Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về game online vấn nạn của học đường đã được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Hiện nay Game online ảnh hướng rất nhiều đến việc học tập của các bạn học sinh, có rất nhiều bạn đã trốn học để chơi game. Dưới đây là một số bài văn mẫu nghị luận về game online vấn nạn của học đường, mời các bạn cùng tham khảo.
Nghị luận về game online vấn nạn của học đường – Mẫu 1
Đất nước ta ngày càng phát triển, khoa học công nghệ thông tin bùng nổ. Hiện tượng này tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người đất nước chúng ta nhưng đồng thời cũng đưa ra cho chúng ta nhiều thách thức khó khăn cần phải giải quyết
Một trong những vấn đề đó là nạn Game online học đường, điều này đang là tệ nạn gây nhiều bức xúc, nhức nhối trong gia đình và nhà trường, khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng, thầy cô không an tâm.
Game online là gì? Chính là những trò chơi trực tuyến thông qua mạng internet giúp cho các bạn học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi, nhằm giúp các bạn học sinh giải tỏa căng thẳng áp lực học tập.
Nhưng lâu dần Game online lại trở thành vấn nạn nguy hiểm ảnh hưởng tới việc học hành, tương lai của các bạn vì nhiều bạn học sinh mê game hơn mê học. Nói dối cha mẹ nhà trường để trốn nhà trốn học đi chơi game.
Trong thực tế, nhiều trường học trò chơi game đã thu hút học sinh sinh viên qua mức, khiến cho các em sa đà, bỏ bê việc học để chơi Game online giảm sút thành tích trong học tập, rồi bị lôi kéo vào những tệ nạn khiến cho tương lai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều tội phạm nảy sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, mà vấn đề là do Game online gây ra. Những trò chơi game không phù hợp lứa tuổi, bạo lực khiến các em mất phương hướng trong cách hành xử, trong tâm lý đạo đức. Nhiều bạn mê game không có tiền thì đi trộm cắp, cướp giật lấy tiền chơi tiếp.
Ở lứa tuổi học sinh của các bạn ăn chưa no lo chưa tới dễ bị lôi kéo dụ dỗ, bị sa chân vào con đường phạm pháp, khiến tương lai đen tối. Nên các bạn chỉ cần một lời kích động nhỏ cũng có thể đi vào con đường sai lầm phi pháp, ảnh hưởng tương lai tốt đẹp.
Việc các phòng chơi Game mở gần cổng trường học, những nơi chứa nhiều học sinh là điều vô cùng tai hại, khiến các em bị tò mò kích thích rồi sa chân lúc nào không biết. Đặc biệt nhiều phòng chơi Game mở 24/24 khiến các em ham chơi mà không về nhà đi bụi mấy ngày liền khiến cha mẹ lo lắng đi tìm, thì phát hiện ra con cái mình mê game tới mức thân tàn ma dại.
Những trò chơi Game cũng không được kiểm duyệt thấu đáo chủ yếu là những trò chơi đánh đấm, kiếm hiệp, ma quỷ… kiến các em bị rơi vào thế giới ảo, đánh mất tư duy của mình mê muội lao theo thế giới trong Game mà không biết mình là ai trong xã hội.
Nguyên nhân là do cha mẹ thầy cô không kiểm soát gắt gao, lứa tuổi học sinh thường khó kiểm soát bản thân dễ bị sa ngã. Ngoài ra, các phòng chơi Game được thả lỏng quá mức không được các cơ quan chức năng kiểm soát nghiêm ngặt, về giờ giấc hoạt động, nội dung Game tự do…
Game online đang là tệ nạn học đường khiến nhiều bạn học sinh, gia đình nhà trường phải đau lòng, vì hậu quả đáng tiếc của nó. Nhiều bạn trẻ vướng vòng pháp luật khi tuổi đời còn quá trẻ. Nguyên nhân do các bạn mất kiểm soát hành vi của mình không làm chủ bản thân nên đã sa chân vào tội lỗi,
Để hạn chế tình trạng này cần phải có chính sách giáo dục, tuyên truyền tích cực của cả xã hội. Sự kèm cặp chặt chẽ con em mình của gia đình, và nhà trường phải đi sâu đi sát trong quản lý học sinh sinh viên.
Các cơ quan chức trách cần hạn chế những phòng Game, đặc biệt cần cấm phòng Game mở gần trường học, quản lý giờ mở cửa nội dung của Game.
Nghị luận về game online vấn nạn của học đường – Mẫu 2
Thế kỉ 21 là thời đại của khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng toàn cầu tạo điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với những tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo những trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan, đa dạng phong phú về thể loại, độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của mọi người hiện nay.
Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển rất phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính có kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò gì mình thích.
Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì thế nó đã cuốn hút không ít bạn trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp học sinh giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giảm stress, lấy lại tinh thần, năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm cho mình trò chơi phù hợp với các mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta phải vận dụng đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp chúng ta giải tỏa áp lực, căng thẳng.
uy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta dễ dàng trở thành những con nghiện của trò chơi điện tử. Giống như con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó lường được hậu quả. Trò chơi điện tử có ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại, ipad… Trước sức cám dỗ ghê gớm của nó, nhiều học sinh đã không thể kháng cự. Những quán net mọc lên nhiều như nấm sau mưa, đi qua có thể dễ dàng bắt gặp những học sinh đang say mê với trò chơi của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút lạ kì. Các bạn chơi đến quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi, chán nản, hậu quả là bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học đi chơi điện tử, ảnh hưởng đến các bạn khác và làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào trò chơi điện tử thì sẽ không có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi, báo đài tin tức những bạn học sinh độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử đến mức giết người cướp của, thậm chí để có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu bên cạnh mình. Hiện trạng đó làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ huynh, thầy cô và những người làm công tác giáo dục phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại sức khỏe cùng đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến toàn xã hội quan tâm.
Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, chúng ta cần biết sắp xếp thời gian chơi một cách hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần từ 30 phút đến 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt học tập nên hàng đầu, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em. Bản chất của trò chơi điện tử không xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần quen thuộc với bất kì người học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nghị luận về game online vấn nạn của học đường – Mẫu 3
Ngày nay, Internet đang càng ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của một thứ phổ biến không kém đó là trò chơi điện tử. Đây là một trò chơi được tạo ra nhằm mục đích giải trí như bao trò chơi truyền thống khác nhưng lại được coi là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn cả hai mặt lợi và hại.
Trò chơi điện tử là một dạng trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Trò chơi này rất linh hoạt và đa dạng, có những kiểu trò chơi riêng mà người chơi có thể tùy ý chọn lựa, màu sắc trong trò chơi cũng đẹp, bắt mắt, hiệu ứng âm thanh được tạo rất chuyên nghiệp và gây kịch tính. Vì lí do này mà trò chơi điện tử rất được ưa thích. Đây là trò chơi có thể chơi ở bất kì nơi đâu chỉ với một chiếc máy chơi game hoặc một chiếc điện thoại nhỏ gọn. Có thể chơi trong lúc đợi xe buýt, giờ nghỉ giải lao, khi chờ bạn ở điểm hẹn,… vừa có thể giết thời gian lại thoải mái đầu óc. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trò chơi điện tử làm hình thức giải trí, trò chơi đa dạng, có mức độ khó dễ khác nhau nên trò chơi ngày càng được yêu thích và phổ biến.
Trò chơi điện tử thực sự là một phát minh với mục đích tốt đẹp cho con người. Ngoài tác dụng giải trí để giảm căng thẳng đơn thuần, đây là một hình thức giải trí có yêu cầu vận dụng linh hoạt đầu óc và tay chân. Khi chơi trò chơi điện tử, ta có thể rèn luyện được phản xạ và sự nhanh nhẹn của ngón tay và sự xử lí nhanh của bộ não. Hiếm mà tìm được một trò chơi nào không cần nhiều dụng cụ, không cần quá nhiều người chơi chung, lại không hề cần không gian rộng mà khiến cho người chơi luôn có cảm giác không hề thấy chán như trò chơi điện tử. Đặc biệt, đối với dạng trò chơi điện tử có thể tương tác với người cùng chơi, có thể tạo thêm mối quan hệ bạn bè, làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Ngày nay, khi mà các khu vui chơi địa phương không có nhiều, thời gian giao lưu cũng bó hẹp, đây quả là một hình thức giải trí vô cùng tiện lợi và bổ ích.
Nhưng trò chơi điện tử sẽ bổ ích đúng như mục đích ban đầu mà nó được tạo ra nếu người chơi thực sự là những người thông minh biết sử dụng nó thật đúng đắn. Rõ ràng là trò chơi điện tử rất có ích nhưng đặt vào hiện trạng ngày nay, đa số mọi người, nhất là các bậc phụ huynh đều coi nó như một liều thuốc độc mà con em mình cần tránh xa. Trò chơi điện tử gây hấp dẫn với người chơi như vậy khiến cho nhiều người bị “nghiện”, nhất là đối với những trẻ vị thành niên, khi chúng chưa biết điều chỉnh được bản thân cho hợp lí, đồng thời chúng cũng có khá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì nên dẫn đến việc chúng tìm đến trò chơi điện tử thường xuyên và chơi quá nhiều trong một thời gian liên tục. Lâu dần như vậy thì người chơi sẽ quen và mất đi kiểm soát luôn muốn tìm đến trò chơi điện tử và khi đang chơi thì không hề muốn dừng lại. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng không tốt về mặt thể chất nếu chơi quên ăn quên ngủ và tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều. Điều này còn gây tốn thời gian của người chơi bởi người chơi sẽ không muốn rời mắt khỏi trò chơi điện tử và không làm gì trong suốt thời gian dài và nếu chơi ở những quán điện tử thì còn tốn tiền bạc rất nhiều. Vậy từ mục đích được tạo ra để giải trí, trò chơi điện tử đã để lại rất nhiều tác hại cho con người và xã hội, thậm chí có thể đi đến những suy thoái về mặt đạo đức và lối sống. Đối với người trẻ, thậm chí có thể hủy hoại sức khỏe cùng ước mơ về tương lai. Vậy những người chơi trò chơi điện tử không đúng cách đã tự hủy hoại bản thân đồng thời biến trò chơi điện tử trở thành một nguy cơ tai hại cho xã hội, làm cho nó trở thành trò chơi bị toàn xã hội nhìn bằng cái nhìn phiến diện.
Đó là lí do khi chơi, chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, chỉ chơi vào thời gian rảnh và nếu có thời gian dài thì không nên lấy trò chơi điện tử làm trò tiêu khiển mà nên kiếm những hoạt động có ích để làm, vừa có ích, vừa không bị chìm đắm trong trò chơi điện tử. Không để sự cám dỗ của trò chơi điện tử làm cho mình bị “nghiện”, nếu có dấu hiệu cần dừng chơi lại ngay. Và đặc biệt, người chơi cần hiểu rằng chơi trò chơi điện tử chỉ là để giảm căng thẳng, không chơi quá nhiều sẽ làm cho bản thân vì trò chơi mà không thấy thoải mái đầu óc.
Hãy là người chơi thông minh và đặt trò chơi điện tử về đúng với mục đích ban đầu của nó để trò chơi điện tử phát huy tác dụng tối đa làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
Không chỉ thế hệ học sinh mà kể cả thế hệ trẻ và trung niên đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trò chơi điện tử, bên cạnh việc giải trí sau những giờ phút căng thẳng thì trò chơi điện tử sẽ gây mất tập trung, gây nghiện và ngốn rất nhiều thời gian của người chơi. Vì thế bạn cần phải cân bằng được khi chơi, hoặc tốt nhất là không nên chơi mà hãy chơi những trò chơi thể thao vận động hoặc các hoạt động khác ngoài trời. Hy vọng các bạn sẽ làm được 1 bài văn thuyết minh về trò chơi điện tử, game online hay và đạt điểm cao.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về game online vấn nạn của học đường Những bài văn hay lớp 12 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.