Bạn đang xem bài viết Ăn sứa biển có tốt không? Cách sơ chế sứa không tanh, an toàn và các món ngon từ sứa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sứa biển có giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe người dùng, nhưng nhiều người vẫn còn rất e ngại khi chọn ăn sứa. Vậy hãy để chuyên mục Vào Bếp giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của sứa, mẹo hay sơ chế để sứa không bị tanh, an toàn cùng nhiều món ăn ngon từ sứa.
Sứa biển là món ngon và là thuốc quý
Sứa là gì? Ăn có tốt không?
Sứa là loại động vật thân mềm, là lớp nhuyễn thể, sống ở môi trường nước, có khả năng di chuyển dưới nước khi co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng, đồng thời tiến về phía ngược lại.
Sứa không chỉ được chế biến nhiều món ăn ngon mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trung bình trong 100 gram sứa, gồm có:
- Chất đạm: 12.3 gram.
- Chất béo: 0.1 gram.
- Chất đường: 3.9 gram.
- Canxi (182 mg), sắt (9.5 mg), I-ốt (132 mg), nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (phốt – pho, selen, magie,…).
Công dụng của việc ăn sứa
- Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể: nhiều protein (chất đạm), chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng khác.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: do sứa có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6.
- Bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa (là cơ thể không trung hòa được các gốc tự do gây nên sự lão hóa và bệnh tật): do chứa hàm lượng selenium (là chất selen, có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư) nhiều.
- Hỗ trợ trí nhớ: vì sứa chứa hàm lượng Choline (là chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B), có chức năng tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo cho màng tế bào, giúp não xử lý thông tin tốt và nhớ lâu hơn.
- Giúp da tươi trẻ: do sứa chứa nhiều collagen nên hỗ trợ tốt trong việc đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào.
- Chữa chứng huyết ứ gây nhiệt nổi mụn, ho đàm, táo bón, nhức mỏi,….
Cách sơ chế sứa không tanh, sạch, an toàn
Sơ chế sứa tươi
Bước 1: Sau khi mua sứa tươi ở biển về, rửa sạch, mổ ra để loại bỏ các chất độc có trong nang trâm ban của sứa.
Bước 2: Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt, rồi mang đi ngâm trong chậu nước muối có pha thêm phèn chua. Mục đích của việc làm này là để giữ nước trong thân sứa, không bị teo tóp.
Bước 3: Khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ (hoặc vàng nhạt), lấy ra rồi ngâm lại vào nước lạnh để loại bỏ bớt muối.
Bước 4: Thái sứa từng lát vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội, hoặc có thể ngâm qua nước gừng, trước khi chế biến.
Sơ chế sứa khô
- Bước 1: Cần xả rửa qua nước sạch nhiều lần, để loại bỏ bớt các hóa chất cũng như độ mặn của muối trong quá trình bảo quản.
- Bước 2: Nên ngâm sứa trong nước khoảng 30 phút.
- Bước 3: Chần sơ sứa trong nồi nước sôi (khoảng 80 độ C) để ráo trước khi chế biến.
Các món ngon từ sứa
Sứa là một trong những nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn ngon và rất được ưa chuộng bởi người dân từ nông thôn đến thành thị. Neu-edutop.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn một số món ăn ngon từ sứa có công dụng tối với sức khỏe như sau:
Nộm sứa xoài xanh
Vị chua của xoài kết hợp với vị thanh mát, giòn sực của sứa, ắt hẳn bạn sẽ muốn nhâm nhi hoài món sứa xoài xanh cùng với bạn bè, gia đình mình.
Nộm sứa hoa chuối
Nộm sứa hoa chuối cũng là một trong những món khoái khẩu và dễ thực hiện khi nhắc đến các món gỏi về sứa.
Gỏi sứa dưa hấu
Bất ngờ từ nguyên liệu dưa hấu, bạn có thể làm gỏi sứa với dưa hấu để thay đổi khẩu vị của món ăn.
Ngoài ra, nhiều món ngon khác cũng làm từ sứa như bún sứa, lẩu sứa biển, canh sứa thịt lợn viên, sứa xào thịt bò, canh sứa cá rô,….
Những điều cần biết khi ăn sứa
Không thể phủ nhận sứa là nguyên liệu món ăn rất tốt cho sức khỏe người dùng, nhưng theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế khuyến cáo người dân rằng: cần phải chế biến sứa tươi đúng cách trước khi ăn, vì độc tố trong sứa gây hại cho tính mạng người ăn.
Vì thế, Neu-edutop.edu.vn sẽ tổng hợp và mách nhỏ cho bạn một số điều cần biết khi ăn sứa như sau:
- Tuyệt đối không dùng sứa tươi khi chưa được sơ chế an toàn, loại bỏ các độc tố trong sứa.
- Tránh tiếp xúc và xử lý các xúc tu của sứa một cách cẩn thận. Vì độc tố của sứa thường nằm ở các xúc tu, chứa rất nhiều độc tố nematocyst (một loại nọc độc có trong sứa để tự vệ khi bị tấn công).
- Không nên cho trẻ ăn sứa (dù đã qua chế biến) để tránh rủi ro trẻ bị ngộ độc hay không phù hợp với loại thực phẩm này.
- Nên sơ chế sứa tươi trải qua 3 lần ngâm trong nước muối và phèn chua, cho đến khi thịt sứa chuyển sang màu vàng nhạt hoặc đỏ nhạt, rồi mới sơ chế tiếp và chế biến thành món ăn.
Như vậy, Neu-edutop.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc ăn sứa biển có tốt hay không, cũng như cách sơ chế để sứa không không bị tanh, an toàn và một số món ngon mà bạn có thể chế biến từ sứa.
* Tham khảo và tổng hợp thông tin từ nguồn Sức khỏe và đời sống: Sứa biển là món ngon, vị thuốc quý, Những điều cần biết khi ăn sứa biển.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn sứa biển có tốt không? Cách sơ chế sứa không tanh, an toàn và các món ngon từ sứa tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.