Bạn đang xem bài viết Ai là vị tướng đầu tiên của Việt Nam? Những đóng góp của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những trang sử hào hùng, vẻ vang cùng sự anh dũng của những vị tướng đi vào huyền thoại. Vậy ai là vị tướng đầu tiên của Việt Nam? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Ai là vị tướng đầu tiên của Việt Nam?
Ở thời điểm lịch sử đó, có rất nhiều thông tin tranh cãi về vị tướng đầu tiên của Việt Nam. Năm 1946, Lê Thiết Hùng được chính phủ phong hàm là vị tướng đầu tiên của Việt Nam.
Tiểu sử về Lê Thiết Hùng – Vị tướng đầu tiên của Việt Nam
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng là nhà hoạt động cách mạng. Ông được xem là người đầu tiên được phong hàm Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng sinh tại làng Đông Thôn, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống yêu nước. 15 tuổi ông rời quê hương, rời Việt Nam ra nước ngoài, tham gia hoạt động yêu nước. Đó là mùa Thu năm 1923, dưới sự hướng dẫn của ông Võ Trọng Đài. Cùng đi chuyến này có Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái.
Những tranh cãi về chức danh vị tướng đầu tiên của Việt Nam
Những năm gần đây, trên các kênh truyền thông và báo chí thường hay nói liệt sỹ Phùng Chí Kiên là vị tướng đầu tiên của Quân đội được truy phong hàm tướng (không rõ cấp bậc) bằng Sắc lệnh 89/SL ngày 23 – 9 – 1947. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tôi ở các cơ quan lưu trữ Nhà nước. Không có tài liệu nào có ký hiệu như trên. Và cho dù liệt sỹ Phùng Chí Kiên có được truy phong quân hàm tướng vào tháng 9 – 1947 thì cũng không thể là vị tướng đầu tiên của Quân đội. Vì ông Lê Thiết Hùng đã được phong Thiếu tướng từ năm 1946.
Người thầy đức độ, nhân từ
Bà Lê Mai Hương, người con gái duy nhất của Thiếu tướng Lê Thiết Hùng. Bên cạnh hình ảnh một vị tướng, cha bà còn là một người thầy được học trò – đều là những tướng lĩnh cao cấp trong quân đội yêu quý.
Người đời nhận xét ông: “Anh hoàn toàn nổi trội hơn tất cả mọi người trên nhiều mặt”. Tuổi đời, tuổi Đảng, tuổi quân, trình độ hiểu biết chính trị, quân sự – và có quá trình hoạt động đáng kính nể. Trong sinh hoạt anh lúc nào cũng giữ được tác phong chính quy, đàng hoàng, nghiêm cẩn. Đồng thời anh lại là một người kiên trì, mẫu mực trong thực hiện và cuốn hút cán bộ, học viên, nhân viên toàn trường nỗ lực thi đua vượt mọi khó khăn, gian khổ. Nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ với quyết tâm “chỉ tiến không lùi”.
Những đóng góp của Lê Thiết Hùng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Tham gia Việt Minh, ông là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong sắc lệnh số 185, 24/9/1946 do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, ông đã mặc nhiên là Thiếu tướng cho tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc (khi đó trong Quân đội Quốc gia Việt Nam chưa có ai được phong hàm sĩ quan), được cử giữ chức vụ Tổng Chỉ huy Tiếp phòng quân (đến 20/11/1946, được thay bởi Hoàng Văn Thái ), một bộ phận của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Hoàng Hữu Nam là Chính trị viên). Đây chính là lý do ông được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mãi đến ngày 7-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký Sắc lệnh số 203-SL. Phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng.
Mốc sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời của vị tướng Lê Thiết Hùng
- Ngày 20/11/1946 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam (thay cho ông Nguyễn Sơn)
- Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông giữ chức Khu trưởng Chiến khu IV. Ngày 10/07/1947, ông được điều về công tác ở Bộ Tổng chỉ huy, phụ trách thanh tra Bộ đội Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Sơn thay ông làm Khu trưởng Chiến khu IV.
- Tháng 1/1948, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1948 – 1954). Ông có tên trong danh sách 9 thiếu tướng được phong lần đầu tiên năm 1948.
- Ông từng là Chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Kạn và Tuyên Quang. Lãnh đạo quân đội chống lại cuộc tấn công đầu tiên của Pháp vào căn cứ Việt Bắc.
- Sau đó ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Pháo binh (1956 – 1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không.
- Năm 1963 ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên đến năm 1970, người thay thế ông là ông Bùi Đình Đổng, sau đó làm Phó ban CP48, tháng 5/1970 làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-2-1969 Bùi Đình Đồng làm Đại sứ tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thay Lê Thiết Hùng, ngày 1-8-1970 bổ nhiệm Lê Đông thay Bùi Đình Đồng).
- Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Kết luận
Có lẽ, bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Ai là vị tướng đầu tiên của Việt Nam? Hy vọng rằng, bài viết của Reviewedu đã giúp các bạn có những cái nhìn chi tiết hơn về vị tướng trong lịch sử Việt Nam. Reviewedu chúc các bạn vui vẻ!
Xem thêm
Châu Mỹ ở đâu? Ai là người đầu tiên tìm ra Châu Mỹ? Lịch sử hình thành và phát triển
Ấn Độ ở đâu? Ai là người tìm ra Ấn Độ? Những điều thú vị về đất nước này?
Ai đã phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?
Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
Ai là người đã phát minh ra bóng đèn điện thắp sáng cả thế giới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ai là vị tướng đầu tiên của Việt Nam? Những đóng góp của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/ai-la-vi-tuong-dau-tien-cua-viet-nam-nhung-dong-gop-cua-ong-cho-su-nghiep-giai-phong-dan-toc