Bánh xe là một bộ phận quan trọng của xe đạp. Vì thế người dùng cần lựa chọn cho mình một cặp bánh xe phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu cấu tạo và cách kiểm tra bánh xe đạp qua bài viết này nhé!
Khái niệm về bánh xe
Bánh xe là một khối tròn bằng vật liệu cứng và bền, tại tâm của nó được khoét một lỗ qua đó được đặt một ổ trục mà bánh xe sẽ quay khi có một mômen lực hoặc mômen tác dụng lên bánh xe ở khoảng trục của nó.
Những bộ phận chính của bánh xe
Gồm 3 bộ phận chính:
– Vành: hay còn gọi là niềng xe, bộ phận có tuổi thọ sử dụng dài nhất ở xe đạp. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu kỹ trước khi mua nếu không ta vẫn có thể mua trúng vành xe giả, sẽ bị rỉ sét chỉ sau một vài tuần sử dụng. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho người lái khi di chuyển qua ổ gà hoặc va chạm nhẹ cũng dễ bị cong hay ô van.
– Đùm: Là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe. Nó có nhiệm vụ làm giảm tốc độ hoặc dừng xe trong trường hợp đảm bảo an toàn cho người lái tránh các tai nạn do va chạm với xe khác hoặc chướng ngại vật.
– Căm: còn được gọi là nan hoa, là bộ phận kết nối giữa vành xe và trục giúp cho vành xe chắc chắn khi chịu tải trọng.
Ngoài 3 bộ phận chính kể trên thì để xe di chuyển êm ái thì còn có một bộ phận khác đó là lốp xe. Tùy theo dòng xe mà cấu tạo của lốp xe cũng khác nhau. Nếu bạn thích thám hiểm địa hình hay những cung đường gồ ghề thì một chiếc lốp dày, nhiều gai sẽ hạn chế tình trạng trượt bánh. Còn chiếc lốp mỏng sẽ giúp bạn tối ưu tốc độ và đỡ mất sức hơn trong quá trình di chuyển phù hợp để di chuyển hằng ngày.
Cách kiểm tra bánh xe để đảm bảo an toàn
An toàn luôn là yếu tố ưu tiên nhất vì vậy hãy kiểm tra kỹ bánh xe của bạn trước khi sử dụng:
– Đầu tiên là kiểm tra căm xe bằng cách bóp nhẹ cả hai căm vào nhau xem chúng có bị lỏng hay không, nếu có hãy siết nó lại.
– Vành lốp quá mỏng cũng có thể dẫn đến mẻ hoặc cong vành bánh xe. Bạn nên kiểm tra thường xuyên và thay vành xe nếu có những dấu hiệu – trên.
– Khi bánh xe bị rung, lắc, đó là lúc bạn cần kiểm tra vào siết chặt phần ốc tại trục bánh xe (hubs).
– Nhược điểm lớn nhất của phanh đùm là khả năng tản nhiệt kém do thiết kế kín, dễ sinh nhiệt trong quá trình hoạt động. Vì lý do này, hiệu suất phanh của xe kém hơn, nhất là khi cần phanh gấp hay đổ đèo. Một số trường hợp bạn có thể cân nhắc để thay phanh như là phanh không ăn, phanh bị kêu, phanh nặng, bó phanh,…
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn những thông tin về bộ phận bánh xe đạp. Hi vọng những thông tin mà Neu-edutop.edu.vn mang lại sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa xe đạp phù hợp với bản thân nhé!