Bạn đang xem bài viết Ăn gì để tăng testosterone nam? 12 nguồn thực phẩm không thể bỏ qua tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Testosterone là hormone steroid rất cần thiết cho nam giới để duy trì và hỗ trợ sức khỏe sinh lực. Cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu 12 nguồn thực phẩm giàu testosterone không thể bỏ qua để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nhé!
Testosterone là loại hormone steroid có ở người và cả động vật. Ở nam giới, testosterone được tạo ra tại tinh hoàn. Ngoài ra, buồng trứng của phụ nữ cũng tạo ra một lượng nhỏ testosterone.
Khi tuổi tác tăng lên, nhiều yếu tố thay đổi làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào máu, sức khỏe xương và cơ, sự sản sinh ra tinh trùng và ham muốn tình dục ở nam giới.
Cá có hàm lượng lipid cao và dầu cá
Mặc dù việc ăn nhiều chất béo đem đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn quá ít chất béo cũng sẽ làm giảm lượng testosterone ở nam giới.[1] [2]
Các loại cá chứa nhiều chất béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng quan trọng chẳng hạn như vitamin D, kẽm và acid béo.
Các chất dinh dưỡng này đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể bao gồm cả sức khỏe nội tiết tố, chúng giúp duy trì mức testosterone trong cơ thể.
Một phân tích ngẫu nhiên về mối liên quan giữa vitamin D và nồng độ testosterone ở nam giới đã chỉ ra rằng: những người đàn ông có lượng vitamin D thấp hơn có nồng độ testosterone trong máu thấp hơn.[2]
Thực phẩm màu xanh lá cây sẫm
Các loại thực phẩm có màu xanh lá cây sẫm cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Trong đó có magie, một loại khoáng chất giúp duy trì nồng độ testosterone tối ưu trong cơ thể con người, đặc biệt ở nam giới lớn tuổi.
Sở dĩ có được công dụng tuyệt vời như vậy là vì magie có tác dụng làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể, từ đó góp phần làm tăng hoạt tính sinh học cho hormone testosterone.
Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa khả năng chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ testosterone thấp có liên quan đến stress oxy hóa và tình trạng viêm nhiễm.[4] [5]
Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa magie với nồng độ testosterone ở nam giới cho thấy những người có lượng magie trong máu cao có mức testosterone cao hơn.[4]
Vì vậy, bổ sung nhiều loại thức ăn có chứa các chất chống stress oxy hóa như rau cải xoăn, cải xanh, rau bina,… giúp thúc đẩy mức testosterone trong cơ thể khỏe mạnh.
Sản phẩm từ ca cao
Các sản phẩm từ ca cao chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như magie, flavonoid. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho việc thúc đẩy nồng độ testosterone.
Flavonoid là hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ có tác dụng bảo vệ tế bào sản sinh ra testosterone. Trong ca cao chứa thành phần quercetin, apigenin là những flavonoid đã được nghiên cứu chứng minh là có khả năng giúp tăng sản sinh testosterone từ tinh hoàn.[7]
Trái bơ (Avocados)
Bơ là loại thực phẩm rất quan trọng đối với sức khỏe nội tiết tố. Bơ là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, cung cấp thêm nhiều magie và boron. Đây là loại nguyên tố vi lượng tự nhiên được nghiên cứu là có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa testosterone, từ đó giúp bảo vệ chống lại sự suy thoái testosterone trong cơ thể.[8]
Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về cách thức bổ sung của boron đến lượng testosterone.[9]
Trứng
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều tác nhân giúp chống oxy hóa cho cơ thể như chất béo lành mạnh, protein, selen.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, selen có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cơ chế bảo vệ chống oxy hóa và các yếu tố phiên mã nhạy cảm với oxy hóa khử, từ đó giúp tăng cường sản xuất testosterone ở tinh hoàn.[10] [11]
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người có nồng độ selen tối ưu trong máu sẽ có mức testosterone cao hơn so với bình thường. Vì vậy, bổ sung trứng vào chế độ ăn hàng ngày là điều cần thiết giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sinh lực ở nam giới.[11]
Quả mọng, anh đào và lựu
Quả mọng, anh đào và lựu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt là flavonoid. Do đó, việc ăn nhiều các loại trái cây này không chỉ giúp tăng sức khỏe tổng quát mà còn giúp bảo vệ các tế bào sản xuất testosterone, làm tăng sức khỏe nội tiết tố.
Nghiên cứu về tác dụng bảo vệ tinh hoàn từ lựu được thực hiện trên chuột đã chỉ ra rằng việc bổ sung nước ép lựu có tác dụng giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào Leydig (có tác dụng sản sinh testosterone của tinh hoàn) khỏi bị tổn thương, từ đó làm tăng mức testosterone cho cơ thể. Tuy vậy, vẫn cần nghiên cứu trên người để có thể kết luận chính xác về mối liên quan này.[13]
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng của các loại quả mọng chống lại chứng viêm do béo phì, gây giảm mức testosterone trong cơ thể.[5] [15]
Động vật giáp xác
Động vật giáp xác hay động vật có vỏ như hàu và trai là nguồn cung cấp kẽm, selen và axit béo omega-3 tuyệt vời.
Kẽm là nguyên tố khoáng rất quan trọng trong sức khỏe sinh sản, thiếu kẽm có thể gây ra tình trạng suy sinh dục.
Tuy vậy, nó không được khuyến cáo như một phương pháp điều trị suy sinh dục. Bạn chỉ bổ sung kẽm hay các khoáng chất khác như selen, axit béo omega-3 vào chế độ ăn để giúp hỗ trợ sức khỏe nội tiết tố.
Các loài động vật giáp xác là nguồn chứa rất nhiều kẽm
Gừng
Theo kết quả của một nghiên cứu về tác dụng của gừng lên chỉ số nội tiết tố ở nam giới vô sinh, việc bổ sung gừng hàng ngày trong 3 tháng đã làm tăng mức testosterone lên 17,7% trong một nhóm 75 nam giới trưởng thành có vấn đề về khả năng sinh sản.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, gừng giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng theo nhiều cách khác nhau.[16]
Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2013 được thực hiện trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy gừng làm tăng lượng chất chống oxy hóa và testosterone trong vòng 30 ngày.[17]
Hàu
Hàu là nguồn cung cấp kẽm nhiều hơn bất kỳ một loại thực phẩm nào khác. Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với sức khỏe tinh trùng và chức năng sinh sản.
Nam giới nếu thiếu kẽm sẽ dẫn đến không sản xuất đủ testosterone cần thiết cho cơ thể, từ đó dẫn đến các tình trạng như chậm phát triển về sinh dục, suy sinh dục, liệt dương,…
Sữa thực vật tăng cường
Nhiều loại sữa thực vật tăng cường như sữa làm từ hạnh nhân, cây gai dầu và hạt lanh chứa 25% nhu cầu vitamin D của một người trong mỗi khẩu phần ăn. Theo nghiên cứu, vitamin D là chất dinh dưỡng thiết yếu góp phần làm tăng nồng độ testosterone ở nam giới.[18]
Dầu ô liu nguyên chất
Dầu ô liu rất giàu chất béo không bão hòa đơn và vitamin E. Đây là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, góp phần tăng cường sức khỏe cho cơ thể đặc biệt là sức khỏe sinh lực ở nam giới.
Nghiên cứu về việc dung nạp dầu ô liu đến sức khỏe nam giới cho thấy dầu ô liu có thể tăng mức testosterone trong huyết thanh ở nam giới trưởng thành khỏe mạnh, từ đó góp phần cải thiện sức khỏe sinh sản ở nam giới.[19]
Nam giới sử dụng nhiều dầu ô liu có khả năng cải thiện sức khỏe nội tiết tố
Hành tây
Hành tây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào nguồn dinh dưỡng dồi dào và chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 trên chuột đã phát hiện rằng uống nước ép hành tươi hàng ngày trong 4 tuần làm tăng đáng kể mức tổng testosterone trong huyết thanh, từ đó làm cải thiện nồng độ testosterone cho cơ thể. Tuy vậy, vẫn cần thêm nghiên cứu trên người để khẳng định lại kết quả này.[20]
Trên đây là 12 nguồn thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng nồng độ testosterone, tăng cường sinh lực và cải thiện đời sống cho phái mạnh. Cùng chia sẻ để mọi người biết thêm về thông tin hữu ích này nhé!
Nguồn: Healthline, Medicalnewstoday
Nguồn tham khảo
-
Association of Testosterone-Related Dietary Pattern with Testicular Function among Adult Men: A Cross-Sectional Health Screening Study in Taiwan
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7830687/
-
Low-fat diets and testosterone in men: Systematic review and meta-analysis of intervention studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33741447/
-
Low-fat diets and testosterone in men: Systematic review and meta-analysis of intervention studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33741447/
-
Magnesium and anabolic hormones in older men
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4623306/
-
Endotoxin-initiated inflammation reduces testosterone production in men of reproductive age
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29183872/
-
Magnesium and anabolic hormones in older men
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4623306/
-
Improvement of Testicular Steroidogenesis Using Flavonoids and Isoflavonoids for Prevention of Late-Onset Male Hypogonadism
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7139932/
-
Pivotal role of boron supplementation on bone health: A narrative review
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0946672X20301425?via%3Dihub
-
Nothing Boring About Boron
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4712861/
-
Effects of selenium on the proliferation, apoptosis and testosterone production of sheep Leydig cells in vitro
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28257863/
-
Role of Selenium and Selenoproteins in Male Reproductive Function: A Review of Past and Present Evidences
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6719970/
-
Role of Selenium and Selenoproteins in Male Reproductive Function: A Review of Past and Present Evidences
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6719970/
-
Protective effects of pomegranate (Punica granatum) juice on testes against carbon tetrachloride intoxication in rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4041339/
-
Endotoxin-initiated inflammation reduces testosterone production in men of reproductive age
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29183872/
-
Berries as a Treatment for Obesity-Induced Inflammation: Evidence from Preclinical Models
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7912458/
-
The effect of Ginger on semen parameters and serum FSH, LH & testosterone of infertile men
https://www.iasj.net/iasj?func:fulltext&aId:71548
-
Antioxidant and androgenic effects of dietary ginger on reproductive function of male diabetic rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23862759
-
Effect of vitamin D supplementation on testosterone levels in men
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21154195/
-
Effect of argan and olive oil consumption on the hormonal profile of androgens among healthy adult Moroccan men
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23472458/
-
Treatment Effects of Onion (Allium cepa) and Ginger (Zingiber officinale) on Sexual Behavior of Rat after Inducing an Antiepileptic Drug (lamotrigine)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4115837/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn gì để tăng testosterone nam? 12 nguồn thực phẩm không thể bỏ qua tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.