Bài tập luyện viết câu, viết đoạn văn giúp các em tham khảo, củng cố kiến thức để luyện viết câu, luyện viết đoạn văn thật hay. Với các dạng bài tập về phép viết câu, bài tập phép viết đoạn từ đơn giản tới nâng cao, sẽ giúp các em ôn tập thật tốt.
Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập về nhà cho học sinh của mình ôn tập thật tốt, luyện viết câu, luyện viết đoạn văn thật thành thạo. Tài liệu này sẽ bổ trợ kiến thức rất tốt cho các em ngày càng học tốt môn Tiếng Việt. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Bài tập luyện viết câu, luyện viết đoạn văn
I. Bài tập về phép viết câu:
1. Ghi nhớ:
* Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay thì phải có các câu văn hay. Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu văn cần phải có hình ảnh. Có hình ảnh, câu văn sẽ có màu sắc, đường nét, hình khối,…Để câu văn có hình ảnh, các em cần lưu ý sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ,…Các hình thức nghệ thuật này sẽ làm cho câu văn trở nên sinh động hơn rất nhiều.
* Với cùng một nội dung thông báo, song với mỗi cách viết lại có một cách hiểu khác nhau.
VD: Với nội dung: Con sông chảy qua một cánh đồng, ta có thể diễn tả bằng nhiều cách như sau:
– Con sông nằm uốn khúc giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thuần tuý).
– Con sông khoan thai nằm phơi mình trên cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp khoẻ khoắn).
– Con sông hiền hoà chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp hiền hoà).
– Con sông lặng lẽ giấu mình giữa cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp trầm tư).
– Con sông mềm như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai. (Vẻ đẹp thơ mộng)
Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết. Với mỗi một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau.
* Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng khi viết văn:
a) Biện pháp so sánh: Là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau, nhằm làm cho việc diễn tả được sinh động, gợi cảm.
VD:
Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
(So sánh bà (sống lâu, tuổi đã cao) như quả ngọt chín rồi (quả đến độ già dặn, có giá trị dinh dưỡng cao). So sánh như vậy để cho người người đọc sự suy nghĩ, liên tưởng: Bà có tấm lòng thơm thảo, đáng quý; có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng)
b) Biện pháp nhân hoá: Là biến sự vật (cỏ cây, hoa lá, gió trăng, chim thú,…) thành con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.
VD:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
(Trần Đăng Khoa)
(Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách dùng từ xưng hô với các sự vật: “Ông trời”, “bà sân” cùng các hoạt động của con người: “nổi lửa”, “vấn chiếc khăn hồng”, giúp cho người đọc cảm nhận được một bức tranh cảnh vật buổi sáng đẹp đẽ, nhộn nhịp và sinh động).
c) Điệp từ, điệp ngữ: Là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ, nhằm nhấn mạnh một ý nào đó, làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc.
VD:
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha…
(Lê Anh Xuân)
(Từ Việt Nam, tên gọi của đất nước, được nhắc lại 3 lần (điệp từ) nhằm nhấn mạnh tình cảm tha thiết gắn bó và yêu thương đất nước).
d) Biện pháp đảo ngữ: Là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu văn, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
VD:
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay…
(Nguyễn Đức Mậu)
(Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục).
2. Bài tập thực hành:
Bài 1: Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi tả, gợi cảm hơn:
a) Phía đông,…..mặt trời …..nhô lên đỏ rực.
b) Bụi tre …..ven hồ….nghiêng mình…..theo gió.
c) Trên cành cây…., mấy chú chim non…..kêu…..
d) Khi hoàng hôn…..xuống, tiếng chuông chùa lại ngân….
e) Em bé…..cười…..
Đáp án:
a) Ông, đang từ từ.
b) Ngà , đang , đu đưa.
c) Cao, đang ríu rít, trong nắng chiều.
d) Buông, vang.
e) Toét, khanh khách.
Bài2: Thay những từ gạch chân bằng những từ ngữ gợi tả hơn cho câu văn thêm sinh động:
a. Cây chanh trong vườn đang nở hoa rấttrắng.
b. Các loài hoa trong vườn đang đua nhau nở.
c. Tiếng chim kêusau nhà khiến Lan giật mình thức dậy.
d. Những đám mây đang khẽtrôi.
e. Những cơn gió khẽthổitrên mặt hồ.
f. Gió thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanhtheo mây.
g. Dòng sông chảy nhanh,nước réo to, sóng vỗ hai bên bờ mạnh.
h. Mưa xuống rấtmau, giọt ngã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá. Con gà ướthếtđangđitìm chỗ trú.
Đáp án:
a) Trắng muốt hoặc trắng xoá.
b) Khoe sắc.
c) Lảnh lót, choàng tỉnh dậy.
d) Bồng bềnh trôi.
e) Nhẹ nhàng, lướt.
f) Ào ào, lả tả, lả lướt.
g) Cuồn cuộn, ầm ầm, ào ạt.
h) Sầm sập, ướt lướt thướt, quáng quàng.
Bài 3: Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:
a) Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.
b) Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
c) Đất nước mình đâu cũng đẹp.
d) Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.
e) Đám mây bay qua bầu trời.
f) Ánh nắng trải khắp cánh đồng.
g) Cây bàng toả bóng mát rượi.
h) Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói.
i) Bác nông dân khoẻ mạnh, nước da rám nắng.
Đáp án:
a) Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
b) Dòng sông mềm như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
c) Đất nước mình đẹp như một bức tranh.
d) Đám mây đen ùn ùn kéo đến, trời tối sầm lại.
e) Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời.
f) Ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng.
g) Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi.
h) Bác nông dân khoẻ như một đô vật, nước da như màu đồng hun.
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Bài tập luyện viết câu, viết đoạn văn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bài tập luyện viết câu, viết đoạn văn Bài tập bổ trợ viết câu của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.