệnh Alzheimer gây khó khăn trong việc tập trung và suy nghĩ, đặc biệt về các con số như quản lý tài chính, cân đối sổ sách, thanh toán đúng hạn hóa đơn, thậm chí có thể không nhận ra và xử lý các con số.
Ngoài ra, làm nhiều việc cùng một lúc rất khó khăn đối với bệnh nhân Alzheimer.
Đưa ra phán quyết và quyết định
Suy giảm khả năng đưa ra quyết định và phán đoán hợp lý trong các tình huống hàng ngày cũng là một triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Ví dụ, một người khi mắc bệnh Alzheimer có thể đưa ra những lựa chọn quần áo không phù hợp với loại thời tiết hoặc có thể không biết cách xử lý thức ăn đang cháy trên bếp.
Thay đổi hành vi
Các hoạt động hằng ngày được thực hiện theo thứ tự cũng trở nên khó khăn đối với bệnh nhân mắc Alzheimer. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể quên cách thực hiện các công việc cơ bản như thứ tự mặc quần áo, tắm rửa hoặc các bước chuẩn bị bữa ăn.
Những thay đổi về não bộ trong bệnh Alzheimer có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi dẫn đến:
- Trầm cảm.
- Mất hứng thú với các hoạt động và tự cô lập mình với xã hội bên ngoài.
- Không tin tưởng vào người khác.
- Tâm trạng lâng lâng.
- Tức giận hoặc gây hấn.
- Thói quen sinh hoạt và giấc ngủ bị thay đổi, đảo lộn.
- Hay bỏ đi lang thang.
- Ảo tưởng, chẳng hạn như tin rằng một cái gì đó đã bị đánh cắp..
Bệnh Alzheimer có thể do một số yếu tố rủi ro như tuổi tác, di truyền,…
Biến chứng nguy hiểm
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer như mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi khác ở não bộ có thể khiến việc kiểm soát tình trạng sức khỏe trở nên khó khăn hơn.
Khi bệnh Alzheimer chuyển sang giai đoạn cuối, những thay đổi trong não có thể ảnh hưởng đến các chức năng thể chất như khả năng nuốt, cân bằng và kiểm soát nhu động ruột, bàng quang hoặc một số biến chứng khác như:
- Nhiễm trùng tiểu do việc đi tiểu không tự chủ.
- Té ngã, gãy xương.
- Bệnh lở loét.
Té ngã, gãy xương là một trong những biến chứng của bệnh Alzheimer
Cách chẩn đoán bệnh
Thăm khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tinh thần và thể chất bao gồm kiểm tra phản xạ, thị giác, thính giác, phối hợp, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, định hướng về địa điểm và thời gian,…
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp xác định các dấu hiệu quan trọng như viêm nhiễm, chảy máu và các vấn đề về cấu trúc.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp bác sĩ tìm kiếm các đặc điểm bất thường trong não của bạn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về trí nhớ hoặc khả năng tư duy của bạn, điều này ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động thường ngày của bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Khi quan sát thấy các thành viên trong gia đình có biểu hiện bất thường như quên tên người thân, đi lang thang, khó thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày nên lập tức liên hệ với bác sĩ.
Nơi khám chữa bệnh Alzheimer
Nếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa thần kinh hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh uy tín và nổi tiếng trong điều trị bệnh về thần kinh
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Các phương pháp chữa bệnh Alzheimer
Sử dụng thuốc
Hai loại thuốc được dùng để điều trị bệnh Alzheimer giúp giảm các triệu chứng về trí nhớ và những thay đổi về nhận thức khác gồm:
- Thuốc ức chế cholinesterase: Giúp cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ và hành vi như kích động, trầm cảm. Tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn và rối loạn giấc ngủ.
- Memantine (Namenda): hoạt động trong mạng lưới giao tiếp tế bào não và làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng với bệnh Alzheimer từ trung bình đến nặng. Tác dụng phụ tương đối hiếm bao gồm chóng mặt.
Ngoài ra, Aducanumab (Aduhelm) là kháng thể đơn dòng giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức cũng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt điều trị một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer vào năm 2021 [2].
Tạo ra một môi trường an toàn
Thiết lập, củng cố các thói quen hàng ngày và cắt giảm các công việc đòi hỏi trí nhớ khiến bệnh nhân Alzheimer có một môi trường an toàn và dễ dàng hơn trong hoạt động:
- Giữ chìa khóa, ví, điện thoại di động và các vật có giá trị khác ở cùng một nơi trong nhà để không bị thất lạc.
- Kiểm tra và giữ thuốc ở một nơi an toàn.
- Sắp xếp tài chính để thanh toán và gửi tiền tự động.
- Cài đặt báo động cảm biến trên cửa ra vào và cửa sổ.
- Giữ ảnh và các đồ vật khác có ý nghĩa xung quanh nhà.
- Đảm bảo rằng người mắc bệnh Alzheimer mang theo căn cước công dân, điện thoại có theo dõi vị trí hoặc đeo vòng tay cảnh báo y tế. Lập trình các số điện thoại quan trọng vào điện thoại của người mắc bệnh.
- Lắp đặt tay vịn trên cầu thang và trong phòng tắm.
- Sử dụng giày, dép thoải mái cho người mắc bệnh Alzheimer để tránh té ngã.
- Sắp xếp đồ vật ngăn nắp để tránh đổ vỡ, hạn chế sử dụng thảm để tránh người bệnh bị trượt chân, té ngã.
Tạo ra một môi trường sinh hoạt an toàn tốt cho bệnh nhân Alzheimer
Biện pháp phòng ngừa
Luyện tập thể dục đều đặn: giúp máu và oxy được lưu thông lên não tốt hơn, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe xương khớp, tim mạch. Tập thể dục còn thúc đẩy giấc ngủ ngon, ngăn ngừa táo bón.
Chế độ ăn uống: Một thực đơn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Khuyến khích uống nhiều nước mỗi ngày để tránh mất nước gây táo bón.
Thực hiện điều trị kiểm soát một số bệnh liên quan như huyết áp, tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ,…
Không hút thuốc lá: Một nghiên cứu đã chứng minh giảm tỷ lệ hút thuốc có thể sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer [3].
Xem thêm
- 12 mẹo cải thiện trí nhớ cho người hay quên từ thói quen hàng ngày!
- Những bí quyết giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả
- Các cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả
Nhà thuốc vừa chia sẻ với bạn thông tin về bệnh Alzheimer cũng như cách phòng ngừa. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho gia đình và bạn bè để cùng phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Nguồn: Mayoclinic, CDC, Healthline.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh Alzheimer: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.