Nhắc đến vùng đất An Giang. Mọi người không chỉ biết với những ngọn núi hùng vỹ, kênh rạch với chợ nổi cùng dòng người mua bán tấp nập trên sông mà ở đây còn nổi tiếng với các văn hóa truyền thống và các lễ hội đặc trưng nổi tiếng. “An Giang có lễ hội gì“ Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lễ hội nổi tiếng ở An Giang. Nếu có một lần ghé đây chơi hãy cùng nhau tham dự các lễ hội văn hóa này nhé.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Hàng năm, cứ đến tháng 4 (âm lịch) là đông đảo du khách trong và ngoài nước nô nức về An Giang hành hương, chiêm bái và tham dự Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, An Giang), một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh tín ngưỡng của người dân vùng sông nước Nam Bộ.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Lễ rước Bà Chúa Xứ
Hội Bà Chúa Xứ diễn ra trong không khí của những nghi thức truyền thống. Phần lễ Vía Bà bao gồm 5 lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Ngày 22/4 âm lịch là ngày diễn ra lễ phục hiện rước tượng Bà từ bệ đá ngự trên đình núi Sam xuống Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở dưới chân núi. Nghi lễ phục hiện rước tượng Bà được thực hiện gồm 3 phần. Đầu tiên, trưởng làng báo cho dân mình là tìm được tượng Bà trên đỉnh núi, nên phải sắm sửa lễ vật lên núi rước tượng Bà về. Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới.
Tiếp theo đó, các vị đại diện miếu sẽ thay xiêm y và làm lễ rước bốn bài vị ở lăng Thoại Ngọc Hầu bao gồm: bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng về miếu Bà Chúa Xứ. Lễ này được thực hiện vào 15h ngày 24 như một cách để tưởng nhớ tới người tiền bối đã có công khai khá vùng đất hoang vu này.
Lễ xây Chầu – hát Bội tại miếu Bà Chúa Xứ
Hội Bà Chúa Xứ lại được tiếp tục với lễ xây chầu hát bội. Đây được xem là một nghi thức quan trọng nhất với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc, cầu mưa thuận gió hòa. Phần lễ kết thúc bởi Lễ Chánh tế vào 4h sáng ngày 26 và tới chiều ngày 27, các bô lão lại trang trọng đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về Sơn Lăng.
Xen kẽ với phần lễ là những hoạt động nghệ thuật đặc sắc của phần hội. Ở đó, người ta có thể bắt gặp những trò chơi văn hóa dân gian từ xa xưa như: múa lân, múa mâm thao, múa chén đĩa… thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách.
Lễ hội Kỳ An đình Châu Phú
Nhắc đến Châu Đốc An Giang, người ta thường nhớ đến lễ hội bà Chúa Xứ. Nhưng bạn có biết rằng, hằng năm nơi đây còn có lễ hội khá nổi tiếng, lễ hội Kỳ An đình Châu Phú. Nếu có dịp đến nơi này, bạn hãy dành thời gian ghé lại thăm ngôi đình, một niềm tự hào của người dân Châu Phú, An Giang.
Lễ hội Kỳ An đình Châu Phú
Đình Châu Phú, nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh – một người có công với đất Nam bộ và nhất là có thời gian gắn bó với vùng đất An Giang. Ngoài Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh, trong đình còn thờ Thoại Ngọc Hầu cùng hai ông chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thủy Lê Văn Sanh.
Ngay từ sáng ngày mùng 10/5 âm lịch, tiến hành lễ thỉnh “Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh” từ Nhà lớn về đình. Lễ diển ra rất long trọng, có xe hoa, long đình, chiêng, trống, học trò lễ v.v… các vị trong ban quản trị đình thần mặc áo dài khăn đóng đi hầu phía sau. Sau lễ thỉnh “Sắc thần Nguyễn Hữu Cảnh” là lễ thỉnh “Sắc thần Thoại Ngọc Hầu”, sắc thần của hai ông chánh vệ thuỷ Đỗ Đăng Tàu và phó vệ thuỷ Lê Văn Sanh.
Sang ngày thứ hai 11/5 đúng một giờ đêm lễ túc kết bắt đầu với đầy đủ nghi thức dân gian truyền thống.
– Lễ vật chính dâng cúng trong buổi lễ túc yết gồm có một con heo trắng (heo đã mổ xong, cạo sạch, chưa nấu chín), một chén đựng huyết, một ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa muối, gạo. Các lễ vật được bày trên bàn, riêng con heo trắng được đặt sấp, thân phủ lên một giá gỗ cao. Ngoài ra còn có những lễ vật khác do nhân dân mang đến dâng cúng.
Lễ hội này thu hút đông đảo nhân dân quanh vùng quy tụ về với lễ vật trên tay, trang phục chỉnh tề thành tâm cầu thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an.
Như thế, lễ Kỳ An ở đình Châu Phú vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ một vị có công khai phá miền Nam Bộ, vừa cầu mong một cuộc sống no đủ. Cho nên, đây là một sinh hoạt văn hoá dân gian đáng được bảo tồn, duy trì và tạo điều kiện phát triển.
Hội đền Bảo Sanh An Giang
Hội thờ một vị thần gốc Trung Hoa, dân chúng quen gọi là chùa Lào Yá. Chùa tọa lạc tại xã Long Sơn, cách quận lỵ Tân Châu (An Giang) độ 4 cây số, ở hữu ngạn rạch Cái Vùng, mặt chùa hướng ra vàm rạch. Lào Yá đã được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.
Đình thờ ông Bảo Sanh – An Giang
Chùa này, đúng ra phải gọi là đền, vì nơi đây không thờ Phật, mà lại thờ một vị thần gốc Trung Hoa. Lào Yá đã được triều đình nhà Thanh sắc phong là Bảo Sanh Đại Đế.
Chùa Lào Yá được lập nên gần một thế kỷ rồi và người dân rất tôn sùng ông. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, dân chúng có cử hành lễ tại chùa rất long trọng, còn quanh năm chùa có người tới lễ, khói hương nghi ngút.
Dân làng ở đây rất tin tưởng ông Bảo Sanh, trẻ con trong vùng khi sinh ra được “ký gởi” cho Ông để được hộ mệnh, dễ nuôi, vì thế mà đều được lót chữ “Bảo” trong tên của mình.
Hội đền Bảo Sanh – An Giang
Lễ hội đền Bảo Sanh được diễn ra rất náo nhiệt, người ta tổ chức diễu hành có kèn, trống rất đông trên đường và ban phát nước thánh, cầu may mắn và tài lộc cho người dân.
Hội đền mở ngày rằm tháng Giêng hằng năm. Trong hội có tục “Ông lên” và “Du hồ chúng cô bát tiên”. Chuẩn bị trò này rất tốn kém nên hàng năm chỉ trình diễn trong ngày hội.
Hội đền Nguyễn Trung Trực
Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới. Ông là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam bộ, với chiến thắng vang dội là đã đánh chìm một tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19). Lễ hội mở ra vào ngày 18, ngày 19 tháng 10 âm lịch hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của ông.
Hội đền Nguyễn Trung Trực
Trước hội khoảng một tuần, hàng trăm người từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kéo về đền cùng nhau sửa sang, lau chùi lại đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm… thành tâm như con cháu lo cúng giỗ cho ông bà.
Phần lễ cơ bản có các nghi thức cổ truyền bao gồm: lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương…
Phần hội với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật với những tiết mục biểu diễn góp phần làm không khí lễ hội trở nên sôi động.Trong đó đáng chú ý nhất là tiết mục diễn lại trận đánh chìm tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, chơi cờ người, thi múa lân sư rồng, thi cộ hoa, thả hoa đăng trên dòng sông
Kể từ năm 2003 trở đi, lễ hội đền Nguyễn Trung Trực được xem là một trong những sự kiện văn hoá lớn mang tầm cỡ quốc gia với nhiều hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc, thu hút đông đảo du khách đến tham gia
Lễ Đôlta và hội đua bò
Lễ hội Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà, được tổ chức hàng năm từ 29/8 đến 1/9 âm lịch.
Lễ Đôlta – An Giang
Lễ hội Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà. Trong lễ Đôn-ta có hội đua bò kéo bừa truyền thống rất độc đáo với sự tham gia của 38 đôi bò. Tổ chức hội đua bò quy mô nhất phải kể đến là vùng Bảy Núi, An Giang.
Trong tất cả các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi – An Giang, thì lễ hội Đua bò là một trong những lễ hội được bà con hâm mộ nhất. Khi con nước thượng nguồn sông Mê Kông cuồn cuộn đổ về mang phù sa vun bồi cho ĐBSCL thêm màu mỡ, đó cũng chính là lúc đồng bào dân tộc Khmer náo nức đón lễ Dol-ta và niềm vui ngày Tết cổ truyền của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và An Giang nói riêng còn được nhân lên vì trong dịp Tết này lại đón thêm một ngày hội truyền thống đặc biệt, đó là hội Đua bò Bảy Núi – môn thể thao truyền thống mang nét đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc Khmer của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang.
Lễ đua bò – An Giang
Theo quan niệm của đồng bào vùng Bảy Núi, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đua bò giành được giải cao trong năm không những mang lại cho chủ nhân của đôi bò niềm kiêu hãnh mà con mang đến cho cả phum sóc một niềm vui, một nghị lực để giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác, như bò của phum khỏe mạnh có sức dẻo dai, cày bừa tốt, giúp cho người dân thực hiện gieo trồng được dễ dàng, đem lại một mùa bội thu, dân làng no ấm.
“An Giang có lễ hội gì?“ Ở bài viết trên là những lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua ở An Giang thu hút đông đảo du khách đến tham gia. Nếu đi du lịch An Giang vào đúng thời điểm diễn ra những lễ hội, du khách nhớ đừng quên tham gia những lễ hội đặc sắc, hấp dẫn này nhé!
Đăng bởi: Nguyễn Thư
Từ khoá: An Giang có lễ hội gì?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết An Giang có lễ hội gì? của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.