Bạn đang xem bài viết Bảo quản sữa mẹ hiệu quả dành cho các bà mẹ mới sinh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thời gian bảo quản
Tùy vào dụng cụ và cách bảo quản mà thời gian của chúng sẽ khác nhau. Đặc biệt nhiệt độ càng cao thời gian bảo quản sữa sẽ càng thấp.
Ở nhiệt độ phòng: Tùy vào thời tiết nhiệt độ có thể giao động từ 27 – 32 độ C. Sữa mẹ chỉ có thể bảo quản tối đa 1 giờ.
Nhiệt độ phòng máy lạnh: Sữa bảo quản tối đa 6 giờ, tuy nhiên phải đảm bảo nhiệt độ dưới 26 độ C.
Túi đá khô: Là biện pháp giúp mẹ bảo quản sữa lâu hơn khi không có tủ lạnh, nhưng chúng chỉ có thể giữ sữa trong 24 giờ.
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: 48 giờ.
Ngăn đông của tủ lạnh thông thường: Thời gian bảo quản lâu nhất là 2 tuần.
Đối với tủ lạnh hai cửa, ngăn đông có cửa riêng: Có thể bảo quản sữa trong 3 tháng.
Tủ đông chuyên dụng: 6 tháng là thời gian sữa được bảo quản mà không làm mất đi dinh dưỡng.
Dụng cụ bảo quản
Với những mẹ mới sinh lần đầu chưa có kinh nghiệm vắt và bảo quản tốt nhất nên chọn mua máy hút sữa và dụng cụ bảo quản chuyên dụng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dụng cụ bảo quản, mẹ có thể chọn túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa chuyên dụng, có ghi rõ dung tích giúp dễ dàng theo dõi dung lượng sữa đã vắt ra.
Đặc biệt tại các cửa hàng bán đồ dùng cho trẻ, có thể tìm thấy túi dùng 1 lần, túi giữ nhiệt… cho mẹ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Sử dụng sữa mẹ khi đã đông lạnh
Nếu bảo quản trong ngăn mát, mẹ chỉ cần đặt túi sữa ra bên ngoài nhiệt độ phòng đến khi chúng bớt lạnh. Nếu muốn dùng ngay, mẹ có thể đặt chúng vào chén nước ấm nhằm rút ngắt thời gian.
Đối với trường hợp bảo quản đông lạnh, mẹ nên đặt túi sữa vào ngăn mát từ đêm hôm trước cho rã đông. Dùng máy hâm sữa làm nóng đến 40 độ C, sau đó để nguội, cho trẻ dùng. Hoặc đặt chúng vào chén nước ấm, đến khi ấm lên.
Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm nóng sữa, nhiệt độ đột ngột thay đổi sẽ làm mất các chất dinh dưỡng.
Xử lý sữa có mùi
Nhiều mẹ cho rằng sữa có mùi tanh, mùi mỡ hay mùi xà phòng là do đã hư không thể dùng tiếp.
Hiện tượng này sảy ra do Enzym lipase có trong sữa bẻ gãy chất béo khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho trẻ dùng.
Để tránh sảy ra tình trạng này, sau khi vắt mẹ có thể hâm nóng sữa lên 40 độ C khiến các Enzym lipase không thể hoạt động.
Tuy nhiên thao tác này sẽ làm giảm dinh dưỡng của sữa. Mẹ chỉ nên sử dụng cách này nếu trẻ không chịu dùng sữa được lưu giữ.
Lưu ý
Mẹ chỉ nên vắt sữa khi đến cữ không cần phải vắt hết 1 lần trong ngày, giúp tiết kiệm túi dự trữ, tránh sữa bảo quản quá lâu.
Không trộn sữa đã đông lạnh với sữa mới vắt.
Ghi lại ngày giờ trên túi, bình trữ sữa, giúp dễ dàng theo dõi.
Sữa trẻ đã dùng không tiếp tục bảo quản, bởi nước bọt dính vào sữa sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Tuyệt đối không sử dụng túi, bình trữ chưa qua khử trùng.
Sữa mẹ là thành phần không thể thiếu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển của bé. Mong rằng với những thông tin trên mẹ đã có thể tự tin bảo quản sữa dù mới lần đầu sinh bé.
Xem thêm: Cách vắt và bảo quản sữa mẹ
Thông tin tham khảo: tuoitre.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảo quản sữa mẹ hiệu quả dành cho các bà mẹ mới sinh tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.