Mẫu 02/SO-KTT: Bảng cân đối tài khoản kế toán được lập ra nhằm ghi chép một cách khái quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ của các tài khoản kế toán phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của cơ quan thuế.
Đây là bảng cân đối tài khoản kế toán mới nhất theo quy định hiện nay được ban hành kèm theo Thông tư số 111/2021/TT-BTC ngày 14/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Vậy sau đây là bảng cân đối tài khoản và hướng dẫn cách lập, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
1. Bảng cân đối tài khoản kế toán
TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN |
Mẫu số: 02/SO-KTT |
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
Năm…
Đơn vị tiền: Việt Nam đồng
Số hiệu tài khoản |
Tên tài khoản |
Số dư đầu kỳ |
Số phát sinh trong kỳ |
Số dư cuối kỳ |
|||||||
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
Nợ |
Có |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
||||
131 |
Phải thu từ người nộp thuế |
||||||||||
132 |
Phải thu từ vãng lai của người nộp thuế |
||||||||||
133 |
Phải thu từ ủy nhiệm thu |
||||||||||
137 |
Phải thu từ trực tiếp thu bằng biên lai |
||||||||||
138 |
Phải thu từ phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế |
||||||||||
139 |
Khoanh nợ |
||||||||||
142 |
Phải thu từ thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
||||||||||
331 |
Thanh toán với ngân sách nhà nước về các khoản thu |
||||||||||
332 |
Thanh toán với ngân sách nhà nước về hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
||||||||||
338 |
Khoản thu phân bổ tại các cơ quan thuế khác |
||||||||||
341 |
Phải trả người nộp thuế do hoàn nộp thừa |
||||||||||
342 |
Phải trả người nộp thuế do hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
||||||||||
348 |
Phải trả do hoàn nộp thừa của các khoản thu được nhận phân bổ |
||||||||||
711 |
Thu |
||||||||||
812 |
Hoàn thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật thuế |
||||||||||
818 |
Miễn, giảm |
||||||||||
819 |
Xóa nợ |
||||||||||
Tổng cộng |
NGƯỜI IN |
KẾ TOÁN TRƯỞNG/PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN |
…., ngày ….. tháng … năm.. |
Ghi chú: Sổ kế toán thuế lưu trữ điện tử không phải ký. Chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán thuế và thủ trưởng cơ quan thuế chỉ ký khi in sổ để phục vụ yêu cầu lưu trữ khi đóng kỳ kế toán thuế hoặc cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cách lập Mẫu số 02/SO-KTT)
1. Mục đích:
Bảng cân đối tài khoản kế toán ghi chép một cách khái quát số hiện có đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và số cuối kỳ của các tài khoản kế toán phản ánh số thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của cơ quan thuế.
2. Căn cứ lập:
a) Sổ Kế toán thuế theo tài khoản kế toán.
b) Bảng Cân đối tài khoản kế toán năm trước.
Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán phải hoàn thành việc ghi chép, khóa Sổ Kế toán thuế theo quy định, đồng thời, phải kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giữa các số liệu có liên quan trên các sổ.
3. Nội dung và phương pháp lập:
a) Cột 1, 2 – Số hiệu tài khoản, tên tài khoản: Ghi số hiệu tài khoản, ghi tên tất cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2, cấp 3 (nếu có).
b) Cột 3, 4 – Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư đầu năm báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ trên Sổ kế toán thuế hoặc số dư cuối kỳ của Bảng cân đối tài khoản năm trước. Trong đó, các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
c) Cột 5, 6 – Số phát sinh trong kỳ: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng cộng phát sinh trong kỳ của từng tài khoản tương ứng trên Sổ kế toán thuế. Trong đó, tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được tổng hợp vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” của các tài khoản được tổng hợp vào cột “Có”
d) Cột 7, 8 – Số dư cuối kỳ: Phản ánh số dư tại thời điểm cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư cuối kỳ trên Sổ kế toán thuế hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ (cột 3, 4), số phát sinh trong kỳ (cột 5, 6) trên Bảng cân đối tài khoản năm nay. Số liệu ở cột 7, 8 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
đ) Sau khi ghi đầy đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo:
– Tổng số dư Nợ đầu kỳ (Cột 3) = Tổng số dư Có đầu kỳ (Cột 4)
– Tổng số phát sinh Nợ trong kỳ (Cột 5) = Tổng số phát sinh Có trong kỳ (Cột 6)
– Tổng số dư Nợ cuối kỳ (Cột 7) = Tổng số dư Có cuối kỳ (Cột 8)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bảng cân đối tài khoản kế toán Bảng cân đối tài khoản của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.