“Hạt gạo làng ta” (In trong tập Góc sân và khoảng trời, 1968) là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu đôi nét về Trần Đăng Khoa cũng như nội dung của bài thơ, mời bạn đọc tham khảo.
1. Bài hát Hạt gạo làng ta
2. Bài thơ Hạt gạo làng ta
Kính tặng chú Xuân Diệu
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
3. Đôi nét về nhà thơ Trần Đăng Khoa
– Trần Đăng Khoa (sinh năm 1958), quê ở Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương.
– Trần Đăng Khoa được biết đến vai trò là một nhà thơ, nhà báo,biên tập viên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
– Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là một thần đồng thơ văn, lên tám tuổi đã có thơ được đăng báo.
– Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, tập thơ đầu tay là “Từ góc sân nhà em” được NXB Kim Đồng cho xuất bản.
– Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2000).
– Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
- Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
- Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968)
- Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970)
- Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
- Trường ca Giông bão (trường ca, 1983)
- Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)…
4. Giới thiệu về bài thơ Hạt gạo làng ta
4.1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác sáng tác năm 1968, sau này được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
– Bài thơ được in trong tập “Góc sân và khoảng trời” (1968).
4.2. Thể thơ
– Bốn chữ
– Hình ảnh gần gũi, giản dị
4.3. Nội dung
– “Hạt gạo làng ta” là hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương.
– Qua bài thơ, Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao động hai sương một nắng. Từ đó giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.
4.4. Bài học rút ra
Trong bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa, tác giả muốn nói lên giá trị to lớn của hạt gạo mỗi một hạt gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi công sức, chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là mồ hôi là những đắng cay, vất vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn đến ngay cả những em nhỏ cũng góp một phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của hạt gạo quý giá biết nhường nào.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài thơ Hạt gạo làng ta Góc sân và khoảng trời (1968), Trần Đăng Khoa của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.