Tài liệu Bài tập ôn hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức, sẽ giúp học sinh ôn tập lại kiến thức của môn Tiếng Việt lớp 3. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề cơ bản
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp …. lớn. Ban ngày anh …. đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi … anh. Ông sao Rua mọc lên giữa … như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: …. mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ … đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên … làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
(Người con của Tây Nguyên)
Các từ: Đất nước, càn quét, chỉ huy, lòng suối, đoàn kết, kể chuyện, vây quanh
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
“Trời túng thế [ ] đành mời Cóc vào. Cóc tâu [ ]
– Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
[ ] Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống!
Lại còn dặn thêm [ ]
– Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng [ ]
Từ đó [ ] hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa.”
(Cóc kiện Trời)
Câu 3. Đặt câu với các từ:
a. ca sĩ
b. đất nước
c. ngôi trường
d. xinh đẹp
Câu 4. Viết một đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.
Đề nâng cao
I. Luyện đọc diễn cảm
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Thầy bói xem voi)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Thầy bói xem voi?
A. năm ông thầy bói
B. con voi
C. người quản voi
Câu 2. Năm ông thầy bói đã sờ những bộ phận nào của con voi?
A. vòi, ngà, tai, chân, đuôi
B. ngà, tai, chân, đuôi, mắt
C. tai, chân, đuôi, mắt, bụng
Câu 3. Thầy sờ chân bảo con voi giống cái gì?
A. sun sun như con đỉa
B. chần chẫn như cái đòn càn
C. sừng sững như cái cột đình
Câu 4. Kết quả của cuộc xem voi?
a. các thầy cho rằng ai cũng nói đúng, vui vẻ ra về
b. thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu
c. cả hai đáp án trên
III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: tốt bụng, nhạc sĩ.
Câu 2. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong đoạn thơ sau:
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
(Mùa thu của em)
Câu 3. Đặt dấu câu thích hợp:
Vừa tan học [ ] các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu [ ]
Thưa các bạn [ ] Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này [ ] “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào [ ]
– Thế nghĩa là gì nhỉ?
– Nghĩa là thế này [ ] [ ] Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi [ ].
Tiếng cười rộ lên [ ] Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ [ ]
Bác chữ A đề nghị [ ]
– Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu [ ] anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào [ ]
(Cuộc họp của các chữ viết)
Câu 4. Điền:
a. s hoặc x
– Chị Hoa rất …inh đẹp.
– Nước đã …ôi từ lâu.
– Thân cây phượng …ù …ì.
b. iêu hoặc yêu
– Dế Mèn là một chàng dế k… ngạo.
– Em rất … đất nước Việt Nam.
– Anh Hùng bước đi l… xiêu.
Câu 5. Viết đoạn văn nêu cảm xúc về cảnh vật yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ chỉ hoạt động.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập ôn hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức Ôn tập hè lớp 3 lên 4 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.