Al2(SO4)3 + NaOH→ Al(OH)3 + Na2SO4 được biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng cho Al2(SO4)3 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được kết tủa trắng. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.
1. Phương trình phản ứng Al2(SO4)3 ra Al(OH)3
Al2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
2. Điều kiện phản ứng xảy ra Al2(SO4)3 ra Al(OH)3
Nhiệt độ thường, dung dịch NaOH tác dụng vừa đủ
3. Hiện tượng phản ứng khi Al2(SO4)3 tác dụng với NaOH vừa đủ
Xuất hiện kết tủa keo trắng nhôm hidroxit (Al(OH)3) trong dung dịch
4. NaOH dư tác dụng với Al2(SO4)3
Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 cho tới dư, xuất hiện kết tủa màu trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại và sau đó kết tủa tan ra cho đến hết, dung dịch trở nên trong suốt
Al2(SO4)3 + 8NaOH → 3Na2SO4 + 2NaAlO2 + 4H2O
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → X → Al2O3 → Y→ Z → Al(OH)3X, Y, Z lần lượt có thể là:
A. Al(NO3)3, NaAlO2, AlCl3
B. Al(NO3)3, Al(OH)3, AlCl3
C. AlCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2
D. AlCl3, NaAlO2, Al2(SO4)3
Al + 4HNO3 → Al(NO3)3+ NO + 2H2O
2Al(NO3)3 → Al2O3+ 6 NO2+ 3/2 O2
Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
NaAlO2+ 4HCl → NaCl + AlCl3+ 2H2O
AlCl3+ 3NH3+ 3H2O → Al(OH)3+ 3NH4Cl
Câu 2. Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do
A. nhôm không thể phản ứng với oxi.
B. có lớp hidroxit bảo vệ.
C. có lớp oxit bảo vệ.
D. nhôm không thể phản ứng với nitơ.
Câu 3. Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì:
A. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo
B. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan lại
C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại
D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện
AlCl3+ 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Ta không quan sát thấy kết tủa. Sau đó khi AlCl3 dư thì bắt đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo:
AlCl3+ 6H2O + 3NaAlO2 → 4Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. 3Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
B. 8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe.
C. 2Al2O3 4Al + 3O2.
D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3+ 3H2.
Câu 5. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
A. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. Chỉ có kết tủa keo trắng.
C. Có kết tủa keo trắng và khí bay lên.
D. Không có kết tủa, có khí bay lên.
3NaOH + AlCl3→ Al(OH)3 ↓ + 3NaCl
Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suốt (vì Al(OH)3 có tính lưỡng tính tan được trong dung dịch axit dư, và kiềm dư)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2+ 2H2O
Câu 6. Dãy chất nào dưới đây phản ứng được NaOH?
A. Al2O3; Al(OH)3; NaNO3
B. Al2O3; Fe, Al(OH)3
C. Al(NO3)3, HCl, CO2
D. FeCl3, Ag, CO2
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaNO3
NaOH + HCl → NaCl + H2O
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O