Bạn đang xem bài viết Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh tiểu đường là một bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, nhiều người băn khoăn liệu ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường hay không. Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Sử dụng nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vậy hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng đường để tránh gây ra bệnh qua bài viết sau đây bạn nhé.
Ăn nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?
Theo nghiên cứu về mối liên quan giữa đồ uống có đường và bệnh tiểu đường tuýp 2 đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống đồ uống có đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn khoảng 25%. Trên thực tế, chỉ uống một loại đồ uống có đường mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ của bạn lên 13%. Ngoài ra, những quốc gia tiêu thụ nhiều đường cũng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao, trong khi những quốc gia tiêu thụ ít đường có tỷ lệ thấp nhất.
Vẫn có mối liên hệ giữa việc sử dụng đường và bệnh tiểu đường ngay cả sau khi bạn kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ, trọng lượng cơ thể, mức tiêu thụ rượu và chế độ tập thể dục. Mặc dù những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đường với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường này không chứng minh rằng đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng mối liên hệ này rất mạnh mẽ.
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp. Nó có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ do tác động của đường fructose lên gan của bạn, bao gồm thúc đẩy làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm và kháng insulin. Những tác động này có thể kích hoạt sản xuất insulin bất thường trong tuyến tụy của bạn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn một lượng lớn đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần làm tăng cân và tăng chất béo trong cơ thể – là những yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, các nghiên cứu về chế độ ăn uống tác động lên quá trình kháng leptin trên động vật cho thấy ăn nhiều đường có thể làm gián đoạn tín hiệu của leptin, một loại hormone thúc đẩy cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.
Theo những nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng đường bổ sung, đặc biệt là từ đồ uống có đường, có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể là do đường ảnh hưởng trực tiếp đến gan của bạn, cũng như tác động gián tiếp của nó làm tăng trọng lượng cơ thể, làm tăng các yếu tố nguy cơ gây tiểu đường.
Những lưu ý khi sử dụng đường để tránh gây bệnh?
Cơ thể cần đường để tạo ra năng lượng giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Đường hiện diện rộng rãi trong thực phẩm và do đó không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nên hạn chế bổ sung đường (đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống) vào bữa phụ hoặc bữa chính. Hãy cung cấp đường cho cơ thể thông qua các loại trái cây, rau củ thay vì dùng đường bổ sung, đường trong các loại trái cây, rau củ là đường tự nhiên và không gây hại cho cơ thể.
Nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa đường đặc biệt có hại cho người bị bệnh tiểu đường như: nước ngọt có đường, kẹo và thực phẩm có cho thêm đường trong quá trình chế biến.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị các giới hạn về lượng đường bổ sung mỗi ngày:
– Đối với nam giới: không quá 9 muỗng cà phê, 36 gam hoặc 150 calo từ đường.
– Đối với phụ nữ: không quá 6 muỗng cà phê, 25 gam hoặc 100 calo từ đường.
AHA cũng khuyên bạn nên hạn chế tất cả các loại đường bổ sung. Hạn chế lượng đường ăn vào ít hơn 10 phần trăm tổng lượng calo hàng ngày là một cách khác để kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Điều này ngăn chặn việc tiêu thụ quá nhiều đường đối với những người bị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, đối với những người bị tiểu đường có thể sử dụng một số loại đường ăn kiêng thay thế như:
Tagatose là một loại đường tự nhiên:
– Có thể là một loại đường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường và chống vi khuẩn tiềm ẩn.
– Có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn và phản ứng insulin.
– Cản trở sự hấp thụ carbohydrate.
Saccharin là một chất làm ngọt nhân tạo khác được sử dụng và bán rộng rãi. Nó là một chất làm ngọt không calo ngọt hơn đường ăn 200–700 lần.
Hi vọng qua bài viết này, đã trả lời giúp bạn câu hỏi sử dụng nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường hay không. Từ đó giúp bạn sử dụng đường một cách hiệu quả và tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nguồn: medicalnewstoda, healthline.com,…
Có thể bạn quan tâm
>>>>> Tại sao không nên ăn quá nhiều đường
>>>>> Sử dụng Aspartam cho bệnh nhân tiểu đường
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.