Bánh tráng thường được làm từ bột gạo và có thể chế biến thành nhiều món ăn. Tìm hiểu bánh tráng có bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng có béo không?
Bánh tráng luôn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực mọi miền tổ quốc ta, khi mà đi đến đâu, ta cũng không khó để bắt gặp các món ăn được dùng với bánh tráng. Nhưng liệu tất cả chúng ta đã hiểu hết về loại “bánh” này, Neu-edutop.edu.vn mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu về bánh tráng
Bánh tráng là gì?
Bánh tráng là một loại bánh được làm chủ yếu từ tinh bột đem tráng mỏng rồi phơi khô. Lúc ăn, tùy theo món mà bánh tráng có thể được nướng giòn hoặc nhúng qua nước để làm cuốn.
Trong ẩm thực nước nhà, bánh tráng còn là nguyên liệu chính để làm nên món gỏi cuốn nổi tiếng, thứ mà miền Bắc hay gọi là nem hoặc bánh đa nem.
Bánh tráng tại mỗi miền
Tại mỗi miền bánh tráng lại có một cái tên và đặc điểm có chút khác biệt:
Ở miền Nam, người ta hay gọi là bánh tráng dựa vào công đoạn “tráng” khi làm loại bánh này.
Trong khi đó, ở một số vùng Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, bánh tráng có thể được làm dày hơn, được gọi là bánh đa. Ngoài ra, người dân ở đây còn dùng từ “bánh khô”, để chỉ loại bánh tráng dùng để nướng và ăn trực tiếp. Trong khi đó, loại bánh tráng dùng để gói nem (bánh đa nem) thì được gọi là bánh chả, do món nem rán ở đây gọi là chả.
Tại miền Bắc, trước đây người dân cũng gọi là bánh tráng tương tự miền Nam, cho đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy tên chúa.
100g bánh tráng có bao nhiêu calo?
Bánh tráng trắng
Đây là loại bánh tráng phổ biến nhất, được làm từ bột gạo, có thể pha thêm một bột khác để tạo ra độ dẻo nhất định cho bánh tráng. Trung bình, cứ mỗi 100gr bánh tráng trắng thì chứa khoảng 280 – 300 calo.
Bánh tráng trộn
Món ăn vặt rất được ưa thích của giới trẻ hiện nay dùng bánh tráng làm nguyên liệu chính, sau đó cho thêm nào là muối tôm, trứng cút, khô bò, xoài xanh, đậu phộng rang, mỡ hành,…
Tùy vào loại nguyên liệu được cho thêm vào mà bánh tráng trộn sẽ có hàm lượng calo không cố định, trung bình cứ 100gr bánh tráng trộn thì cung cấp khoảng 300 – 330 calo cho cơ thể.
Bánh tráng dừa
Bánh tráng dừa là món ăn bắt nguồn từ miền Tây. Cũng là bột tráng bánh tráng nhưng được thêm nước cốt dừa khiến bánh nướng xong béo và thơm hơn.
Trong 100g bánh tráng dừa nướng có chứa khoảng 100 calo. Đây là một lượng calo không quá cao, bạn có thể ăn 1 cái bánh tráng dừa mỗi ngày mà không sợ béo.
Bánh tráng sữa
Món bánh tráng sữa hay bánh tráng sữa dừa được làm từ những nguyên liệu chính quen thuộc như bột gạo, nước cốt dừa, bột sắn dây,… cùng một số nguyên liệu tạo mùi hương như lá dứa, sầu riêng,… Đây là món ăn quen thuộc ở miền Nam.
Bánh tráng sữa có 2 loại là loại ăn liền và loại phải nướng lên. Lượng calo trong mỗi cái bánh tráng sữa khoảng 75 calo, tuy nhiên có thể tăng giảm thêm tùy theo nguyên liệu.
Bánh tráng gạo lứt
Bánh tráng gạo lứt được làm tương tự như bánh tráng trắng, chỉ thay phần nguyên liệu từ bột gạo sang hạt gạo lứt xay nhuyễn. Theo Một số chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng calo dao động từ 240 – 340 trong mỗi 100gr bánh tráng gạo lứt.
Bánh tráng nướng
Bánh tráng nướng là món ăn vặt được biến tấu độc đáo, thường được xem như “Pizza của Việt Nam”.
Thực tế tùy theo sở thích, bạn có thể dùng bánh tráng trắng hoặc bánh tráng mè để nướng trên than hồng sau đó cho nhiều topping hấp dẫn như trứng cút, phô mai, thịt gà xé sợi, xúc xích, khô bò, ruốc thịt heo,…lên trên. Do lượng nguyên liệu “đồ sộ”, mỗi cái bánh tráng nướng thường chứa từ 300 – 360 calo, nên bạn hãy cân nhắc khi chọn dùng loại bánh tráng này nhé!
Bánh tráng cuộn
Người ta dùng bánh tráng trắng hoặc bánh tráng tôm cuộn với lớp nhân gồm có: Xoài xanh bào sợi, tép khô, trứng gà, hành phi, rau răm,… Loại bánh này thường dùng kèm với nước sốt me chua ngọt và một ít sốt mayonnaise.
Do đó, khoảng 100gr bánh tráng cuộn chứa từ 300 – 400 calo, con số này tương đối khá lớn.
Bánh tráng mè nướng
Bánh tráng mè nướng là loại bánh tráng bột gạo trắng thông thường được rắc thêm mè, nên trung bình chứa từ 220 – 240 calo trong mỗi 100gr.
Thành phần dinh dưỡng trong bánh tráng
Thành phần dinh dưỡng tính trong 100g bánh tráng mỏng như sau:
- Calo: 333
- Protein: 4g
- Tinh bột: 78.9g
- Canxi: 20mg
- Sắt: 30mcg
- Chất béo: 200mg
- Chất xơ: 500mg
- Phốt pho: 65mg
Một số thành phần dinh dưỡng khác sẽ còn tùy vào nguyên liệu được thêm vào bánh tráng. Ví dụ bánh tráng trộn nếu có thêm xoài, rau răm,… thì sẽ có thêm lượng chất xơ mà bánh tráng mỏng không có.
Ăn bánh tráng có tác dụng gì?
Bánh tráng trắng có hàm lượng calo vừa phải, có thể hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên bạn cần phải ăn theo chế độ eat clean, kết hợp thêm rau củ và trái cây các loại để việc giảm cân hiệu quả.
Ăn bánh tráng có béo (mập) không?
Ăn bánh tráng có bị tăng cân không tùy thuộc vào lượng và loại bánh tráng mà bạn dùng.
Đối với bánh tráng trắng
Tuy gạo chứa nhiều calo, nhưng thực tế, một lon gạo có thể làm ra hàng trăm miếng bánh tráng nên nếu chỉ ăn vài bánh tráng thì lượng calo và cơ thể không đáng kể, từ đó khó gây tăng cân.
Đối với bánh tráng qua chế biến
Với những loại bánh tráng qua chế biến như bánh tráng trộn, bánh tráng nướng hay bánh tráng cuộn, hàm lượng calo của mỗi loại bánh tráng này đều khác nhau và phụ thuộc vào nguyên liệu mà bạn kết hợp.
Nếu bạn cho càng nhiều nguyên liệu và lượng bạn ăn nhiều thì nguy cơ cơ thể phải hấp thu vào lượng calo tương đối lớn. Vì vậy, hãy dùng với lượng vừa phải, đồng thời nạp thêm nhiều loại rau xanh và nước ép trong chế độ ăn uống mỗi ngày, kết hợp với việc tập thể dục và vận động thường xuyên để giúp đốt cháy calo nữa nhé!
Ăn bánh tráng nhiều có tốt không?
Bánh tráng thường được dùng làm món ăn vặt để giảm nhanh cơn đói và còn ngon miệng. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cũng gây nên những tác hại không tốt cho sức khỏe.
Nguyên nhân là bởi vì trong lúc sản xuất, bánh tráng được thêm nhiều phụ gia khác để tạo mùi vị, những chất này có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày, gây khó tiêu, táo bón,… tạo áp lực cho gan và thận.
Với mỗi loại bánh tráng sẽ có một mức nên ăn khác nhau. Bạn có thể tính toán lượng calo của mỗi loại để có cách ăn đúng, tránh lên cân và gây áp lực lên các cơ quan khác nhé.
Cách ăn bánh tráng giảm cân hiệu quả
Ăn vừa phải
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn tối đa 100g thức ăn từ bánh tráng trong 1 lần và không nên ăn 2 lần liên tiếp trong tuần. Việc này sẽ giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng, không tích tụ tạo thành mỡ, gây tăng cân.
Kết hợp thêm rau củ
Bạn có thể dùng bánh tráng tạo thành các món ăn như bánh tráng cuốn rau củ để cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp giảm cân nhanh hơn.
Vận động thể thao mỗi ngày
Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý, việc tập luyện thể thao giúp quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, việc giảm cân cũng hiệu quả hơn.
Các món ăn chế biến từ bánh tráng
Bánh tráng nướng
Món ăn vặt thần thánh đình đám bánh tráng nướng luôn là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Bánh tráng nướng kèm các nguyên liệu như trứng, thịt bằm, tương cà,… Bánh tráng thì giòn giòn, các loại nguyên liệu béo thơm,… ăn cùng xíu tương ớt rất cuốn luôn đấy.
Tham khảo: Cách làm bánh tráng nướng ngon bằng chảo chống dính tại nhà
Bánh tráng cuốn
Bánh tráng mềm cuốn cùng xoài bào sợi, trứng cút, sốt mayonnaise,… đầy đủ hương vị. Món ăn vặt này cũng không thể nào thiếu trong gánh hàng rong trên những khu vui chơi nổi tiếng cho giới trẻ.
Tham khảo: Cách làm bánh tráng cuốn sốt me chua ngọt dễ làm đãi gia đình
Bánh tráng cuộn cơm nguội chiên
Một món ăn mới mẻ được sáng tạo trong mùa dịch vừa qua chính là bánh tráng cuộn cùng cơm nguội, chiên giòn lên và chấm cùng tương ớt hoặc tương cà. Tưởng đơn giản vậy thôi nhưng món này ăn vô cùng cuốn luôn đấy nhé.
Tham khảo: Học ngay cách làm bánh tráng cuộn cơm nguội chiên giòn rụm, thử là mê ngay
Các câu hỏi liên quan về bánh tráng
Ăn bánh tráng có nổi mụn không?
Nhiều người thường nghĩ rằng ăn bánh tráng dễ nổi mụn. Tuy nhiên, thực chất việc nổi mụn lại đến từ nhiều yếu khác nhau như: Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và cơ địa của mỗi người (như rối loạn tiết tố và gen di truyền).
Hãy thử tưởng tượng bạn ăn loại bánh tráng trộn được cho nhiều dầu mỡ và gia vị cay của ớt, nguy cơ mụn nổi lên là rất cao. Ngoài ra, bơ hoặc phô mai trong bánh tráng cũng là tác nhân hình thành nhân mụn ngoài ý muốn.
Vì vậy, ngoài bánh tráng, bạn cần chú ý dùng thức uống có tác dụng giải nhiệt và ăn thêm nhiều loại trái cây, rau củ khác thì sẽ giảm bớt tình trạng xuất hiện mụn!
Ăn bánh tráng trộn có hại không?
Về bản chất, các món ăn chế biến ngoài lề đường sẽ khó có thể đảm bảo hoàn toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Và bánh tráng trộn cũng vậy.
Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần hạn chế ăn bánh tráng trộn, nếu có thời gian bạn hãy tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh hơn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin xoay quanh bánh tráng – loại bánh phổ biến được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày mà Neu-edutop.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình thật nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui.
Nguồn: Tổng hợp
Neu-edutop.edu.vn