Bài tập Oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm là tài liệu rất hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.
Bài tập Oxit Axit tác dụng với Bazơ bao gồm gợi ý cách giải, phương pháp làm bài tập và một số dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Thông qua tài liệu này giúp các bạn lớp 9 có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để biết cách giải các bài tập Hóa 9. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm tài liệu: Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính là chất nào, Các chất tham gia phản ứng tráng gương.
Cách giải bài tập Oxit axit tác dụng với Bazơ
TH1: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH…)
PTHH:
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
Phương pháp giải
Bước 1: Xét tỉ lệ: .
– Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)
– Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)
– Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).
Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình)
Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài
TH2: Khi oxit axit (CO2, SO2…) tác dụng với dung dịch kiềm thổ (Ca(OH)2, Ba(OH)2…)
PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Phương pháp giải
Bước 1: Xét tỉ lệ:
-Nếu T ≤ 1 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (1)
-Nếu 1 < T < 2 thì sản phẩm thu được là muối axit và muối trung hòa ⇒ Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2)
-Nếu T ≥ 2 thì sản phẩm thu được là muối axit ⇒ Chỉ xảy ra phản ứng (2).
Bước 2: Viết PTHH và tính toán theo PTHH (nếu xảy ra cả 2 phản ứng thì cần đặt ẩn và giải theo hệ phương trình).
Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.trên.
Lưu ý: Nếu không đủ dữ kiện để xét T, ta chia trường hợp có thể xảy ra và giải theo từng trường hợp như các bước ở trên.
Bài tập tự luận Oxit Axit tác dụng với Bazơ
Bài 1: Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng
Bài 2: Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 150ml dung dịch NaOH 1M.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 3: Nung 2,5 g đá vôi, sản phẩm khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Tính nồng mol các chất trong X biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 8 g lưu huỳnh, sản phẩm sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M thu được kết tủa X và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thu được m g kết tủa. Tính giá trị của m.
Bài 5: Hấp thụ 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 15,69ml dung dịch KOH 28% (D = 1,147g/ml. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập trắc nghiệm Oxit Axit tác dụng với Bazơ
Bài 1: Sục x mol CO2 , với 0,12 mol ≤ x ≤ 0,26 mol , vào bình chứa 15 lit dd Ca(OH)2 0,01 M thu được m gam kết tủa thì giá trị của m:
A. 12 g ≤ m ≤ 15 g
B. 4 g ≤ m ≤ 12 g
C. 0,12 g ≤ m ≤ 0,24 g
D. 4 g ≤ m ≤ 15 g
Bài 2: Cho V lit CO2 (đktc) hấp thu hoàn toàn bởi 2 lit dd Ba(OH)2 0,015 M thu được 1,97 g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,12 lit
B. 6,72 lit
C. 2,24 lit
D. 0,672 lit
Bài 3: Cho 4,48 lit CO2 (đktc) vào 40 lit dd Ca(OH)2 thu được 12 g kết tủa. Nồng độ của dd nước vôi là:
A. 0,004 M
B. 0,002 M
C. 0,006 M
D. 0,008 M
Bài 4: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào bình chứa 2 lit dd nước vôi 0,01 M thu được 1 g kết tủa. Các giá trị của V là:
A. 0,112 lit và 0,336 lit
B. 0,112 lit và 0,224 lit
C. 0,336 lit và 0,672 lit
D. 0,224 lit và 0,672 lit
Bài 5: Cho 0,448 lit khí CO2 (đktc) hấp thu 100 lm dd chứa hỗn hợp NaOH 0,06 M và Ba(OH)2 0,12 M thu được m gam kết tủa, giá trị của m là:
A. 1,182 g
B. 3,940 g
C. 2,364 g
D. 1,970 g
Bài 6: Sục V lit khí CO2 (đktc) vào dd 2 lit Ca(OH)2 0,1 M thu được 2,5 g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,56
B. 8,4
C. 11,2
D. A hoặc B
Bài 7: Dẫn 33,6 lit khí H2S (đktc) vào 2 lít dd NaOH 1 M , sản phẩm thu được là:
A. NaHS
B. Na2S
C. NaHS và Na2S
D. Na2SO3
Bài 8: Nung 20 g đá vôi và hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 tạo ra do sự nhiệt phân đá vôi vào 0,5 lit dd NaOH 0,56 M. Nồng độ của các muối Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch là:
A. 0,12 M và 0,08 M
B. 0,16 M và 0,24 M
C. 0,4 M và 0 M
D. 0M và 0,4
Bài 9: Phải dùng bao nhiêu lit CO2 (đktc) để hòa tan hết 20 g CaCO3 trong nước, giả sử chỉ có 50% CO2 tác dụng. Phải thêm tối thiểu bao nhiêu lit dd Ca(OH)2 0,01 M vào dung dịch sau phản ứng để thu được kết tủa tối đa. Tính khối lượng kết tủa:
A. 4,48 lit CO2 , 10 lit dd Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
B. 8,96 lit CO2 , 10 lit dd Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
C. 8,96 lit CO2 , 20 lit dd Ca(OH)2, 40 g kết tủa.
D. 4,48 lit CO2 , 12 lit dd Ca(OH)2, 30 g kết tủa.
Bài 10: Cho 1,12 lit khí sunfurơ (đktc) hấp thụ vào 100 ml dd Ba(OH)2 có nồng độ aM thu được 6,51 g ↓ trắng, trị số của a là:
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,5
D. 0,6
Đáp án bài tập Oxit Axit tác dụng với Bazơ
1. D | 2. A | 3. A | 4. D | 5. D |
6. D | 7. C | 8. B | 9. C | 10. B |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập Oxit Axit tác dụng với Bazơ Ôn tập Hóa học 9 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.