Bạn đang xem bài viết AHA, PHA, LHA và BHA có gì giống và khác nhau? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu là một “tín đồ mỹ phẩm” lâu năm thì chắc chắn những hợp chất như AHA, PHA, LHA và BHA hẳn đã rất quen thuộc với bạn. Ngày hôm nay, Neu-edutop.edu.vn sẽ điểm qua những tính chất giống và khác nhau giữa các hợp chất này để giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể chọn được những loại mỹ phẩm thật phù hợp với mình nhé!
Điểm giống nhau của AHA, PHA, LHA và BHA
AHA, PHA, LHA và BHA đều là những hợp chất acid hữu cơ có chứa nhóm chức carboxylic và hydroxyl trong cấu tạo của mình. Cả 4 hợp chất này thường được sử dụng trong mỹ phẩm bởi có khả năng tẩy tế bào chết ở mức độ tương đối nhẹ, hỗ trợ điều trị mụn và giúp làn da trở nên mịn màng hơn.
Điểm khác nhau của AHA, PHA, LHA và BHA
Về nguồn gốc
Điểm khác nhau đặc trưng nhất về nguồn gốc của 4 loại acid này đó là sự bắt nguồn từ liên kết giữa các phân tử, cụ thể như:
- AHA: Các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết alpha.
- BHA: Các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết beta.
- PHA: Các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết poly.
- LHA: Các phân tử liên kết với nhau bằng liên kết beta-lipo.
AHA (Alpha Hydroxy Acid) là 1 nhóm các acid có nguồn gốc từ động vật và thực vật như trái cây, đường, sữa,… Thông thường, ta sẽ bắt gặp 6 loại AHA thường được dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm như:
- Citric Acid: Từ cam, quýt,…
- Glycolic Acid: Từ mía.
- Hydroxycaproic Acid: Từ mật ong và sữa ong chúa.
- Lactic Acid: Từ đường, sữa hay các sản phẩm có chứa carbohydrate khác.
- Malic Acid: Từ lê và táo.
- Tartaric Acid: Từ nho.
BHA (Beta Hydroxy Acid) thì là 1 hợp chất hữu cơ có nhóm chức acid carboxylic và hydroxyl được phân ra bằng 2 nguyên tử carbon. Đây là 1 acid gốc dầu thường thấy ở dạng Salicylic acid và được chiết xuất từ vỏ cây Willow Bark (vỏ cây liễu), giúp chúng chỉ tan trong dầu, chất béo và không thể tan trong nước.
PHA (Polyhydroxy Acid) là 1 acid hữu cơ có nhiều nhóm chức hydroxy hơn trong cấu tạo. Chúng bắt nguồn từ AHA và thường nằm ở dạng Lactobionic Acid (có nguồn gốc từ đường lactose trong sữa bò) hoặc Gluconolactone (một acid có khả năng chống oxy hóa tự nhiên trong các tế bào và đồng thời cũng là dạng thường thấy nhất).
LHA (Beta – Lipo Hydroxy Acid) thì là 1 acid trong nhóm carboxylic acids có công thức gồm 1 nhóm hydroxyl và 1 nhóm cacboxyl cùng gắn với nhân Benzen. Thành phần, cấu tạo của LHA tương đương với BHA và cũng có cùng nguồn gốc với chúng. Tuy nhiên, vì có cách sắp xếp mạch khác với BHA nên chúng tan trong dầu tốt hơn.
Về cơ chế
AHA thường dùng trong mỹ phẩm có nồng độ từ 2 – 10% với cơ chế loại bỏ lớp tế bào chết ở tầng trên cùng của biểu bì bằng cách can thiệp ion giữa các tế bào cho nên sẽ không có khả năng thấm sâu và lỗ chân lông dưới da, giúp cho các tế bào thô, xỉn màu sẽ bong hoàn toàn, đồng thời đẩy nhân mụn ra ngoài và làm sạch lỗ chân lông.
Vì có thể tan tốt trong dầu, BHA thường sử dụng với nồng độ khoảng 1% sẽ có khả năng thấm sâu vào da, đặc biệt là với da dầu, da nhạy cảm, có kích thước lỗ chân lông lớn và nhiều mụn bọc, đầu đen,… giúp đẩy các chất cặn bã, nhân mụn ra ngoài, loại bỏ mụn, sợi bã nhờn và kiểm soát hiệu quả lượng dầu da tiết ra.
PHA thường được sử dụng ở nồng độ 4 – 10% và do có nguồn gốc từ AHA nên cơ chế hoạt động của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, vì có kích thước phân tử lớn hơn AHA nên PHA sẽ khó thấm sâu vào bề mặt da, khiến cơ chế lột da không hiệu quả bằng nhưng nhờ đó mà ít gây kích ứng da hơn.
Tương tự như BHA, 2 cơ chế chính của LHA là “thẩm thấu” và “đào thải”, khiến nhân mụn và lượng dầu dư bị đẩy khỏi lỗ chân lông. Thế nhưng, vì có thể tan trong dầu tốt hơn BHA nên LHA với nồng độ pH 5.5 thường thấy sẽ đặc biệt thích hợp với loại da dầu vì có thể làm lỏng bã nhờn, kiểm soát lượng dầu tiết ra.
Về công dụng
Ngoài việc giúp da được trắng sáng, mịn màng, AHA có khả năng hấp thụ nước nhanh chóng nên thường được dùng để cấp ẩm và điều trị da khô, nứt nẻ, có nhiều mụn. Đồng thời, AHA cũng có thể ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, thúc đẩy sản sinh collagen và ngăn ngừa nám, tàn nhang hay các đốm nâu trên da.
Gần giống với AHA, PHA có thể giúp da mịn màng, trắng sáng vì hạn chế tối đa việc sản sinh Melanin, khiến da trở nên tối màu. PHA đặc biệt được khuyên dùng để trị mụn cho da nhạy cảm vì giúp da luôn được cấp đủ độ ẩm cần thiết và đặc biệt ít gây kích ứng cũng như độ phục hồi hư tổn da tốt hơn AHA.
Gần giống với AHA, PHA có thể giúp da mịn màng, trắng sáng vì hạn chế tối đa việc sản sinh Melanin, khiến da trở nên tối màu. PHA đặc biệt được khuyên dùng để trị mụn cho da nhạy cảm vì giúp da luôn được cấp đủ độ ẩm cần thiết và đặc biệt ít gây kích ứng cũng như độ phục hồi hư tổn da tốt hơn AHA.
Bởi vì cơ chế và cấu tạo phân tử khá giống với BHA, LHA sẽ có đủ các công dụng của BHA như kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời có thể tái tạo và rút ngắn thời gian tạo lớp biểu bì mới, giúp những vết thâm mụn được phục hồi. Bên cạnh đó, LHA còn có khả năng chống lão hóa do có nhóm retinol trong phân tử.
Trên đây là những đặc điểm giống và khác nhau giữa AHA, PHA, LHA và BHA. Hy vọng với bài viết này của Neu-edutop.edu.vn, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về các chất này cũng như lựa chọn cho mình các loại mỹ phẩm thật phù hợp với bản thân nhé!
Mua ngay kem dưỡng da tại Neu-edutop.edu.vn để chăm sóc làn da của bạn nhé
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết AHA, PHA, LHA và BHA có gì giống và khác nhau? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.