Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phản ứng oxi hoá khử khi cho Ag tác dụng HNO3 loãng. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết các bước cân bằng các bạn học sinh sẽ biết cách vận dụng làm các dạng bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Ag + HNO3
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Lưu ý: Các kim loại trung bình và yếu như Ag, Cu,….: kim loại trung bình, yếu thì có tính khử yếu, nên có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống N+4 tương ứng trong NO2
2. Điều kiện phản ứng Ag tác dụng HNO3 loãng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2
B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 và H2SO4 đặc.
D. NaNO2 và HCl đặc.
Câu 2. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu chất rắn riêng biệt sau: MgCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. HNO3 phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NH3, Al2O3, Cu2S, BaSO4.
B. Cu(OH)2, BaCO3, Au, Fe2O3.
C. CuS, Pt, SO2, Ag.
D. Fe(NO3)2, S, NH4HCO3, Mg(OH)2.
Câu 4. Nhận định nào sau đây là sai ?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.
D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Câu 5. Hòa tan 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO có cùng khối lượng vào dung dịch HNO3 vừa đủ chứa 0,77 mol HNO3 thu được bằng dung dịch Y và khí Z gồm NO và NO2. Khối lượng mol trung bình của Z bằng
A. 42.
B. 38.
C. 40,667.
D. 35,333.
Câu 6. Trong công nghiệp người ta điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây?
A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng
B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc
C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc
D. P2O5 và H2O
⇒ quặng apatit hay photphorit chứa Ca3(PO4)2, điều chế H3PO4 thông qua phản ứng:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4.
Cần chú ý điều kiện H2SO4 phải đặc nóng ⇒ chọn đáp án C.
Câu 7. Phản ứng nào sau chứng minh HNO3 có tính axit?
A. HNO3 + KI → KNO3 + I2 + NO + H2O.
B. HNO3 + Fe(OH)2 → Fe(N O 3 )3 + NO2 + H2O
C. HNO3 + NH3 → NH4NO3
D. HNO3 + FeO → Fe(N O 3 )3 + NO + H2O.
+ Phản ứng thuộc đáp án A, B, D HNO3 thể hiện tính oxi hóa.
+ Phản ứng thuộc đáp án C thì HNO3 đã thường proton ⇒ HNO3 thể hiện tính axit