Tôi rất đồng tình với bài viết ‘Nhiều người ra đường nhưng không hiểu gì về luật giao thông’, tác giả nói về ý thức và hiểu biết của con người về luật giao thông chứa chưa “đổ tội cho luật”. Tác giả đề xuất “phổ cập luật giao thông từ lúc chưa sử dụng phương tiện giúp mỗi người hình thành được ý thức từ sớm” là rất đúng đắn.
Theo tôi thì không chỉ có ý thức và phổ cập luật giao thông mà còn phải có những biện pháp mạnh tay hơn nữa từ những người thi hành luật vì luật đã có nhiều rồi (luật giao thông, luật hình sự, dân sự…). Cụ thể:
Thứ nhất, nghiêm khắc hơn trong việc ra đề thi, chấm thi, cấp bằng lái xe các loại. Hiện, vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo, thi cử sát hạch ở Việt Nam quá dễ dãi và có những kẽ hở để nhiều người thực hiện các hành vi tiêu cực như: bằng giả, thi hộ (bằng thật, người giả), mua bằng (bằng thật, người thật)… Đã có người khoe với tôi bỏ tiền ra để mua bằng, nhờ người khác thi hộ… kể cả bằng A1, A2, B…
Thứ hai, phạt nặng những trường hợp điều khiển phương tiện giao thông không có giấy phép. Hiện, tỷ lệ người chạy xe ngoài đường mà không có bằng lái rất nhiều vì họ không sợ phạt do mức phạt thấp, không đủ sức răn đe. Nhóm người này phần lớn là trẻ em, người già lớn tuổi, nhiều nhất là phụ nữ… Yêu cầu những người không có bằng lái đương nhiên là không học luật nên chuyển sang đi xe buýt, xe ôm, taxi…
Thứ ba, phạt thật nặng những kẻ làm bằng giả và cả những người mua bằng, người thi hộ, người nhờ thi hộ…Mức phạt hiện nay còn khá nhẹ nên nhiều người không sợ, nhất là những kẻ móc nối mua bằng, thi hộ…
Độc giảChú Năm
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/ba-viec-can-lam-de-thay-doi-giao-thong-viet-nam-4577861.html